Nghề chăm sóc khách hàng là gì năm 2024

Thuật ngữ "chăm sóc khách hàng" thường được hiểu một cách không đầy đủ là sự chào đón nhiệt tình đối với khách hàng của các nhân viên bán hàng.

Tuy nhiên tiếp xúc với khách hàng chỉ là một phần trong chiến lược chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Theo nghĩa tổng quát nhất, chăm sóc khách hàng [hay dịch vụ khách hàng - Customer Care] là tất cả những gì cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng, tức là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn được phục vụ và làm những việc cần thiết để giữ các khách hàng mình đang có.

Như vậy chăm sóc khách hàng là một bộ phận quan trọng của lý thuyết Marketing. Trước hết, chăm sóc khách hàng là một bộ phận cấu thành của sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Trong 3 cấp độ của sản phẩm thì cấp độ 3 này chính là vũ khí cạnh tranh của công ty. Các dịch vụ chăm sóc khách hàng của cấp độ này sẽ ngày càng phong phú cùng với mức độ cạnh tranh trên thị trường. Cạnh tranh hiện nay không chỉ là cạnh tranh về sản phẩm mà công ty làm ra tại nhà máy của mình mà về cả các dịch vụ góp phần làm cho sản phẩm hoàn chỉnh. Một trong những dịch vụ đó tức là làm tốt công tác chăm sóc khách hàng.

Chăm sóc khách hàng không có nghĩa là nếu với một sản phẩm hay dịch vụ tồi mà có công tác chăm sóc khách hàng tốt thì vẫn giữ được khách hàng. Có 3 yếu tố then chốt quyết định việc làm thỏa mãn khách hàng, đó là:

- Các yếu tố sản phẩm - Các yếu tố thuận tiện - Yếu tố con người

Yếu tố nào là quan trọng nhất? Trên một phương diện nào đó, điều này phụ thuộc vào từng tình huống. Tuy nhiên, một điều khiển nhiên rằng nếu sản phẩm được bán rộng rãi trên thị trường với cùng một mức giá, cùng một chất lượng dịch vụ, yếu tố con người trở nên rất quan trọng. Khi đó khách hàng sẽ chọn sản phẩm nào mà khi đến mua khách hàng được chào đón niềm nở, ân cần, chu đáo… tức là khách hàng sẽ chọn sản phẩm nào có công tác chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Có thể nhận thấy điều mà mọi khách hàng, dù là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp, đều mong muốn hơn cả từ hàng hoá, dịch vụ mà họ mua là chúng phải hoàn toàn đáng tin cậy. Tất cả những nụ cười thân thiện và những lời chào mời lịch sự không thể bù đẵp cho những sản phẩm không đáng tin cậy hay những dịch vụ không đạt tiêu chuẩn. Công tác chăm sóc khách hàng chỉ có thể được công nhận là tốt nếu nó gắn liền với một sản phẩm chất lượng hay một dịch vụ tốt.

Mặt khác, chăm sóc khách hàng không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của các nhân viên bán hàng hay các nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Bất kỳ cá nhân nào trong doanh nghiệp cũng phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó cho một số người khác trong doanh nghiệp mình, tức là ai cũng có khách hàng, và đó là các khách hàng bên trong của doanh nghiệp. Chúng ta có một “dây truyền khách hàng” sau:

Giả sử trong dây truyền khách hàng trên có một khâu nào đó bị gián đoạn, chẳng hạn khách hàng bên trong B không được phục vụ tốt, anh ta sẽ không đủ điều kiện vật chất và tinh thần để phục vụ tốt khách hàng bên trong C. Đến lượt khách hàng bên trong C, do không được hài lòng nên cũng sẽ không đủ điều kiện vật chất và tinh thần để làm hài lòng khách hàng bên ngoài. Khi đó, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng bên ngoài do các nhân tố bên trong. Vì vậy công tác chăm sóc khách hàng phải được mọi thành viên trong doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh và đồng bộ.

Chăm sóc khách hàng giúp doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu của khách cũng như đánh giá sơ bộ sự hài lòng của khách để có sự điều chỉnh phù hợp, nhất là trong môi trường dịch vụ như Nhà hàng – Khách sạn [NHKS]. Vậy chăm sóc khách hàng là gì? Cùng Chefjob.vn mô tả công việc chăm sóc khách hàng nhé.

Chăm sóc khách hàng là bộ phận quan trọng ở hầu hết doanh nghiệp kinh doanh Dịch vụ – Ảnh: Internet

Dù doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nào, khách hàng cũng là “nguồn sống” giúp đơn vị hoạt động và phát triển. “Lắng nghe – Thấu hiểu – Thỏa mãn” là tôn chỉ của hầu hết bộ phận Chăm sóc khách hàng ở hầu hết doanh nghiệp. Để hiểu hơn về vai trò của vị trí này, bạn cần tìm hiểu hoạt động cụ thể diễn ra trong bộ phận này.

Chăm sóc khách hàng là gì?

Chăm sóc khách hàng là toàn bộ công việc diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hoặc vượt quá mong đợi đó. Để làm tốt công việc này, nhân viên chăm sóc khách hàng cần lắng nghe tâm tư của khách, tìm hiểu nguyên nhân cũng như mục đích cuối cùng, từ đó đưa ra giải pháp hiệu quả nhất, phù hợp với tính chất của công ty. Tiêu chí đánh giá nhân viên chăm sóc khách hàng dựa vào phương pháp, thời gian cũng như kết quả giải quyết vấn đề.

