Nếu từ láy chỉ có phần vần giống nhau thì được gọi là từ láy gì

 PHÂN BIỆT TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC

1.Từ đơn:

 - Là từ có 1 tiếng có nghĩa.

VD: xe, nhà, vở…

- Ngoài ra còn có một số từ đơn nhưng gồm 2 tiếng gọi là từ đơn đa âm.

VD: chèo bẻo, mì chính, xà phòng, mồ hóng, bồ kết.

2.Từ phức:  Gồm hai loại từ:

a, Từ ghép: Gồm hai kiểu từ ghép:

* Từ ghép có nghĩa tống hợp:

- Là những từ gồm hai tiếng trở lên, các tiếng đều có nghĩa kết hợp với nhau tạo thành một nghĩa chung.

- Các tiếng trong từ ghép tổng hợp đều cùng từ loại. Cụ thể:

+ Các tiếng đều là danh từ:

VD: nhà cửa, quần áo, thúng mủng, trên dưới, trước sau,…

+ Các tiếng đều là động từ:

VD: mua bán, chăm nom, đưa đẩy,…

+  Các tiếng đều là tính từ:

VD: lành dữ, trắng đen, tốt xấu

 + Các tiếng đều là số từ:

VD: vài ba, dăm bảy, đôi ba,…

+ Các tiếng đều là phụ từ:

VD: đó đây, này kia,…

* Từ ghép có nghĩa phân loại: Là những từ gồm hai tiếng trở lên, các tiếng đều có nghĩa trong đó một tiếng chỉ loại lớn, các tiếng còn lại chỉ loại nhỏ.

VD: học trò, xã viên, hợp tác xã,…

b, Từ láy: : 

- Là những từ gồm hai tiếng trở lên, trong đó các tiếng có ít nhất một bộ phận được lặp lại và chỉ có một tiếng có nghĩa.

- Dấu thanh trong từ láy phải cùng nhóm: “huyền, ngã, nặng” hoặc “ hỏi, sắc,không”

VD: lỡ làng, lung linh,…

- Một số trường hợp ngoại lệ các tiếng trong từ láy có dấu thanh không cùng nhóm.

VD: ngoan ngoãn, mơ màng,…

- Từ láy bao gồm 5 kiểu láy sau:

* Láy âm: Là những từ láy gồm các tiếng có âm đầu giống nhau, vần khác nhau.

VD: long lanh, mênh mông,…

* Láy vần: Là những từ láy gồm các tiếng có vần giống nhau, âm đầu khác nhau.

VD: lộp độp, lanh chanh, …

* Láy tiếng: Là những từ láy gồm các tiếng có cả âm và vần đều giống nhau.

VD: xinh xinh, ngoan ngoãn, thoang thoảng,…

* Láy khuyết âm đầu: Là những từ láy gồm các tiếng khuyết âm đầu.                                

VD: ồn ào, inh ỏi, ầm ĩ,…

* Láy có âm đầu viết c, k, q: Là những từ láy gồm các tiếng có âm đầu viết c, k, q.

VD: còng queo, kính coong,…

CÁC THAO TÁC PHÂN BIỆT TỪ GHÉP VÀ KẾT HỢP

 HAI TỪ ĐƠN

1. Thao tác chêm xen: chêm xen được vào giữa 2 tiếng một tiếng khác là 2 từ đơn, không chêm xen được là từ ghép.

VD: “quê mình” có nghĩa là “quê của mình”: “quê mình” là 2 từ đơn.

        “rách lành”  không chêm được “rách và lành”: “rách lành” là từ ghép.

        “tay người” có nghĩa là “tay của người” thì “tay người” là 2 từ đơn.

        “tay người” có nghĩa là “cả cơ thể người” thì “tay người” là từ ghép.

2.Thao tác so sánh, đối chiếu: Là thao tác đem tổ hợp từ chỉ hướng này đối chiếu với tổ hợp từ chỉ hướng kia. Nếu có từ chỉ hướng ngược lại thì tổ hợp từ đó là hai từ đơn, không có thì tổ hợp từ đó là từ ghép.

VD: “mang ra” ngược hướng “mang vào”. Vậy “mang ra”, “mang vào” đều là 2 từ đơn

          “ mang về” đối lập “mang đi”. Vậy “mang về”, “mang đi” đều là 2 từ đơn.

          “rủ xuống” không đối lập với “rủ lên”. Vậy “rủ xuống” là từ ghép.

          “ xoè ra” không đối lập với “xoè vào”. Vậy “xoè ra” là từ ghép.

