Nên đặt cọc mua nhà bao nhiêu năm 2024

Số tiền đặt cọc mua nhà là bao nhiêu? Cách đảm bảo pháp lý nhà ở khi mua bán nhà đất? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Tiền đặt cọc mua nhà là một khoản tiền mang ý nghĩa quan trọng trong giao dịch mua bán nhà đất. Việc hiểu rõ về tiền đặt cọc sẽ giúp người mua và người bán bảo vệ quyền lợi của mình. Sau đây, hãy cùng Onehousing tìm hiểu số tiền phải đặt cọc khi mua nhà bao nhiêu là phù hợp nhé!

Tiền đặt cọc khi mua nhà là gì?

Tiền đặt cọc khoản tiền thể hiện cam kết giữa bên mua và bên bán [Nguồn: Soha]

Đặt cọc mua nhà là một khoản tiền mà người mua nhà giao cho người bán nhà trước khi tiến hành ký hợp đồng mua bán chính thức. Khoản tiền này thể hiện thiện chí và cam kết của người mua đối với việc mua nhà, đồng thời bảo đảm cho người bán rằng người mua sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Ý nghĩa của tiền đặt cọc là minh chứng cho ý định mua nhà của người mua và cam kết bán nhà của người bán. Cụ thể:

  • Đối với người mua: Tiền đặt cọc là bằng chứng cho thấy người mua nghiêm túc trong việc mua nhà và có khả năng tài chính để thực hiện giao dịch. Khi đặt cọc, người mua sẽ có quyền ưu tiên mua căn nhà trong thời hạn nhất định, tránh trường hợp bị người khác mua mất.
  • Đối với người bán: Tiền đặt cọc là một khoản tiền "đặt cược" của người mua. Nếu họ không thực hiện giao dịch sẽ mất khoản tiền này. Trường hợp, nếu người mua vi phạm hợp đồng mua bán nhà, người bán có quyền giữ lại tiền đặt cọc để bồi thường cho những thiệt hại đã gánh chịu.

Số tiền phải đặt cọc khi mua nhà là bao nhiêu?

Đọc tiếp

Số tiền đặt cọc khi mua nhà sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa đôi bên [Nguồn: Batdongsan]

Số tiền đặt cọc khi mua nhà không được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo Điều 328, đặt cọc là hành động một bên [người mua] giao cho bên kia [người bán] một khoản tiền hoặc vật có giá trị để đảm bảo thực hiện giao kết hoặc hợp đồng mua bán nhà.

Vì vậy, mức tiền đặt cọc thường dao động từ 10% đến 30% giá trị căn nhà, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên. Sau khi ký hợp đồng mua bán, tiền đặt cọc sẽ được trừ vào giá trị thanh toán cho căn nhà.

Ví dụ: Căn nhà có giá bán 7,8 tỷ đồng, người mua cần phải đặt cọc từ 780 triệu đồng đến 2,34 tỷ đồng. Tuy nhiên, có thể đặt cọc cao hơn hoặc thấp hơn tùy vào thỏa thuận của đôi bên.

Ngoài ra, việc đặt cọc có thể được ghi trong hợp đồng đặt cọc riêng hoặc trong nội dung của hợp đồng mua bán nhà và hợp đồng đặt cọc có thể được công chứng hoặc không, tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên để tránh tranh chấp sau này nên lập hợp đồng đặt cọc riêng và công chứng để đảm bảo tính pháp lý cho cả đôi bên, đặc biệt là người mua.

Những thủ tục liên quan khi đặt cọc mua nhà

Những thủ tục liên quan khi đặt cọc mua nhà [Nguồn: Cafeland]

Trong quá trình hình thành hợp đồng đặt cọc, người mua và người bán cần phải tiến hành thủ tục công chứng, xác thực hợp đồng. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi của đôi bên khi giao dịch mua bán nhà đất.

