Nghị quyết 56 ề đánh giá viên chức năm 2024

Đây là nội dung quy định tại Nghị định 88/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 56/2015/NĐ-CP Về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, khi đánh giá viên chức ở mức hoàn thành hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ đã bỏ tiêu chí:

“Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận”.

Ngoài ra, Nghị định 88 cũng sửa đổi quy định về việc đánh giá viên chức là cấp phó, cụ thể người đứng đầu cơ quan, đơn vị thực hiện như sau:

- Tham khảo ý kiến của cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và người đứng đầu các đơn vị cấu thành (nếu có); hoặc toàn thể viên chức và người lao động nếu cơ quan, đơn vị không có các đơn vị cấu thành;

- Quyết định đánh giá, phân loại đối với cấp phó do mình bổ nhiệm;

- Đối với cấp phó không do mình bổ nhiệm thì phải nhận xét bằng văn bản và đề nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên quyết định đánh giá, phân loại.

Nghị định 88/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/9/2017.

Nghị định 88/2017/NĐ-CP ngày 27/07/2017 sửa đổi Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức

https://binhphuoc.gov.vn/vi/stp/tuyen-truyen-pho-bien/quy-dinh-moi-ve-viec-danh-gia-xep-loai-chat-luong-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-633.html /themes/binhphuoc/images/no_image.gif

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Ngày 13 tháng 8 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (thay thế cho Nghị định 56/2015/NĐ-CP và Nghị định 88/2017/NĐ-CP). Kết quả đánh giá, xếp loại công chức được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên. Về nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, Nghị định nêu rõ: - Công chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản; - Công chức nghỉ không tham gia công tác trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; - Công chức nghỉ chế độ thai sản thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

Đặc biệt, việc đánh giá, xếp loại này phải đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá công chức. Đồng thời, đánh giá, xếp loại phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể. Riêng với công chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách. https://snv.binhdinh.gov.vn/vi/news/cong-chuc-vien-chuc/quy-dinh-moi-ve-danh-gia-xep-loai-chat-luong-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-43.html /themes/egov/images/no_image.gif

Theo đó, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã có một số thay đổi trong thực hiện công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức như sau:

Thứ nhất, về tên gọi. Nghị định đã sử dụng tên gọi “đánh giá, xếp loại chất lượng” để thay thế cho cụm từ “đánh giá, phân loại” cán bộ, công chức, viên chức như hiện nay, nhằm cụ thể hóa quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019, hướng đến công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức được liên thông với quy định của Đảng về đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

Thứ hai, về đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng. Quy định này nhằm khắc phục những vướng mắc, khó khăn trong đánh giá, xếp loại đối với những trường hợp được tuyển dụng, nghỉ không tham gia công tác, nghỉ chế độ thai sản trong năm. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

Đồng thời, quy định cụ thể trong việc đánh giá, xếp loại đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.

Thứ ba,về mức xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định quy định cán bộ, công chức, viên chức được xếp loại chất lượng theo 04 mức: (i) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; (ii) Hoàn thành tốt nhiệm vụ; (iii) Hoàn thành nhiệm vụ; (iv) Không hoàn thành nhiệm vụ. Điểm mới đối với quy định này là cán bộ, công chức được xếp loại ở mức “hoàn thành nhiệm vụ” thay thế quy định mức phân loại hiện hành là “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực”, đã khắc phục những vướng mắc trong công tác đánh giá và sử dụng cán bộ, công chức hiện nay, đảm bảo sự liên thông, thống nhất với các quy định của Đảng trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

Thứ tư,về sự liên thông giữa đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức với đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên. Theo đó, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

Thứ năm,về giải quyết kiến nghị. Nghị định đã sử dụng riêng 01 điều (Điều 24) quy định về giải quyết kiến nghị đối với kết quả đánh giá, xếp loại, nhằm phát huy quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức sau khi nhận được thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không nhất trí với kết luận đánh giá, xếp loại chất lượng thì có quyền kiến nghị. Việc giải quyết kiến nghị do người có thẩm quyền đánh giá, xếp loại giải quyết.

Ngoài ra, Nghị định đã phân cấp để người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức ban hành hoặc giao người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức, viên chức ban hành Quy chế đánh giá phù hợp với đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm bảo đảm công tác đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được khách quan, công bằng, chính xác; khắc phục tình trạng nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; đảm bảo công tác đánh giá, xếp loại được thực hiện theo đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.