3. Thao tác tỉnh lược: Là thao tác lược bỏ đi một tiếng mà người nghe vẫn hiểu trọn vẹn ý người nói.

VD: - Nói “mua hồng” có nghĩa là “mua hoa hồng”. Vậy “hoa hồng” là từ ghép.

  • Nói “mua cúc” có nghĩa là “mua hoa cúc”. Vậy “hoa cúc” là từ ghép.
  • Nói “mua ngô” có nghĩa là “mua bắp ngô”, “mua hạt ngô”. Vậy “bắp ngô”, “hạt ngô” là từ ghép, còn “hoa ngô”, “râu ngô”, “rễ ngô”, “lá ngô” đều là 2 từ đơn.

4. Thao tác loại suy: Là thao tác loại trừ những trường hợp không phải là từ ghép nhưng tạm thời chấp nhận chúng là những từ ghép lâm thời.( chấp nhận cả 2 phương án)

VD: quyển sách, con gà, ngòi bút, cái bàn,… là những từ ghép lâm thời.

Trong các câu chuyện, văn bản, tin nhắn chúng ta vẫn thường hay sử dụng thêm các từ láy để tạo nên sự nhấn mạnh giúp sự việc, sự vật được miêu tả trở nên ấn tượng hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết từ láy là gì và vẫn có sự nhầm lẫn với loại từ ghép.

Cùng INVERT tìm hiểu về từ láy cũng như các tác dụng của từ láy trong bài viết sau đây.

1. Định nghĩa Từ láy là gì?

Từ láy là loại từ đặc biệt có cấu tạo của từ phức và tạo thành bởi 2 tiếng trở lên. Có thể sẽ được láy âm đầu và vần hoặc cả âm đầu cả vần. Từ láy là từ thuần Việt và khi đứng một mình thì một từ láy có thể không có nghĩa hoặc cả hai từ đều sẽ không có nghĩa. 

Trong tiếng Việt từ láy hai tiếng được sử dụng khá phổ biến. Ngoài ra còn có từ láy 4 tiếng, tuy nhiên lại không được sử dụng nhiều và cũng không có nhiều loại từ. 

Ví dụ: từ láy là “long lanh”. Chúng ta có thể thấy ở đây láy cả ở phần điệp và có cả đối ở phần vần. Như vậy nếu như từ chỉ có điệp mà không có đối thì sẽ không phải là từ láy.

Nếu từ láy chỉ có phần vần giống nhau thì được gọi là từ láy gì

2. Phân loại các loại từ láy

Từ láy toàn bộ

Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần ví dụ như ào ào, tim tím.…Khi sử dụng những từ láy toàn bộ là người đọc thường sẽ đang thể hiện rõ việc nhấn mạnh về sự vật hoặc sự việc nào đó. 

Ngoài ra để tạo nên sự hài hòa và nhẹ nhàng hơn thì người dùng có thể sử dụng dạng từ láy toàn bộ nhưng lại có thanh điệu nhấn mạnh ở phụ âm cuối. Có thể ví dụ như: thoang thoảng. 

Nếu từ láy chỉ có phần vần giống nhau thì được gọi là từ láy gì

Từ láy bộ phận

Đối với loại từ láy bộ phận thì sẽ được láy phần âm hoặc phần vần. Các bộ phận sẽ được lặp lại giữa hai từ với nhau để nhấn mạnh hiện tượng, sự việc một cách cụ thể. 

Từ láy bộ phận được chia thành:

  • Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau: miên man, mếu máo, mênh mông…
  • Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau: lao đao, liêu xiêu…

Đa số người dùng vẫn hay sử dụng láy bộ phận nhiều hơn láy toàn bộ vì vần hoặc âm sẽ dễ kết hợp với nhau hơn. 

Nếu từ láy chỉ có phần vần giống nhau thì được gọi là từ láy gì

Nếu từ láy chỉ có phần vần giống nhau thì được gọi là từ láy gì

Nếu từ láy chỉ có phần vần giống nhau thì được gọi là từ láy gì

Mỗi loại từ láy đều mang nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy khi sử dụng từ láy thì người dùng đang có chú đích đó là nhấn mạnh một sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể cảm thấy thú vị hơn. Nếu như sử dụng láy toàn bộ thì sẽ giúp nhấn mạnh một cách cụ thể, còn nếu như sử dụng từ láy bộ phận kèm theo thanh điệu cũng sẽ làm cho câu chuyện trở nên tinh tế và hài hòa hơn.

Trong văn nói và văn viết chúng ta vẫn thường hay sử dụng từ láy. Nhưng từ láy được sử dụng nhiều nhất là khi miêu tả về cảnh vật, cảm xúc, âm thanh hay một hiện tượng trong cuộc sống. Từ đó, mang đến cho con người một cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với vấn đề được nói đến.

Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Có rất nhiều người vẫn đang bị nhầm lẫn giữa từ láy và từ ghép. Để giúp bạn hiểu rõ hơn chúng ta có thể phân biệt như sau:

Tiêu chí Từ láy Từ ghép
Định nghĩa Từ láy là từ được phổi hợp bởi những tiếng tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Từ ghép là từ được tạo thành bởi hai tiếng trở lên có nghĩa.
Nghĩa của từ tạo thành Từ láy có thể tạo thành bởi một từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa.

Ví dụ:

– “Thơm tho” được tạo thành bởi: + Từ “Thơm” là tính từ được dùng để chỉ mùi hương;

+ Từ “tho” là từ không có nghĩa.

– “Bâng khuâng” là từ láy bộ phận chỉ cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau. Tuy nhiên, từ “bâng” và “khuâng” lại không có nghĩa khi đứng một mình

Cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa.

Ví dụ: Từ “Đất nước” là từ phức được tạo thành bởi 2 tiếng có nghĩa đó là từ Đất và Nước:

+ “Đất” có nghĩa là chất rắn làm thành làm trên cùng của trái đất, nơi mà con người, động vật và thực vật sinh sống.

+ “Nước” là chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại trong tự nhiên ở ao hồ, sông, biển,…

Hai từ “Đất” và “Nước” tạo thành từ phức có nghĩa chung là phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó.

Nghĩa của từ khi đảo vị trí các tiếng Khi đảo trật tự các tiếng, từ láy không có nghĩa.

Ví dụ: từ “thơm tho” khi đổi vị trí hai tiếng cho nhau thành “tho thơm” thì không có nghĩa

Đối với từ ghép, khi đổi vị trí các tiếng vẫn có ý nghĩa.

Ví dụ: từ “đau đớn”, khi đảo vị trí thành “đớn đau” vẫn có nghĩa.

Có thành phần Hán Việt Từ phức có thành phần Hán Việt trong câu không phải từ láy.

Ví dụ: từ “tử tế”, trong đó có từ “tử” là từ Hán Việt. Mặc dù lặp âm đầu, tuy nhiên từ “tử tế” không phải từ láy.

Có thành phần Hán Việt trong câu là từ ghép.

Ngược lại, mặc dù từ “tử tế” điệp âm đầu “t”, có “tử” là từ Hán Việt. Do đó từ “tử tế” là từ ghép.

Nghĩa của các từ tạo thành

  • Từ láy sẽ có thể có 1 từ có nghĩa hoặc cả 2 từ đều không có nghĩa. Ví dụ về từ láy: “mênh mông”, từ “mênh” và từ “mông” khi đứng tách nhau đều không có nghĩa cụ thể. 
  • Còn từ ghép là từ cần phải được tạo thành từ 2 từ đều phải có nghĩa. Ví dụ về từ ghép: “sách vở” khi tách từ “sách” và từ “vở” ra thì cả 2 đều có nghĩa. 

Giữa 2 tiếng tạo thành từ

Nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy. 

Ví dụ: Cây lá là từ ghép và không có âm hoặc vần giống nhau, còn chắc chắn thì phụ âm đầu giống nhau nên là từ láy.

Đảo vị trí các tiếng trong từ

Đối với từ ghép bắt buộc cả 2 tiếng cần có nghĩa nên khi đảo ngược vị trí thì vẫn tạo thành nghĩa. Ví dụ từ “đau đớn”. Khi đảo ngược lại là “đớn đau” thì chúng đều mang ý nghĩa như nhau. Chỉ là có thể tăng hoặc giảm cảm xúc đi một chút. 

Đối với từ láy thì khi đảo vị trí của tiếng thì có thể sẽ không mang bất cứ ý nghĩa nào hết. Ví dụ như từ “xông xênh”, đảo ngược lại là “xênh xông” thì đều vô nghĩa. 

Đối với từ ghép khi ta đổi trật từ vị trí các tiếng thì vẫn có ý nghĩa cụ thể, còn từ láy thì 

Một trong 2 từ là từ Hán Việt

Nếu gặp từ có dấu hiệu như trên thì chắc chắn đó không phải là từ láy.

Việc phân biệt giữa từ láy và từ ghép có rất nhiều người bị nhầm lẫn. Do đó bạn cũng cần phải tìm hiểu và nắm rõ được quy luật của từng loại từ để khi áp dụng vào thực tế không bị sai lệch. Đa số các từ láy sẽ thường xuất hiện nhiều trong những bài văn, bài thơ, truyện ngắn. Nếu muốn nâng cao vốn từ hơn thì bạn cũng có thể tiếp xúc nhiều hơn với các thể loại này.