Nên chọn mainboard nào z370 b360 hay h310 site tinhte.vn năm 2024

đổi main bạn nhé, nâng tận chip K là chip nó ép xung luôn rồi, main z310 main rẻ tiền, đâu có hỗ trợ ép xung, đâu tản nhiệt tốt bằng mấy main cao cấp z370

@Datarađược, có tiền thì cứ chiến thôi 😁 nếu bác dư cái main z310 thì cho em :D

Dùng thì nó vẫn chạy đc, vì cùng coffee lake Nhưng dùng thế nó phí con chip, và chả ai tiếc con main khi đã dùng con chip kia Nên lên z370 nhé bác

@Quản Di Ngômình thích form matx, tính dùng z370-g gaming, thì nó có khác gì so vs form atx thường ko bác

@Datara Khác kích thước, nếu k bị hạn chế không gian thì bác nên lấy dòng thường, ham hố làm gì mini

nếu lên 8700K tốt nhất chay main Z370 để ép xung được

những card vga nào hiện tại tối ưu hóa với con main này thế mọi người ơi

B360M Mortar Titanium được xem là mẫu bo mạch chủ mới đại diện cho dòng Arsenal Gaming. Sản phẩm ấn tượng bởi kiểu dáng đẹp, tính sáng tạo theo phong cách quân đội. Ấn tượng nhất là kích thước khối tản nhiệt đặt trên các phase cấp nguồn cho bộ xử lý. MSI cho biết nó được thiết kế cả khi sử dụng chip Core i7 mà vẫn đảm bảo khả năng tản nhiệt.

Tương tự H370 trên, bo mạch B360M Mortar Titanium cũng trang bị một số công nghệ đặc trưng như Military Class 4 với các thành phần linh kiện chất lượng. Tính năng EZ Debug Led giúp chẩn đoán nhanh lỗi liên quan đến bộ xử lý, card đồ họa hoặc RAM. Khe cắm RAM, cũng như khe PCI Express x16 có thêm lớp bọc bảo vệ tạo độ cứng tốt hơn, phòng tránh nguy cơ cong gãy chân cắm đối với các linh kiện nặng như card đồ họa.

Các bo mạch chủ mới của MSI hiện đã có mặt trên thị trường thông qua nhà phân phối và cửa hàng bán lẻ. Giá tham khảo của H370 Gaming Pro Carbon là 3,89 triệu đồng, B360M Mortar Titanium giá tham khảo 3,29 triệu đồng.

Tiếp tục với series tự build PC [lỡ hẹn anh em lâu quá rồi] thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bộ nhớ RAM - thành phần này thường chiếm một phần kha khá trong số tiền anh em bỏ ra lắp máy, anh em thường chọn theo dung lượng nhưng chọn sao cho tối ưu về hiệu năng, túi tiền, tiện nâng cấp về sau thì mời anh em cùng xem qua nhé.

Hiện tại chúng ta chỉ cần tập trung vào loại bộ nhớ DRAM DDR4 được dùng trên hầu hết các nền tảng bo mạch chủ cho người dùng cuối hiện tại của Intel lẫn AMD. Với Intel thì các bo mạch chủ dùng socket 1151 đã bắt đầu sử dụng DDR4, từ thế hệ Intel 100 series như các dòng Z170, H170, H110 và đến Intel 300 series như Z370/Z390, H370, B360 … thì chỉ còn dùng DDR4 còn AMD thì bắt đầu từ Ryzen và nền tảng bo mạch chủ dùng socket AM4 với chipset 300 series trở đi thì cũng đã chuyển sang DDR4.

Vì sao mình nhấn mạnh chỉ tập trung vào DDR4? Vì mình thấy nhiều kit RAM DDR3 vẫn còn được bán nhiều trên các chợ điện tử online, Facebook … với mức giá rẻ thành ra anh em đừng để chết vì thiếu hiểu biết, mình đã gặp tình huống một bạn kia mua kit DRAM DDR3 về nhưng không xài được với bo mạch Z370, đơn giản vì nó không còn được hỗ trợ nữa. Giờ anh em ráp dàn mới thì cứ DDR4 mà gọi tên.

