Ngành tài chính ngân hàng huflit cần bao nhiêu điểm năm 2024

Cụ thể, HUFLIT tuyển sinh 12 ngành với mức điểm từ 18.50 đến cao nhất là 29.00. Đây là điểm đầu vào đối với phương thức xét tuyển học bạ ở cả 2 cách (học bạ học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 THPT và Học bạ lớp 12 THPT).

Mức điểm chuẩn trên đã bao gồm một số ngành yêu cầu điểm tiếng Anh nhân hệ số 2, như: Ngôn ngữ Anh, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Quan hệ Quốc tế, Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành và Quản trị Khách sạn.

Trong đó, quy định rõ tổng điểm 3 môn xét tuyển (không nhân hệ số) từ 18.00 điểm trở lên.

Đối với các thí sinh xét tuyển bằng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức năm 2021, mức điểm chuẩn dao động từ 610 đến 650.

Mức điểm chuẩn cụ thể đối với từng ngành, từng phương thức xét tuyển cụ thể như sau:

Ngành tài chính ngân hàng huflit cần bao nhiêu điểm năm 2024

Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP HCM cho biết bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đợt 2 (với mức từ 18.00 điểm trở lên) từ ngày 3-7 đến hết ngày 20-7.

Sự thành công của Ngành Tài chính – Ngân hàng, HUFLIT được chứng minh rõ ràng nhất ở mức độ ưu tiên của các nhà tuyển dụng khi có trên 94% cử nhân có việc làm trong vòng 1 năm kể từ khi tốt nghiệp, và trên 64 % có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Đây là niềm tự hào của Khoa Kinh tế – Tài chính HUFLIT, khi chất lượng không chỉ dừng ở tri thức, mà còn ở khả năng ứng dụng vào thực tiễn của người học để tạo nên ấn tượng mạnh mẽ đối với thị trường lao động động.

Ngành tài chính ngân hàng huflit cần bao nhiêu điểm năm 2024

Quyết định lựa chọn Ngành Tài chính – Ngân hàng tại HUFLIT, sinh viên có những thế mạnh cạnh tranh đặc biệt.

1. Học chỉ 01 nghề nhưng có thể lựa chọn việc làm ở nhiều ngành nghề

Vì sao cử nhân Tài chính – Ngân hàng tốt nghiệp từ Huflit lại có nhiều cơ hội việc làm?

Thực hiện phương châm đào tạo “Vững về kiến thức, giỏi về thực hành” của HUFLIT, ngành Tài chính – Ngân hàng chú trọng vào đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, với phương pháp đào tạo là kết hợp giữa lý thuyết và trải nghiệm thực tế.

Đội ngũ giảng viên của Khoa Kinh tế – Tài chính nói chung và Ngành Tài chính – Ngân hàng nói riêng là những người đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn trên nhiều lĩnh vực, luôn nỗ lực mang lại kiến thức thực – giá trị thực cho sinh viên. Nhờ vào thế mạnh đó, sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng từ HUFLIT không chỉ có khả năng làm việc tại các vị trí gói gọn trong chuyên môn tài chính doanh nghiệp hay ngân hàng, mà còn có đủ năng lực và kỹ năng để lựa chọn sự nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác như thuế, bảo hiểm, bất động sản, thẩm định giá, kế toán, kiểm toán… Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng có thể làm việc tại các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty bất động sản; các đơn vị hành chính, sự nghiệp; công ty thẩm định giá, công ty kiểm toán, công ty tư vấn thuế…

2. Chương trình đào tạo luôn dẫn đầu xu hướng thị trường và mang tính hội nhập cao

Khoa Kinh tế – Tài chính đã và đang cung cấp chương trình đào tạo trình độ đại học thiết kế theo hệ tín chỉ, dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo, có tham khảo các chương trình của các trường đại học Mỹ, Anh, Úc, Malaysia và Singapore (California, Texas, Michigan, London, Cambridge, New South Wale, Sidney, Help, NUS)

Trong đó, là một trong số các ngành trọng điểm của Khoa, ngành Tài chính – Ngân hàng luôn được liên tục cập nhật chương trình đào tạo thường xuyên, đảm bảo sinh viên luôn ở vị thế tiên phong tiếp cận xu hướng giải pháp tài chính toàn cầu, song song với việc trau dồi kiến thức và cải tiến nghiệp vụ mới.

Ngoài ra, Khoa đang tập trung nguồn lực để phát triển 2 chương trình đào tạo mới: Công nghệ tài chính (FinTech) và Kiểm toán để bắt kịp xu hướng cách mạng 4.0, đáp ứng yêu cầu nhân lực công nghệ cao của nền kinh tế hiện đại và tạo nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người học trong thời kỳ mới.

