Never let me go review phim

Being scary or tragic may not be precisely the point, though. Where Never Let Me Go succeeds is in being a dreamlike parable of Britishness – a particularly miserable Britishness, a Britishness which submits numbly and uncomplainingly to authority, a pinched Britishness which has an unshakable loyalty to unhappiness, and, with the coming of death, regards not raging against the dying of the light as some grim sort of social or municipal obligation. Never Let Me Go reminded me of Winston Smith's wife in Nineteen Eighty-Four, joylessly insisting that marital sex was "our duty to the party".

Carey Mulligan, Andrew Garfield and Keira Knightley play Kathy, Tommy and Ruth, who have grown up together in a boarding school in a kind of alternative-reality England, which, but for occasional touches of modernity, could be the late 1940s or early 50s. The children are being groomed for a special, self-sacrificial destiny in this weirdly Sovietised society, and when they realise what that destiny is, it is to have far-reaching repercussions for their relationship, which becomes a distorted love triangle.

The secret purpose which the government have assigned to them is not revealed with the flash of drama, horror, or vertigo that it might have in conventional sci-fi treatments. In storytelling terms, this is a bit disconcerting. But the very point is perhaps that it is humdrum, workaday, embedded in the tatty fabric of everyday life, and just something else to be depressed about. The secret – hidden in plain sight – is mysterious, horrifying and yet accepted: it is like death itself, that drab fact in all our lives which is just as mysterious and horrifying, and yet treated by all of us, every day, with a fatalistic, unthinking shrug. Despite the heavy weather, Never Let Me Go never delivers a cloudburst of emotion or revelation, and yet it has ideas; it resists categorisation, and it lingers in the mind.

Có những bộ phim khi vừa kết thúc ta chẳng thể nhớ nó kết thúc thế nào. Có những bộ phim ta mong chờ nó dài hơn thế nữa, để tìm được những câu trả lời hoặc cái gì đó tựa những câu trả lời để giải thích cho những cảm xúc nó nhen lên trong lòng ta. Never Let Me Go thuộc loại thứ hai.

Bộ phim đơn thuần là những lát cắt kí ức của Kathy H. – nhân vật chính về khoảng thời gian đã qua, từ lúc còn học ở Hailsham đến tuổi trưởng thành rồi ra đời với hai người bạn Ruth và Tommy. Kathy, Ruth và Tommy đặc biệt ở chỗ, họ là những nhân bản vô tính. Đến một độ tuổi nhất định, họ sẽ hiến tạng và cuộc đời ngắn ngủi của họ sẽ kết thúc sau lần hiến tạng thứ ba hoặc thứ tư.

Tôi xem trailer của phim lần đầu là trên kênh Star Movies. Chẳng biết vì lí do gì, do những khung ảnh đẹp nhưng mang nét buồn man mác, tiếng violin kéo da diết hay có gì đó cho tôi biết nội dung phim khác nhiều so với những hình dung khi xem trailer, tôi lấy bút ghi lại ngày giờ chiếu cụ thể và … quên xem. Bẵng đến bây giờ mới download và xem trọn vẹn.

Khác với truyện gốc của nhà văn Kazuo Ishiguro, giọng điệu như sóng ngầm dai dẳng nhưng dữ dội và đen tối, bộ phim lại vô cùng nhẹ nhàng, nên thơ, mang không khí có chút u buồn. Tôi khuyên nên xem phim trước khi đọc truyện vì xem rồi ta có thể biết những sự kiện gì đang ở phía trước và sẽ bớt sốc hơn, giống như uống cà phê sữa trước rồi chuyển sang cà phê đen thì dễ quen với vị đắng hơn.

Never Let Me Go có phần hình ảnh rất đẹp, đẹp như một bức tranh, như một cơn gió thoảng qua vậy. Chính nó góp phần lớn trong cách thể hiện câu chuyện của bộ phim, gợi chứ không đi vào chi tiết, để cảm nhận chứ không phải để tìm câu trả lời cụ thể.

Phần nhạc phim cũng rất xuất sắc, làm nổi bật được không khí đượm buồn xuyên suốt phim.Tất cả các bài đều sử dụng violin. Tiếng violin vốn đã da diết, buồn thê lương nay lồng vào câu chuyện này lại càng phát huy điều đó hơn bao giờ hết.

Về phần câu chuyện thì trong truyện gốc kể một câu chuyện rõ ràng hơn trong khi bộ phim chỉ đơn thuần là những mảnh kí ức của Kathy. Đó là những ngày tháng tươi đẹp khi còn nhỏ lúc còn học tại Hailsham, là tình bạn rất đẹp của cô với Ruth và Tommy, là những rung động tình cảm đầu đời, là những lần đi chơi, là những khi bàn về tương lai. Tóm lại, tất cả đều là những kí ức rất đỗi bình thường không thể nào bình thường hơn được nữa. Hoàn toàn vắng bóng bi kịch, chỉ có những niềm vui, nỗi buồn hết sức bình thường, chẳng có gì đặc biệt. Nó y hệt những kí ức của bạn hay của tôi, những con người bình thường sống một cuộc sống bình thường. Nếu bộ phim này kể về cuộc sống của một cô gái nào đó thì xem xong khán giả thấy mình như bị lừa tiền, lừa thời gian, chẳng có gì đặc sắc mà cũng làm phim nhưng điều khiến những kí ức thoạt trông không có gì hơn người đótrở nên vô cùng đặc biệt chính là người sở hữu chúng là một nhân bản vô tính. Những người như Kathy, Ruth hay Tommy được tạo ra đơn thuần là để hiến tạng, cứu những con người không phải nhân bản như họ. Cuộc đời họ đã được sắp đặt sẵn từ lúc sinh ra là hiến tạng cho tới chết, chấm hết.

