Mục đích xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

MỤC LỤC VĂN BẢN


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 626/KH-BGDĐT

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2021

KẾ HOẠCH

CHUYÊN ĐỀ “XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tạo môi trường công bằng, antoàn, thân thiện, lành mạnh đối với trẻ em; kích thích tính chủ động, tích cựcvà sáng tạo của trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàndiện trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non [CS GDMN];

- Nâng cao năng lực và ý thứctrách nhiệm của cán bộ quản lý [CBQL], giáo viên mầm non [GVMN] và cha mẹ trẻtrong thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻem mầm non;

- Huy động sự tham gia của giađình và xã hội, tạo sự thống nhất trong thực hiện xây dựng trường mầm non lấytrẻ làm trung tâm [LTLTT].

Bạn đang xem: Kế hoạch chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

2. Yêu cầu

- Phát huy kết quả đạt được củaChuyên đề xây dựng trường mầm non LTLTT giai đoạn 2016 - 2020;

- Bảo đảm trẻ em trong CS GDMNđược nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo quan điểm giáo dục LTLTT;

- Bảo đảm quyền trẻ em trongCSGDMN.

II. NỘI DUNG

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiệnmô hình điểm về trường mầm non LTLTT phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địaphương, đơn vị.

2. Nâng cao năng lực CBQL, GVMNtrong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non [CTGDMN] theo quan điểm giáo dục LTLTT thông qua việc bồi dưỡng, hỗ trợ nâng caonăng lực thực hiện các hoạt động, cụ thể:

- Xây dựng môi trường nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục;

- Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục;

- Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục;

- Đánh giá sự phát triển của trẻ;

- Phối hợp giữa nhà trường, giađình và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

3. Triển khai thực hiện có hiệuquả các chương trình, đề án, trong đó có các chương trình, đề án hợp tác vớicác tổ chức trong nước và quốc tế để hỗ trợ các CS GDMN nâng cao năng lực thựchiện Chuyên đề.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa để huy độngđầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi nhằm nâng cao chất lượngnuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non và tăng cường điều kiện thực hiệnCT GDMN.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin, công nghệ số trong các hoạt động của CS GDMN.

6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,tạo sự thống nhất, đồng hành giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt độngnuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và thực hiện Chuyên đề; phổ biến, nhân rộngcác mô hình điểm về xây dựng trường mầm non LTLTT; tôn vinh các tập thể và cánhân điển hình trong thực hiện Chuyên đề.

III. NHIỆM VỤVÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Ban hành kế hoạch và hướng dẫncác sở GDĐT triển khai thực hiện các hoạt động của Chuyên đề;

- Ban hành Tiêu chí xây dựngtrường mầm non LTLTT và công cụ đánh giá;

- Xây dựng tài liệu hướng dẫnvà tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các nội dung của Chuyên đề cho CBQL,GVMN cốt cán của các sở GDĐT;

- Ký kết các chương trình, đềán hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế để hỗ trợ các CS GDMN nâng caonăng lực thực hiện Chuyên đề; thẩm định các Chương trình giáo dục;

- Lựa chọn các địa phương để chỉđạo mô hình điểm về xây dựng trường mầm non LTLTT; tổ chức kiểm tra, đánh giá,hỗ trợ chuyên môn đối với các đơn vị xây dựng mô hình điểm;

- Phát động các phong trào thiđua/hội thi về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non; giới thiệu,nhân rộng các mô hình điểm trường mầm non LTLTT, xây dựng mạng lưới kết nối đểcác cơ sở GDMN có thể chia sẻ chuyên môn, tham quan học hỏi kinh nghiệm; phối hợpvới các cơ quan truyền thông tuyên truyền về nội dung và kết quả thực hiệnChuyên đề;

- Tổ chức sơ kết, tổng kết vàđánh giá kết quả thực hiện Chuyên đề; tôn vinh các tập thể cá nhân điển hìnhtrong thực hiện chuyên đề.