Ảnh: TrustedReview.

RAM là gì và DDR4 là gì?

Mình chỉ giải thích đơn giản RAM là loại bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, viết tắt của Random-Access Memory - đây là kiến thức tin học cơ bản mà chắc anh em đều đã được học ở trường. Tốc độ truy xuất cực cao của RAM giúp CPU có thể truy xuất nhanh dữ liệu ngẫu nhiên nhanh chóng, nó là cầu nối về tốc độ giữa CPU và ổ lưu trữ vốn có tốc độ truy xuất thấp hơn nhiều so với RAM.

RAM được gọi là bộ nhớ khả biến [Volatile memory] bởi dữ liệu lưu trên RAM sẽ mất đi khi không có điện [tắt máy, mất nguồn đột ngột], RAM thiên về tốc độ còn dung lượng thì không cao như bộ nhớ lưu trữ thông thường. Tất cả các dữ liệu được truy xuất thường xuyên được lưu tạm thời tại RAM. Chẳng hạn như khi máy khởi động, một phần của hệ điều hành, trình điều khiển được nạp vào RAM cho phép CPU xử lý các chỉ thị nhanh hơn và tăng tốc độ khởi động. Vai trò của RAM quan trọng đến nỗi nếu chỉ cần lỏng RAM thì anh em sẽ không thể nào khởi động được máy, chắc anh em từng gặp vấn đề này. Khi đã khởi động xong thì giao diện hệ điều hành [GUI] cũng được nạp vào RAM, anh em mở ứng dụng thì các thành phần của ứng dụng cũng được nạp vào RAM, chẳng hạn như Chrome [thứ ăn RAM khủng khiếp 😁] và đặc biệt là game.

Hiệu năng của một chiếc máy tính bị tác động nhiều bởi dung lượng RAM và tốc độ RAM, cùng với sự phát triển của các hệ điều hành và ứng dụng, chúng phức tạp hơn thì hệ thống cần nhiều RAM hơn, anh em thử tưởng tượng Windows XP chỉ cần 512 MB RAM là chạy ngọt nhưng Windows 10 thì 2 GB RAM là mức tối thiểu để dùng với các tác vụ văn phòng, chưa nói đến chơi game và 4 GB trở lên mới đủ chạy ngọt được. Thành ra nếu máy không có đủ dung lượng RAM cho hệ điều hành và các ứng dụng thì tình trạng giật, lag sẽ xảy ra, mọi thứ trở nên chậm đi.

Còn DDR4 là gì?

DDR viết tắt của Double Data Rate còn 4 là thế hệ thứ 4. DDR là một khái niệm chỉ băng thông của DRAM. Anh em nếu quan tâm đến yếu tố DDR này thì có thể tìm hiểu thêm giữa các khái niệm SDR, DDR và QDR. Về phần DDR4 thì đây là thế hệ DRAM băng thông rộng mới nhất ra mắt từ năm 2014, trước đó đã có DDR [2002], DDR2 [2004], DDR3 [2007], sắp tới sẽ là DDR5. So với DDR3, DDR4 có băng thông cao hơn 50% trong khi tiêu thụ điện năng thấp hơn.

Khi nghe ai hỏi DDR4 hay DDR3 thì thứ mình thường nghĩ đến là tính tương thích. Như mình đã nói ở đầu bài, anh em cần phải biết thanh RAM mình sắp mua là DDR4 hay DDR3 để biết chắc rằng mua về gắn vào máy mình là chạy được. Cái hay là thiết kế chân pin của mỗi thế hệ DDR lại khác nhau, thế nên anh em sẽ gắn không vừa với khe RAM trên bo mạch nếu nó không hỗ trợ. Nếu cố gắn sẽ làm hỏng cả RAM lẫn bo.