Doanh nghiệp muốn giữ khách và hút khách cần chú trọng đầu tư chăm sóc khách hàng, xem đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Cho dù sản phẩm của bạn chưa đạt tiêu chuẩn nhưng công ty có chế độ chăm sóc khách hàng tuyệt vời thì chúng vẫn được đánh giá tốt và khách sẵn sàng quay trở lại để tiếp tục trải nghiệm.

Mô tả công việc chăm sóc khách hàng

  • Là đầu mối tiếp nhận và xử lý mọi feedback của khách hàng.
  • Lên kế hoạch thăm hỏi khách hàng thân thiết, khách VIP…
  • Phối hợp với bộ phận Marketing triển khai kế hoạch quảng cáo, khuyến mãi…
  • Chủ động tặng quà cho khách nhân dịp lễ, Tết…
  • Xây dựng kênh truyền thông để khách có thể tiếp cận, cập nhật thông tin sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi…
  • Thiết lập, triển khai khảo sát, đo lường mức độ hài lòng của khách về sản phẩm, dịch vụ, từ đó có phương pháp điều chỉnh hợp lý.

Chăm sóc khách hàng cũng cần theo quy trình cụ thể – Ảnh: Internet

Tiêu chuẩn quy trình chăm sóc khách hàng

Khách hàng là thượng đế: Trong môi trường dịch vụ, khách hàng là nhân tố quan trọng nhất. Dù gặp phải khách hàng khó tính, người làm dịch vụ cần giảm bớt cái tôi, biết nói xin lỗi ngay cả khi không phải trực tiếp bạn gây nên. Để có cách thể hiện tốt nhất, bạn có thể tham khảo tại bài viết: Thư Xin Lỗi Khách Hàng – Nghệ Thuật Trong Nhà Hàng, Khách Sạn.

Thấu hiểu tâm lý khách hàng: Mỗi khách hàng sẽ có tiêu chuẩn riêng cho từng loại sản phẩm, dịch vụ. Nếu bạn tìm hiểu tâm lý của họ, bạn sẽ có cách thuyết phục khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ, sản phẩm của công ty mình.

Sẵn sàng lắng nghe và đáp trả nhanh chóng: Chỉ khi bạn sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận đầy đủ thông tin, bạn mới hiểu được khách hàng đang gặp phải vấn đề gì và đáp ứng đúng yêu cầu. Dù khách hàng liên hệ bằng hình thức nào [điện thoại, email, fax, mạng xã hội hay trực tiếp…] thì nhân viên chăm sóc khách hàng cũng cần nhiệt tình lắng nghe và trả lời.

Có trách nhiệm: Kết quả hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng xuất phát từ 2 chiều, nếu bạn muốn khách tin tưởng sử dụng sản phẩm của mình thì chính bạn phải quan tâm đến họ. Hãy phát huy kỹ năng chăm sóc khách hàng một cách có trách nhiệm nhất, từ đó xây dựng lòng tin nơi khách hàng.

Linh hoạt trong tương tác: Việc duy trì liên lạc giữa doanh nghiệp và khách hàng khiến họ cảm thấy được quan tâm nhiều hơn và khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, họ sẽ nhớ ngay tới thương hiệu doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên nhân viên cần làm đúng bổn phận duy trì, tránh tình trạng làm phiền.

Chăm sóc khách hàng đòi hỏi bạn phải linh hoạt trong giao tiếp – Ảnh: Internet

Bạn yêu thích nghề Dịch vụ?

Bạn muốn theo đuổi công việc tại khách sạn, nhà hàng với vị trí chăm sóc khách hàng?

Hy vọng thông tin vừa rồi của Chefjob đã giúp bạn hiểu chăm sóc khách hàng là gì cũng như mô tả công việc chăm sóc khách hàng rõ nét nhất. Hãy luôn trau dồi kỹ năng và rèn luyện để áp dụng vào thực tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm cho doanh nghiệp, mang đến tâm lý thoải mái cho khách hàng.

Chăm sóc khách hàng được gọi là gì?

Theo nghĩa tổng quát nhất, chăm sóc khách hàng [hay dịch vụ khách hàng - Customer Care] là tất cả những gì cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng, tức là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn được phục vụ và làm những việc cần thiết để giữ các khách hàng mình đang có.

Lương nhân viên chăm sóc khách hàng là bao nhiêu?

Mức lương của vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng hiện nay. Hiện tại, mức lương công việc chăm sóc khách hàng dao động từ 7 đến 15 triệu đồng. Tùy thuộc vào các yêu cầu công việc mà mức lương có thể cao hơn. Với những bạn mới vào nghề, mức lương đạt tầm 7 triệu đồng.

Chăm sóc khách hàng thì học ngành gì?

Hầu hết các doanh nghiệp đều yêu cầu các ứng viên có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc kinh nghiệm từ 0-3 năm trong lĩnh vực CSKH hoặc các công việc liên quan. Ngoài ra các ứng viên còn cần có kiến thức, kỹ năng trong việc chăm sóc và xử lý các thắc mắc từ khách hàng.

Ai sẽ thực hiện việc chăm sóc khách hàng?

Nhân viên chăm sóc khách hàng là những người làm việc trong các bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty. Công việc của họ là tương tác trực tiếp với khách hàng, đáp ứng các yêu cầu, mong muốn và thắc mắc của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ. Nhằm cung cấp sự thỏa mãn, hài lòng từ phía khách hàng.

Chủ Đề