2. Các sở Giáo dục và Đào tạo

- Xây dựng kế hoạch giai đoạn,đề xuất các nội dung hoạt động và nhiệm vụ giải pháp chi tiết theo từng năm họcphù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;

- Chỉ đạo, hướng dẫn các phòngGDĐT triển khai thực hiện các nội dung Chuyên đề; hướng dẫn các CS GDMN tự ràsoát, đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chí xây dựng trường mầm non LTLTT,trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện Chuyên đề phù hợp với điều kiện thựctiễn của CS GDMN;

- Tổ chức tập huấn CBQL, GVMN cốtcán và hướng dẫn các phòng GDĐT tập huấn tới CBQL, GVMN trong các CS GDMN;

- Chỉ đạo xây dựng mô hình điểmthực hiện Chuyên đề: mỗi tỉnh chọn 02

- 03 CS GDMN bảo đảm đại diệncho vùng thuận lợi, khó khăn để chỉ đạo điểm; tổ chức hội thảo chia sẻ các giảipháp chỉ đạo thực hiện Chuyên đề; tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm ở một sốđịa phương được Bộ GDĐT chỉ đạo điểm; đánh giá và có biện pháp nhân rộng môhình;

- Tổ chức các hoạt động truyềnthông và hướng dẫn các phòng GDĐT tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiềuhình thức để nâng cao nhận thức của CBQL, GV và cha mẹ trẻ trong việc phối hợpthực hiện các nội dung giáo dục, chế độ dinh dưỡng và các biện pháp chăm sóc sứckhỏe cho trẻ em mầm non khoa học, hợp lý…; hướng dẫn phong trào thi đua/hội thivề công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non phù hợp với tình hìnhthực tế của địa phương;

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá,sơ kết, tổng kết thực hiện Chuyên đề; lựa chọn sản phẩm điển hình, sáng kiến,giải pháp sáng tạo về triển khai thực hiện Chuyên đề của cơ sở GDMN để nhân rộngtại địa phương và gửi về Bộ GDĐT; tôn vinh các tập thể và cá nhân điển hìnhtrong thực hiện chuyên đề.

IV. TIÊU CHÍXÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

[Phụ lục kèm theo Kế hoạchnày]

V. THỜI GIANVÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Từ năm 2021 đến năm 2023

- Ban hành Kế hoạch Chuyên đề;

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn,công cụ đánh giá và tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện Chuyên đề;

- Chỉ đạo điểm xây dựng mô hìnhtại 8 tỉnh/thành phố đại diện cho các vùng miền, gồm: Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Nội,Nghệ An, Đắc Lắc, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp;

- Ký kết các chương trình, đềán hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế để hỗ trợ các CS GDMN thực hiệnChuyên đề;

- Kiểm tra, đánh giá, hỗ trợchuyên môn; hướng dẫn hoàn thiện các mô hình điểm;

- Tổ chức các hoạt động truyềnthông;

- Sơ kết thực hiện Chuyên đề.

2. Từ năm 2023 đến năm 2025

- Tiếp tục tập huấn, hướng dẫnthực hiện một số nội dung Chuyên đề;

- Phát động phong trào thiđua/hội thi về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ em mầm non;

- Kiểm tra, đánh giá, hỗ trợchuyên môn; tiếp tục hướng dẫn hoàn thiện các mô hình điểm và nhân rộng môhình;

- Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm,lựa chọn sản phẩm điển hình trong thực hiện Chuyên đề;

- Tổ chức các hoạt động truyềnthông và lựa chọn sản phẩm điển hình để tuyên truyền, phổ biến nhân rộng toànquốc;

- Tổng kết Chuyên đề; tôn vinh,khen thưởng tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong việc thực hiện Chuyênđề.

VI. KINH PHÍ

Nguồn ngân sách nhà nước, nguồnxã hội hóa và nguồn hợp pháp khác.