Chuyện nhân bản, thái độ của người thường hay điều kiện sống của những người đặc biệt như Kathy và các bạn mình chỉ được đề cập gián tiếp thay vì trực tiếp giống như trong truyện qua cái nhìn có phần sợ sệt của Madame Marie-Claude đối với lũ trẻ, sự hờ hững của người giao hàng, những món đồ chơi cũ hư hỏng trong buổi bán hàng, qua lời nói của Tommy về những nơi khác ngoài những trường nội trú như Hailsham. Sự thật là những nhân bản không được coi là người, đó lí giải vì sao Madame lại sợ bọn trẻ dù chúng thực sự hệt như những đứa trẻ con bình thường nào khác, vì sao người giao hàng cho Kathy một cách hết sức hững hờ, không tươi cười hay niềm nở. Kathy, Ruth và Tommy thực sự may mắn khi lớn lên tại Hailsham, nơi họ được cho tuổi thơ, được sống trọn vẹn như một con người trong 18 năm cuộc đời. Những nơi ở khác dù chỉ được nhắc đến lướt qua nhưng phần nào người xem cũng mường tượng được chúng không khác gì một cái trại chăn nuôi.

Đến gần 30 phút khi phim bắt đầu, nếu chưa đọc truyện, thì khán giả mới biết được Kathy và các bạn là những nhân bản vô tính. Dù hiến tạng và nhân bản là chủ đề chính của phim nhưng chúng được nhắc đến một cách rất mờ nhạt nhưng điều đó cũng hợp lí vì đây là những kí ức của Kathy. Nó cho thấy dường như chính bản thân cô cũng đang chạy trốn chính cái thực tế đó và chỉ lưu giữ lại những gì đẹp đẽ nhất trong những năm tháng đã qua. Vì chuyện hiến tạng, vì là nhân bản mà cô đã mất đi hai người bạn thân, hai người có ý nghĩa nhất cuộc đời ngắn ngủi của cô.

Bài hát Never Let Me Go có ý nghĩa lớn trong bộ phim dù khá mơ hồ. Lần đầu khi Kathy nghe nó lúc nhỏ, cô bé nghĩ đó là lời của một người mẹ nói với con mình rằng “Mãi đừng xa mẹ.” thể hiện khao khát được yêu thương và có một mái ấm gia đình. Lần hai là khi Kathy lúc này đã trưởng thành, lời hát lại được hiểu theo nghĩa khác là cô khao khát có được tình yêu, như Tommy và Ruth vậy.

Kết thúc khiến người xem như bị nghẹn vì hàng loạt các cảm xúc và câu hỏi tích tụ từ đầu phim ùa về cùng một lúc. Tưởng chừng như sẽ có câu trả lời nhưng lúc đó cũng là lúc bộ phim khép lại. Sự giản dị trong cách thể hiện những mảnh kí ức có phần rời rạc kia phát huy tác dụng mạnh mẽ của nó. Những nhân bản cũng như chúng ta, có những kỉ niệm hết sức bình thường, có vui, có buồn, có giận, có khao khát, có ham muốn thể xác, có ước mơ, có lo lắng, có thất vọng, có tâm hồn, có tất cả những gì mà một con người sở hữu, vậy tại sao họ không được xem là người?

Cả phim lẫn truyện ám ảnh theo một cách khác nhau. Truyện ám ảnh do sự dữ dội ngầm của nó. Còn phim ám ảnh bởi sự bình thản, bình thản trong từng khung hình, bình thản trong cảm xúc của từng nhân vật, bình thản từ mở đầu cho đến kết thúc. Phim hoàn toàn không có cao trào. Sau khi Kathy và Tommy đến nhà người cô năm xưa, biết được sự thật nhưng những sự kiện tiếp theo vẫn trôi đi một cách hết sức bình thản, bình thản đến mức đáng sợ. Tôi thực sự khâm phục vì bộ phim có thể đề cập những mâu thuẫn gay gắt một cách nhẹ nhàng đến như vậy.

Thế giới trong phim dù là giả tưởng nhưng lại vô cùng gần gũi với thế giới thật của chúng ta. Bộ phim đưa ra câu hỏi lớn: “Thế nào là một con người?” Thật sự thì dựa vào đâu để ta đánh giá một ai đó “ít con người” hơn chúng ta? Cộng đồng LGBTA+, phụ nữ, người da màu, người khuyết tật có gì khác biệt đến mức bị đề cập và đối xử như một chủng loài xa lạ nào đó khác?

Tóm lại, Never Let Me Go là một bộ phim rất đáng xem. Đừng so sánh nó với truyện làm gì vì một tác phẩm điện ảnh phải nhìn dưới góc độ điện ảnh, nhìn một bộ phim như một cuốn sách thì thật sự vô nghĩa.

Chủ Đề