Khi tiến hành thủ tục công chức đặt cọc mua nhà sẽ có các bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Phiếu yêu cầu công chứng [theo mẫu của tổ chức công chứng]
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của các bên: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn sử dụng, giấy tờ về tình trạng hôn nhân [đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc bản án/quyết định ly hôn]
  • Giấy tờ về nhà: Sổ đỏ/sổ hồng, hợp đồng mua bán nhà [nếu có]
  • Hợp đồng đặt cọc [bản dự thảo]

Bước 2: Nộp hồ sơ và thực hiện công chứng

  • Các bên đến trực tiếp tổ chức công chứng [văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng] và nộp hồ sơ.
  • Xuất trình bản gốc các giấy tờ đã chuẩn bị.
  • Ký hợp đồng đặt cọc tại tổ chức công chứng.
  • Công chứng viên sẽ đối chiếu bản chính giấy tờ với thông tin trong hợp đồng, kiểm tra chữ ký, vân tay…
  • Sau khi hoàn tất, công chứng viên sẽ ghi lời chứng, đóng dấu vào hợp đồng.

Bước 3: Nộp phí và nhận kết quả

  • Các bên nộp phí, thù lao công chứng theo quy định.
  • Nhận lại bản chính giấy tờ, bản chính hợp đồng đặt cọc đã được công chứng.

Những lưu ý khi xuống tiền đặt cọc mua nhà

Mặc dù đặt cọc là biện pháp giúp đảm bảo quyền lợi cho người mua và người bán nhưng phần rủi ro vẫn sẽ nằm ở người mua nhiều hơn. Vì vậy để tránh rủi ro không mong muốn xảy ra, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Kiểm tra kỹ thông tin pháp lý của căn nhà: Xác minh tính hợp pháp của sổ đỏ/sổ hồng, giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất. Kiểm tra pháp lý nhà ở có đang bị tranh chấp, kê biên hay thế chấp hay không. Ngoài ra, bạn cần phải xác định rõ ranh giới, diện tích thực tế của căn nhà.
  • Tìm hiểu kỹ về người bán: Xác minh thông tin cá nhân, tình trạng hôn nhân của người bán. Kiểm tra xem người bán có đủ quyền để bán căn nhà hay không.
  • Lập hợp đồng đặt cọc rõ ràng: Quan trọng hơn hết cần phải thành lập hợp đồng đặt cọc rõ ràng. Hợp đồng đặt cọc phải ghi rõ các thông tin quan trọng như: Thông tin về hai bên, thông tin về căn nhà, số tiền đặt cọc, thời hạn đặt cọc, các điều khoản về việc thanh toán, bồi thường thiệt hại...

Một mẹo nhỏ khi tiến hành xuống tiền đặt cọc là thành lập hợp đồng rõ ràng và đưa tiền đặt cọc trực tiếp cho người mua tại phòng công chứng - sự chứng kiến của bên thứ 3. Điều này sẽ mang lại an toàn tuyệt đối cho người mua và cả người bán trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng.

Nhìn chung, việc đặt cọc mua nhà với số tiền bao nhiêu không quá quan trọng. VIệc đảm bảo quyền lợi và an toàn nên được ưu tiên hàng đầu khi tiến hành giao dịch mua bán nhà đất. Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn sẽ đặt cọc với số tiền hợp lý và đảm bảo an toàn khi đặt cọc mua nhà nhé!

Đặt cọc mua nhà bảo nhiêu phần trăm?

"Để kiểm soát rủi ro, khách hàng khi ký hợp đồng đặt cọc chỉ nên rơi vào khoảng 5% giá trị BĐS hoặc 100 triệu đồng, 200 triệu đồng trở lại, không nên đặt cọc tiền tỉ. Đặt cọc mà lên đến 20 - 30% giá trị BĐS là quá rủi ro.

Đặt cọc tối đa bảo nhiêu?

Do đó, dự thảo Luật đã được chỉnh sửa tại khoản 6 Điều 23, quy định tỉ lệ đặt cọc tối đa là 10% giá bán, cho thuê mua.

Cọc hàng là gì?

Đơn hàng đặt cọc là một đơn hàng cho phép bạn nhận tiền đặt cọc từ khách hàng cho sản phẩm/dịch vụ. Sản phẩm/Dịch vụ này sẽ được giữ cho khách hàng nhưng họ sẽ không được nhận sản phẩm/dịch vụ cho đến khi họ hoàn thành thanh toán toàn bộ đơn hàng.

Tại sao phải đặt cọc khi mua nhà?

Trước khi mua bán nhà đất, đặt cọc là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự được các bên lựa chọn. Khi đó, bên bán và bên mua sẽ tiến hành ký kết Hợp đồng đặt cọc để đảm bảo hợp đồng mua bán nhà đất chính thức sẽ được thực hiện trong tương lai.

Chủ Đề