VII. TỔ CHỨCTHỰC HIỆN

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giao Vụ Giáo dục Mầm non là đầumối, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Chuyên đề; đề xuấtchi tiết các nhiệm vụ thực hiện Chuyên đề theo từng năm, trình lãnh đạo Bộ phêduyệt trong kế hoạch công tác năm của Bộ GDĐT.

2. Các sở Giáo dục và Đào tạo

- Tổ chức thực hiện kế hoạchChuyên đề bảo đảm kịp thời, hiệu quả; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra,giám sát, đánh giá Chuyên đề;

- Báo cáo kết quả triển khaiChuyên đề theo từng năm học [cùng thời điểm báo cáo tổng kết năm học] và báocáo tổng kết 5 năm thực hiện Chuyên đề gửi về Bộ GDĐT [qua Vụ Giáo dục Mầmnon].

Trên đây là Kế hoạch Chuyên đề“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 - 2025, trongquá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, sở GDĐT các tỉnh,thành phố kịp thời phản ánh về Bộ GDĐT [qua Vụ Giáo dục Mầm non] để được hướngdẫn, giải quyết.

Nơi nhận: - Bộ trưởng [để b/c]; - Các Thứ trưởng [để p/h]; - Các sở GDĐT [để t/h]; - Sở GDĐT, KH và Công nghệ Bạc Liêu [để t/h]; - Ban Phụ nữ Quân đội [để t/h]; - Các đơn vị có liên quan [để p/h]; - Lưu: VT, Vụ GDMN.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Ngô Thị Minh

PHỤ LỤC

TIÊU CHÍ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM[Kèm theo Kế hoạch số 626/KH-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2021]

1. Xây dựngmôi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

1.1. Đảm bảo gần gũi, thân thiện,an toàn về mặt thể chất và tinh thần đối với trẻ; trẻ thường xuyên được giao tiếp,thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xungquanh.

1.2. Hành vi, cử chỉ, lời nói,thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noitheo.

1.3. Môi trường vật chất tronglớp, ngoài lớp giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn, gây thươngtích đối với trẻ em, đáp ứng nhu cầu, hứng thú trong các hoạt động chơi, ăn, ngủ,vệ sinh cá nhân của trẻ; tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, họcbằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.

1.4. Các khu vực trong nhà trườngđược quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp,linh hoạt, đa dạng, phong phú; các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mangtính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồchơi để thực hành, trải nghiệm.

1.5. Khuyến khích trẻ có thể hoạtđộng theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trảinghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức, nhằm hình thành ở trẻ các thói quen tốttrong sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất vàtinh thần.

1.6. Tạo những điều kiện, cơ hội,tận dụng hoàn cảnh, tình huống thực tế cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phátrong môi trường an toàn.

1.7. Bảo đảm các điều kiện tổchức bữa ăn cho trẻ tại CS GDMN đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, cân đốivà hợp lý về dinh dưỡng, thân thiện, phù hợp với cá nhân trẻ.

1.8. Bảo đảm những điều kiện cơbản về nước sạch, vệ sinh phù hợp với nhu cầu, khả năng sử dụng của trẻ theo từngđộ tuổi và đáp ứng yêu cầu về giáo dục; có phòng, góc y tế với đủ trang thiết bịy tế phục vụ công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu; bảo đảm các yêucầu, điều kiện trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh theo quy định; có đồdùng, trang thiết bị chuyên dụng hoặc điều chỉnh phù hợp với trẻ có nhu cầu đặcbiệt.

2. Kế hoạchnuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

Kế hoạch thể hiện mục tiêu, phạmvi, mức độ, nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục phù hợp với trẻ, cụ thể:

2.1. Thể hiện các mục tiêu cụthể, phản ánh được kết quả mong đợi, đáp ứng với sự phát triển của trẻ theogiai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình GDMN.

2.2. Thể hiện nội dung giáo dụctheo Chương trình GDMN, phát triển chương trình phù hợp với sự phát triển củatrẻ và điều kiện thực tế của địa phương, trường/lớp.