RAM nào nhanh RAM nào chậm?

Trên mỗi thanh RAM thường có một dòng thông số như sau, mình lấy ví dụ như thanh RAM G.Skill Sniper X mình đang dùng có ghi DDR4-3600 và ADATA XPG có ghi là DDR4-3000, ý nghĩa của những con số này là gì? Như mình đã nói, hiệu năng của hệ thống phụ thuộc khá nhiều vào dung lượng RAM và tốc độ RAM, những con số mà anh em thấy trên một thanh RAM thường chỉ tốc độ và băng thông của thanh RAM.

Thông số ví dụ như DDR4-3600 là gì?

DDR4 là loại RAM như đã giải thích ở trên còn con số đi cạnh nó thể hiện tốc độ truyền tải được tính bằng đơn vị Megatransfer [MT] trên mỗi giây hay MT/s. Như kit RAM G.Skill Sniper X này, nó có tỉ lệ truyền tải 3600 MT/s còn ADATA XPG sẽ là 3000 MT/s.

Tại sao con số 3600 này không phải là 3600 MHz?

Nếu anh em để ý thì các nhà sản xuất bộ nhớ thường không để đơn vị bên cạnh thông số này, nó chỉ nằm trơ trọi là DDR4-3600 và cách hiểu đúng là 3600 MT/s. Thực ra thanh DDR4-3600 này không hoạt động ở 3600 MHz mà thực tế là 1800 MHz nhưng do bản chất là DDR tức double data rate - 2 transfer/chu kỳ xung, 1 MT/s lúc này tương đương 1 MHz thành ra 3600 MT/s tương đương 3600 MHz. Chúng ta có thể hiểu nếu dùng đơn vị Hz thì 3600 MHz này cơ bản có thể gọi là xung nhịp hữu ích.

Cũng từ con số trên mà chúng ta có thể tính ra được băng thông tối đa của mỗi thanh RAM với công thức đơn giản là: Tỉ lệ truyền tải X 64 bit độ rộng bus nhớ / 8 bit. Như vậy một thanh RAM DDR4-3600 như trên sẽ có băng thông là [3600 x 64]/8 = 28800 MB/s. Trong khi đó thanh RAM DDR4-3000 của ADATA sẽ có băng thông thấp hơn là [3000 x 64]/8 = 24000 MB/s. Như vậy anh em đã biết thanh RAM nào nhanh hơn với kết quả băng thông tính được.

Còn một thông số nữa mà anh em có thể hoặc không thèm quan tâm :D, đó là CL hay CAS Latency. Mình sẽ dành một bài khác nói cụ thể hơn. Với những anh em mới tập chơi PC thì mình nghĩ chỉ cần nắm thông số về dung lượng và tốc độ như trên là được.

Gắn RAM vào đâu trên bo mạch chủ? Dùng 1 thanh gắn khe nào, 2 thanh gắn sao?

Trên bo mạch chủ luôn có các khe RAM, gọi là khe DIMM và có ký hiệu bên cạnh luôn để anh em dễ nhận biết. Các khe DIMM này thường nằm dọc, song song với nhau và vị trí ở bên phải CPU, gần cổng cấp nguồn cho bo mạch 24 pin. Trong hình trên anh em có thể thấy các khe DIMM được đánh số thứ tự DIMMA1, A2, B1, B2 để xác định kênh RAM - đơn kênh hay kênh đôi.

Số lượng khe DIMM trên bo mạch chủ sẽ khác nhau tùy theo chipset hỗ trợ cũng như thiết kế của nhà sản xuất bo mạch chủ. Chẳng hạn như với chiếc bo mạch chủ MSI Z370 Pro Carbon AC mà mình đang dùng thì nó có 4 khe DIMM. Nếu gắn một thanh thì chúng ta có thể gắn ở các khe đánh số thứ tự là DIMM A1 và A2 - đây là những khe được thiết kế để chạy kênh đơn.

