Một lớp đại học có bao nhiêu người năm 2024

Nếu như ở thời THPT, lịch học của em kín hết từ Thứ 2 đến Thứ 7 hàng tuần, đến Chủ nhật còn phải đi học thêm, chỗ nào hở thì phải tìm cách lấp kín nó lại thì ở đại học, thời gian khá là thoải mái cho sinh viên. Thời gian biểu ở đại học vô cùng linh động, em có thể lựa chọn thời gian học cho từng môn dựa theo việc đăng kí tín chỉ sao cho phù hợp với mình nhất để tham gia và các hoạt động ngoại khóa cũng như việc làm bên ngoài.

2. Hầu như không có bố mẹ QUẢN THÚC. Tất cả là sự TỰ GIÁC

Cảnh tượng bị bố mẹ và thầy cô giám sát từ đầu đến đuôi sẽ biến mất khi trở thành sinh viên. Em sẽ được thỏa sức làm những việc mình thích, tự chi tiền cho những thứ mình cần. Tuy nhiên, em sẽ tự học cách quản lí thời gian và chi tiêu của mình. Đây là điều sẽ giúp em trưởng thành hoặc ngược lại là những buổi đi la cà với lũ bạn tới khuya hay ngủ cả ngày mà không bị ai quản thúc... Môi trường học ở đại học sẽ rất phù hợp với những bạn có tính tự lập cao.

3. TỰ HỌC là chính. Không có chuyện thầy cô đọc cho chép

Giáo viên đứng trên bục giảng chép bài lên bảng, học trò dưới cặm cụi chép theo là một hình thức khá phổ biến ở các trường THPT. Điều này tạo ra sự thụ động và cứng nhắc, biến các học sinh trở thành những người máy chỉ biết làm theo chứ không biết suy nghĩ. Khi bước vào môi trường đại học, em sẽ phải học cách vừa nghe giảng, vừa chép bài và vừa suy nghĩ đặt vấn đề. Ngoài ra, lượng kiến thức ở đại học là vô cùng lớn và cũng không có lớp học thêm bên ngoài như THPT, do đó em sẽ phải tự thân tìm tòi khám phá rất nhiều, không phải chỉ kiến thức chuyên môn mà còn là các kĩ năng mềm và kinh nghiệm làm việc nữa.

4. Học bù, học vượt, học cải thiện, học lại

Đây là điều vô cùng thú vị ở đại học. Sinh viên có thể tự đăng kí và sắp xếp thời gian biểu các môn học nằm trong phạm vi chương trình cho mình. Thậm chí, nếu bị điểm thấp bị rớt môn, thì người học hoàn toàn có thể đăng kí học cải thiện hay học lại, vấn đề ở chỗ chi phí không hè rẻ chút nào. Ngược lại, theo quy chế ở chương trình THPT, lịch học thì do trường quy định và điểm là điểm, bất di bất dịch, không thể thay đổi. Bị điểm kém là bị điểm kém, không có chuyện "quay ngược thời gian", "giá như cho em làm lại"...!

5. Thầy cô là BẠN, không phải Cha mẹ

Ở thời THPT, giáo viên rất quyền lực, lời nói thét ra lửa và có 2 món bảo bối rất lợi hại đó là sổ đầu bài và số điện thoại người thân. Nhưng may mắn thay, những thứ trên sẽ hoàn toàn biến mất khi bước vào giảng đường đại học. Các giảng viên sẽ là những người bạn đồng hành cùng sinh viên xuyên suốt môn học, sẽ không còn khoảng cách nào nữa. Sinh viên có thể tự do tranh luận, trao đổi vấn đề và nêu chính kiến cá nhân với giảng viên của mình. Thầy cô không chỉ truyền tải kiến thức mà còn có thể tiếp nhận thêm kiến thức mới ngay từ chính sinh viên của mình. Một môi trường vô cùng tuyệt vời để mọi người có thể học hỏi lẫn nhau.

6. Rất nhiều Hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ theo sở thích

Đại học là môi trường giúp cho sinh viên cải thiện được những kĩ năng mềm cần thiết. Em sẽ được tham gia vào các câu lạc bộ đội nhóm, các chiến dịch tình nguyện. Đây là những hoạt động giúp cho em cải thiện được những kĩ năng mềm cần thiết như nói trước đám đông, giao tiếp hay làm việc nhóm. Em sẽ được trãi nghiệm với những chuyến đi đến những miền quê trong chiến dịch Mùa Hè Xanh hay những ngày chạy dự án vất vả. Tất cả sẽ giúp em trở nên năng động hơn, quen được nhiều bạn mới và quan trọng hơn hết, em sẽ có được những kỉ niệm đáng nhớ trong thời sinh viên của mình.

7. Tạm biệt đồng phục, được ĂN MẶC tùy ý

Em sẽ chia tay với đồng phục thân thương và đầy kỉ niệm ở thời học sinh. Thay vào đó, em sẽ được diện những bộ quần mà mình thích khi lên đại học. Mỗi người mỗi phong cách ăn mặc khác nhau. Nhưng không cần những trang phục lộng lẫy hay quá cầu kì, em chỉ cần ăn mặc làm sao cho dễ nhìn, có thiện cảm một chút là được.

Vẫn còn nhiều sự khác biệt nữa giữa thời sinh viên và học sinh. Đây là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người, hãy sống - học tập - làm việc làm sao cho thật xứng đáng nhé!