2.3. Thể hiện tính tích hợp toàndiện, coi trọng việc hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực, kĩ năngsống cho trẻ; tạo sự gắn kết các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tác độngmột cách thống nhất đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.

2.4. Khuyến khích trẻ tham giahoạt động giáo dục bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thứckhác nhau.

2.5. Kế hoạch đảm bảo khoa học,thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; kế hoạch đượcđiều chỉnh dựa trên kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ.

2.6. Đảm bảo sẵn sàng ứng phó vớidịch bệnh hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra trong cộng đồng và CS GDMN.

3. Tổ chứchoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

3.1. Phối hợp các phương pháp,hình thức tổ chức hợp lý; tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ,đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”; tạo cơ hội để trẻ được tiếp cận, trảinghiệm, xử trí các tình huống có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày và cơ hộicho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.

3.2. Chú trọng các hoạt động chủđạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp vớinhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ; tôn trọng sựkhác biệt về đặc điểm, sở thích, thói quen của từng cá nhân trẻ; khích lệ trẻphát huy khả năng tự lập, tự tin, sáng tạo, tư duy linh hoạt và khả năng phảnbiện; cá thể hóa hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với những trẻ thiếuhụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

3.3. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn,hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ; bảo đảm tất cả trẻ em đều được quan tâm mọilúc, mọi nơi và không có trẻ nào bị bỏ lại phía sau; tạo cho trẻ trạng thái thoảimái, an toàn khi tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục; khuyếnkhích tương tác giữa trẻ với trẻ.

3.4. Thường xuyên lồng ghép nộidung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe trong thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngàyphù hợp với điều kiện của trường, lớp và địa phương nhằm hình thành ở trẻ kỹnăng tự phục vụ, tự bảo vệ sức khỏe, có thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh;lồng ghép giáo dục dinh dưỡng với giáo dục phát triển vận động; phối hợp chế độdinh dưỡng và vận động phù hợp đối với trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân - béo phì;lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc,giáo dục trẻ.

3.5. Khuyến khích những sáng tạovà tận dụng điều kiện sẵn có của địa phương trong tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ tại CS GDMN nhằm thúc đẩy sự phát triển phù hợp với nhucầu, khả năng của trẻ.

4. Đánh giásự phát triển của trẻ

4.1. Đánh giá đúng khả năng củamỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có; đánh giá kếtquả giáo dục trẻ phải được dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọnggiống nhau với tất cả trẻ.

4.2. Đánh giá sự tiến bộ của từngtrẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu và kết quả mong đợi về giáo dục, sựphát triển về chiều cao, cân nặng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ; sử dụng kếtquả đánh giá để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch và tổ chức các hoạt động chămsóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệmsống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp [Không đánh giá so sánh giữacác trẻ].

4.3. Tôn trọng sự khác biệt củamỗi trẻ về cách thức, tốc độ học tập và phát triển riêng, đảm bảo công bằng vớimọi trẻ; chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.

5. Sự phốihợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dụctrẻ

5.1. Đa dạng các hình thứctuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của GDMN, quan điểmLTLTT và hướng dẫn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình.

5.2. Có mối quan hệ hợp tác,chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ.

5.3. Tạo điều kiện, thu hút sựtham gia của cha mẹ trẻ vào hoạt động của CS GDMN nhằm nâng cao chất lượng nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; kịp thời thông tin đến gia đình về những tiến bộhoặc những khó khăn của trẻ; có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đìnhvề đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộcủa trẻ.

Xem thêm: Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 9 Unit 1 Local Environment Môn Tiếng Anh Lớp 9

5.4. Phối hợp với gia đình, cộngđồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnhkhó khăn;

5.5. Huy động sự tham gia củagia đình và cộng đồng trong các hoạt động xây dựng môi trường an toàn, phòng chốngdịch bệnh cho trẻ trong CS GDMN.

Video liên quan

Chủ Đề