Trong trường hợp gắn 2 thanh thì cần phải gắn theo đúng khe như A1 với B1 và A2 với B2. Một số bo mạch chủ khác thì họ sẽ đánh dấu khác nhưng nhìn chung khi cắm 2 thanh chạy kênh đôi thì chúng ta cần phải cắm sole.

DDR3 [trên] và DDR4, anh em có thấy phần khuyết khác nhau? ​

Do thiết kế vật lý của thanh RAM DDR4 hiện tại khá dễ nhầm khi gắn do phần khuyết ở giữa chia đều số chân pin, không còn lệch hẳn sang một bên như DDR3 thành ra khi gắn vào anh em cần chú ý phải xem vị trí của phần khuyết này có khớp với gờ nổi trên khe DIMM hay không. Một khi đã lắp đúng vị trí thì chúng ta chỉ cần đè 2 đầu thanh RAM xuống bo mạch chủ là xong. Khi tháo ra thì ngược lại chúng ta mở đồng thời 2 ngàm giữ 2 đầu của khe DIMM, thanh RAM sẽ tự động được nhả ra và trồi lên.

Tại sao phải quan tâm đến chuyện kênh đơn [single-channel] và kênh đôi [dual-channel]?

Hiện tại các CPU phổ thông của Intel như dòng Core i3/i5/i7 hay AMD như Ryzen 1000/2000 series đều hỗ trợ tối đa 2 kênh RAM, riêng dòng CPU cao cấp HEDT của Intel thì một số phiên bản hỗ trợ 4 kênh RAM [quad-channel], tương tự như dòng Threadripper của AMD thành ra anh em có thể thấy bo mạch chủ Intel X299 hay AMD X399 có đến 8 khe DIMM.

Trở lại với công thức tính băng thông RAM ở trên, một thanh RAM sẽ giao tiếp vi điều khiển bộ nhớ tích hợp bên trong CPU thông qua một bus có độ rộng 64-bit - thử hình dung RAM nối với CPU bằng 64 sợi dây dẫn vậy. Thế nhưng CPU hỗ trợ RAM kênh đôi, nếu chúng ta gắn 2 thanh RAM vào bo mạch chủ thì số lượng kết nối hay số sợi dây này sẽ tăng lên gấp đôi là 128-bit độ rộng bus hay 128 sợi dây. Theo công thức tính băng thông, một thanh RAM DDR4-3600 như Sniper X của G.Skill cho băng thông nếu chạy chỉ 1 cây RAM [kênh đơn] là 28800 MB/s, nếu chúng ta gắn 2 cây thì băng thông sẽ tăng gấp đôi thành 57600 MB/s.

Nên cho RAM chạy đơn kênh hay kênh đôi? Vd: gắn 1 thanh 8 GB hay 2 thanh 4 GB?

Dung lượng RAM là thứ anh em thường quan tâm đầu tiên bởi nó đi liền với giá tiền. Mình thấy đa phần anh em ráp máy với hầu bao không lớn sẽ chọn mua 1 thanh 8 GB khởi điểm. Mình nghĩ việc trang bị trước 1 thanh 8 GB chay kênh đơn cũng là giải pháp hay bởi sau này khi anh em có tiền nâng cấp máy thì chỉ cần mua thêm 1 thanh 8 GB nữa là xong. Với những bo mạch phổ thông thường sẽ có 4 khe RAM, giảm xuống còn 2 khe với các dòng bo giá rẻ hơn hoặc bo cỡ nhỏ như mini ITX hay mATX thành ra việc chọn RAM cũng là một vấn đề cần phải tính toán trước. Theo gợi ý của mình:

Anh em cần xác định nhu cầu về dung lượng RAM tối đa của mình để đầu tư ban đầu tốt hơn. Chẳng hạn với như anh em lắp máy để chơi game là chính thì một hệ thống 16 GB RAM đã là đủ, với 4 khe thì có thể lên tối đa 32 GB. Nhưng với những ai có nhu cầu dựng video 4K bằng Premiere Pro chẳng hạn thì 32 GB có thể sẽ không đủ.