Căn cứ vào số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê công bố tại Niên giám Thống kê năm 2021 (tính đến thời điểm 30/9/2021), Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam thống kê chi tiết, đối sánh các năm trong giai đoạn 2015-2021 để thấy rõ sự biến động về số lượng học sinh, số lớp học và tỷ lệ học sinh trung bình một lớp học những năm qua.

Nhìn chung, trong 6 năm 2015-2021, tổng số học sinh cả nước tăng 2,5 triệu, từ 19,3 lên 21,8 triệu, tăng khoảng 12,95%.

Một lớp đại học có bao nhiêu người năm 2024

Thống kê số học sinh từng cấp giai đoạn 2015-2021 (đơn vị: nghìn học sinh). Ảnh: Trần Lý

Cụ thể, trong giai đoạn 2015-2021, số lượng học sinh mẫu giáo có xu hướng giảm, năm 2015 là 3,978 triệu học sinh, năm 2021 có 3,895 triệu học sinh.

Riêng đối với học sinh phổ thông, trong giai đoạn 2015-2021 có xu hướng tăng. Năm 2015, số lượng học sinh phổ thông là 15,35 triệu học sinh, đến năm 2021 là 17,92 triệu học sinh (tăng hơn 2,5 triệu học sinh). Trong đó, tăng mạnh nhất ở cấp học tiểu học, từ 7.790 nghìn học sinh tăng lên thành 9.212 nghìn học sinh (tăng 1.422 nghìn học sinh).

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm đầu năm học 2021-2022, cả nước có 17,9 triệu học sinh phổ thông, tăng 2,1%, so với năm học trước, bao gồm: 9,2 triệu học sinh tiểu học, tăng 3,7%; 5,9 triệu học sinh trung học cơ sở, tăng 0,3% và 2,8 triệu học sinh trung học phổ thông, tăng 1,1%.

Trong khi số lượng học sinh tăng khoảng 12,95% trong giai đoạn 2015-2021 thì trong giai đoạn này số lớp học tăng khoảng 3,8% (năm 2015 có 648,2 nghìn lớp học, năm 2021 có 673 nghìn lớp học, như vậy trong 6 năm các cơ sở giáo dục được bổ sung thêm 24.800 lớp học).

Một lớp đại học có bao nhiêu người năm 2024

Thống kê số lớp học từng cấp giai đoạn 2015-2021 (đơn vị:nghìn lớp học). Ảnh:Trần Lý

Nhìn vào số lượng học sinh và số lượng lớp học, xu hướng tăng không đồng đều khiến tỷ lệ học sinh trên một lớp học liên tục tăng.

Ở bậc tiểu học, vào năm 2015, một lớp học trung bình có 27,5 học sinh. 6 năm sau, con số này tăng lên 31,9 học sinh. Tương tự, tại bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, số học sinh trên một lớp học lần lượt tăng từ 33,5 lên 37,3 và 37,8 lên 39,9.

Một lớp đại học có bao nhiêu người năm 2024

Thống kê số lượng học sinh trên lớp giai đoạn 2015-2021 (đơn vị:học sinh). Ảnh:Trần Lý

Tại Thông tư 28 năm 2020 về Điều lệ trường tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mỗi lớp học không quá 35 học sinh. Đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, do đặc thù dạy theo từng môn và tiết học, một lớp không quá 45 học sinh.

Dù tỷ lệ học sinh trên lớp học theo thống kê chưa vượt khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuy nhiên việc số lượng học sinh trung bình trong một lớp học ngày càng nhiều đặt ra vấn đề về việc đảm bảo chất lượng giáo dục, nhất là tại các đô thị lớn khi học sinh đông và tăng nhanh.

Cụ thể, số học sinh tăng dần đều qua các năm, tốc độ bổ sung lớp học không thể theo kịp nên Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm chỗ học cho học sinh, nhiều lớp lên tới 50-60 học sinh.

Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, năm học 2022-2023, thành phố dự kiến tăng hơn 21.000 học sinh. Trong đó, bậc mầm non tăng 6.587 học sinh, bậc trung học cơ sở tăng 13.661 học sinh, trung học phổ thông tăng 12.761 học sinh. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 575 phòng học mới dự kiến được đưa vào sử dụng trong năm học mới.

Ở Hà Nội, thực tế, nhiều trường tiểu học ở nội thành có sĩ số hơn 50 học sinh/lớp, thậm chí có nơi 60 em/lớp. Con số này vượt quá xa so với quy định Điều lệ trường tiểu học. Tình trạng này hiện diễn ra ở nhiều quận như Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Cầu Giấy,... nơi có nhiều chung cư cao tầng mọc lên nhanh chóng.

1 lớp học có bao nhiêu người?

Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh. Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều môn học. Biên chế giáo viên một lớp theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học.

1 lớp học tối đa bao nhiêu học sinh?

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì mỗi lớp học trung học phổ thông được phép có tối đa 45 học sinh theo quy định. Ngoài ra, đối với học sinh trung học phổ thông học trong trường chuyên thì số lượng tối đa mỗi lớp chuyên không quá 35 học sinh.

Có bao nhiêu trường cấp 3 ở Việt Nam?

Hiện cả nước có tổng số trường học năm học 2022 - 2023 cấp THCS là 11.356 trường, trong đó trường công lập có 11.033 trường, tư thục có 323 trường. Tổng số trường cấp THPT là 2.970 trường, trong đó công lập có 2.465 trường, tư thục có 505 trường.

Sĩ số lớp là gì?

Danh từ Số học sinh của một trường hay một lớp.