3. Kỹ năng tin học và khả năng sử dụng ngoại ngữ trong chuyên môn: Điểm nổi bật của sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng, HUFLIT

HUFLIT nhìn nhận kỹ năng tin học và ngoại ngữ là rào cản chung của sinh viên Việt Nam nói riêng và sinh viên châu Á nói chung, đây không chỉ là rào cản trong quá trình học tập, nghiên cứu mà còn là hạn chế to lớn trong quá trình làm việc thực tế sau này.

Với thế mạnh về Ngoại ngữ và Tin học, đến với Ngành Tài chính – Ngân hàng tại HUFLIT, sinh viên sẽ được củng cố vốn tiếng Anh và tăng dần mức độ sử dụng tiếng Anh trong các môn chuyên ngành, để sau 3,5 năm, sinh viên sẽ hoàn toàn tự tin học tập, cập nhật kiến thức với các tài liệu tiếng Anh.

Khả năng ứng dụng tin học cũng là nét nổi bật của sinh viên Tài chính – Ngân hàng. Sinh viên được học một số môn chuyên ngành đòi hỏi hỗ trợ của công nghệ thông tin như: Mô hình tài chính, trực quan hóa dữ liệu, định giá tài sản… tại hệ thống phòng máy hiện đại, nên sẽ nhanh chóng đạt mức độ thành thạo trong việc ứng dụng tin học trong xử lý dữ liệu; Đây cũng là “điểm cộng” của sinh viên Tài chính – Ngân hàng HUFLIT khi ứng tuyển vào các tổ chức.

Với khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt, khả năng sử dụng tiếng Anh trong cả giao tiếp và chuyên môn, cử nhân Tài chính – Ngân hàng của HUFLIT hoàn toàn có thế mạnh trên thị trường lao động và nhận được sự ưu ái của các nhà tuyển dụng.

4. Môi trường học tập hiện đại, thân thiện và nhân văn

Đội ngũ giảng viên, chuyên viên Khoa Kinh tế – Tài chính nói chung và ngành Tài chính – Ngân hàng nói riêng luôn tâm niệm, chỉ khi tạo dựng được một môi trường giáo dục năng động, thoải mái, chân tình thì chốn giảng đường mới thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai và chỉ khi đó mới có thể khơi dậy tinh thần học tập, dám nghĩ dám làm, luôn hòa đồng nhưng dám khác biệt cho sinh viên. “Hãy trở thành bạn tốt của sinh viên” là phương châm làm việc của giảng viên khoa Kinh tế – Tài chính.

Chương trình đào tạo chính khóa cùng với nhiều hoạt động ngoại khóa mang tính giải trí lành mạnh, các cuộc thi học thuật, hoạt động “vừa học vừa chơi” của Câu lạc bộ tiếng Anh chuyên ngành, Câu lạc bộ Kế toán sẽ giúp sinh viên có cơ hội khai phá và phát huy được năng lực tiềm tàng của bản thân.

Nhằm giúp sinh viên có khả năng thích nghi nhanh nhất với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp, Khoa Kinh tế – Tài chính đã và đang có mối quan hệ hợp tác sâu rộng với khối doanh nghiệp – tập đoàn, các ngân hàng, các định chế tài chính phi ngân hàng…Nhờ đó, Khoa có thể hỗ trợ cho sinh viên trong hoạt động kiến tập, thực tập, đảm bảo được trải nghiệm thực tế môi trường làm việc chuyên nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Các đối tác nói trên cũng là nguồn tham vấn thường xuyên cho Khoa trong việc xây dựng và cập nhật chương trình đào tạo để đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.

“Học ngành Kế toán tại HUFLIT, bạn sẽ thấy mình lớn hơn từng ngày, và tự tin bước vào môi trường làm việc hiện đại, năng động và thách thức.”

Tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm 2023?

Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội chính thức công bố mức điểm chuẩn đầu vào các ngành đào tạo đại học chính quy theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2023. Năm nay, điểm chuẩn Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội dao động từ 22,50 đến 23,50 điểm.

Ngành tài chính ngân hàng HUFLIT có bao nhiêu tín chỉ?

Ngành Tài chính – Ngân hàng của trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. HCM (HUFLIT) có thời gian đào tạo là 4 năm đối với bậc đại học chính quy, tương đương với 165 tín chỉ tích lũy.

Ngành tài chính ngân hàng có mức lương bao nhiêu?

Ngành tài chính ngân hàng hiện nay là một trong những ngành có mức lương hấp dẫn nhất tại Việt Nam. Theo VietnamSalary, lương trung bình của các chuyên viên tài chính và kế toán trong ngành tài chính ngân hàng có thể dao động từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng/tháng.

Ngành tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm?

Theo đó, điểm chuẩn trúng tuyển Học viện Ngân hàng năm nay dao động từ 21,6-26,5 điểm (thang điểm 30). Ngành có điểm chuẩn cao nhất là ngành luật kinh tế.