Thế nên với nhu cầu lên tối đa 16 GB, anh em có thể bắt đầu với 2 thanh 4 GB cho chạy kênh đôi để tối ưu hiệu năng và băng thông RAM. Sau đó khi cần nâng cấp có thể tiếp tục mua thêm 1 cặp 4 GB nữa cùng loại xong. Với nhu cầu lên tối đa 32 GB, anh em nên mua 4 thanh 8 GB vừa lấp đầy các khe RAM trên một bo mạch chủ thông thường, vừa dễ mua hơn. Nếu có nhu cầu đến 64 GB thì với bo mạch chủ có 4 khe DIMM, anh em sẽ mua 4 cây 16 GB còn với những bo mạch chủ 8 khe DIMM hỗ trợ 4 kênh RAM thì còn ngại gì mà không "điền vào chỗ trống" với 8 cây 8 GB :D.

Lưu ý gì khi gắn RAM kênh đôi và nâng cấp RAM sau này?

Khi đã quyết định đầu tư 1 thanh RAM trước và sau này mới nâng cấp, anh em chỉ việc mua thanh RAM với tốc độ, dung lượng mình muốn, gắn vào bo mạch chủ là xong. Thế nhưng khi anh em muốn gắn thêm RAM, đây là tình huống mình thấy anh em thắc mắc nhiều bởi không biết phải mua thanh thứ 2 ra sao thì anh em cần lưu ý: Phải mua thanh RAM y chang thanh đầu tiên anh em mua - đúng tới từng thông số như dung lượng, tốc độ, thậm chí là chỉ số CAS Latency. Thế nên tốt nhất khi đi mua thanh RAM thứ 2 để nâng cấp cho máy, anh em tốt nhất là tháo thanh RAM có sẵn trên máy mang theo ra cửa hàng và yêu cầu người ta bán cho một thanh y hệt vậy! RAM thường được bán theo kit, như hình trên là 1 kit 4 thanh y hệt nhau, mình cũng khuyến khích anh em nên mua RAM theo kit bởi nó đạt độ tương thích và hiệu năng cao nhất khi chạy kênh đôi.

Mình muốn đầu tư trước 1 thanh 8 GB, sau này nâng cấp lên 16 GB, vậy chạy 1 thanh kênh đơn có ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng không?

Trên lý thuyết RAM chạy kênh đôi mang lại nhiều lợi thế, nhất là về mặt băng thông nhưng không phải tình huống sử dụng nào cũng bị tác động bởi thiết lập này. Chẳng hạn như khi anh em chơi game, 1 thanh 8 GB hay 2 thanh 4 GB không khiến tỉ lệ khung hình bị chênh lệch quá nhiều, máy vẫn khởi động nhanh và các tình huống truy xuất I/O chẳng hạn như copy/paste tập tin vẫn vậy. Tuy nhiên với những tác vụ kiểu như render, xuất phim hay biên soạn ứng dụng với những anh em làm lập trình chẳng hạn thì RAM kênh đôi mang lại hiệu năng cao hơn đáng kể so với RAM kênh đơn.

Thêm nữa, RAM chạy kênh đôi sẽ giúp hệ thống tránh được hiện tượng thắt cổ chai do tốc độ truy xuất của CPU quá cao trong khi RAM với rộng bus chỉ 64-bit [kênh đơn] không thể đáp ứng kịp. Mình đã gặp tình huống này trong thực tế khi gắn chỉ 1 thanh 8 GB và cho export hình đã qua chỉnh sửa bằng Adobe Lightroom, thao tác này cực kỳ ỳ ạch và CPU bị throttle, chỉ đến khi gắn 2 thanh 4 GB vào thì mọi thứ mới trơn tru hơn dù có cùng mức dung lượng RAM.

Chủ Đề