Móng tay có vết đen nhỏ là bệnh gì năm 2024

Quan tâm và chăm sóc móng tay không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn là cách theo dõi tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu bệnh tật trên cơ thể người. Đôi khi, các thay đổi bất thường ở móng tay lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh. Vậy, móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì? Cách điều gì ra sao? Hãy cùng IVIE- Bác sĩ ơi tìm hiểu về tình trạng sọc đen ở móng tay nhé!

1. Móng tay có sọc đen nhỏ là như thế nào?

Trước khi giải đáp câu hỏi móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì, Ở một người khỏe mạnh bình thường, móng tay thường có màu hồng nhạt đều đặn, dưới gốc móng tay (phần dưới cùng của móng) là phần bán nguyệt màu trắng hồng, khi sờ vào móng tay, bạn sẽ thấy móng tay trơn nhẵn, không nổi gờ rãnh bất thường.

Móng tay có sọc đen là tình trạng nổi các vạch đen hay nâu trên móng, các đường vạch này chạy dọc, dài từ cuối móng tay lên đến trên cùng. Móng tay có thể nổi gờ rãnh hoặc không. Sọc đen trên móng tay có thể ở tất cả các ngón, xuất hiện ở một hoặc nhiều móng khác nhau.

Móng tay có vết đen nhỏ là bệnh gì năm 2024

Móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì đã được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp phía trên, cùng với những thông tin hữu ích về cách điều trị và phòng tránh để có một bộ móng khỏe đẹp. Và IVIE - Bác sĩ ơi cũng muốn nhắn nhủ đến các bạn thông điệp rằng: Bạn cần quan tâm đến sức khỏe của mình, ngay từ những dấu hiệu nhỏ nhất!

Gần đây, một đồng nghiệp của tôi gần 50 tuổi bất ngờ phát hiện dưới móng tay cái có một dải màu đen nhạt chạy dài, đây có phải là dấu hiệu cảnh báo ung thư da hay không và nên làm gì để chẩn đoán bệnh? (Quỳnh Hoa, Hà Nội).

Điều dưỡng Đặng Thị Dịu Hiền, Trung tâm Da liễu Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), tư vấn:

Dải sắc tố tại móng là một thuật ngữ y học được sử dụng để mô tả sắc tố đen hoặc nâu của móng, đặc trưng bởi sự xuất hiện của một dải sắc tố (một phần hoặc toàn bộ) chạy dọc theo chiều dài móng.

Biểu hiện bệnh là do sự lắng đọng tế bào sắc tố được gọi là tế bào melanoctyte tại vùng dưới móng. Các tế bào sắc tố này thường liên kết với nhau cùng với sự phát triển của móng theo chiều dọc gây ra các đường tăng sắc tố màu nâu hoặc màu đen trên móng.

Nguyên nhân gây sắc tố đen hoặc nâu của móng:

- Chấn thương móng (thường bắt đầu trên hoặc gần gốc móng tay)

- Mụn cóc (dưới móng tay)

- Nấm móng (bệnh nhiễm trùng móng thường gặp)

- Bệnh vẩy nến móng tay (rối loạn tự miễn dịch)

- Lichen planus (tình trạng viêm da được cho là tự miễn dịch)

- Viêm quanh móng mạn tính

- U hạt nhiễm khuẩn

- Bệnh Addison (suy tuyến thượng thận do bệnh tự miễn, ung thư, nhiễm trùng hoặc khối u tuyến yên)

- Di truyền

- Hóa trị, xạ trị

Dấu hiệu nhận biết

- Tổn thương lành tính: Melanonychia dọc lành tính được nhận biết bởi sự xuất hiện của các sọc màu nâu nhạt đến đậm, song song và đều đặn về màu sắc, đường viền sẽ được xác định rõ ràng và chiều rộng thường nhỏ hơn 3mm.

- Ung thư hắc tố dưới móng: Bệnh chủ yếu được phát hiện ở những người trên 50 tuổi và được coi là hiếm, chỉ chiếm 0,35-0,7% của tất cả các loại ung thư da.

Các dấu hiệu của bệnh ung thư hắc tố dưới móng gồm: Thương tổn chiếm hơn 2/3 tấm móng; màu sắc xám hoặc đen pha nâu; sắc tố màu nâu và dạng hạt không đều; các biến thể về màu sắc và độ dày của sọc; sự biến dạng của tấm móng; một trong những dấu hiệu chính của u hắc tố dưới da là “dấu hiệu Hutchinson” (tăng độ rộng của dải sắc tố vùng gần gốc móng hoặc 2 bên).

Ung thư hắc tố dưới móng chỉ có thể được chẩn đoán xác định bằng sinh thiết móng tay. Vì vậy, nếu có biểu hiện sắc tố bất thường tại móng, bạn nên khuyên đồng nghiệp của bạn gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra, đánh giá.

Móng tay có vết đen nhỏ là bệnh gì năm 2024

Dấu hiệu dễ nhận biết của loại ung thư da ác tính nhấtUng thư tế bào hắc tố là loại ác tính nhất trong các loại ung thư da, tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện và điều trị muộn.

Bạn có chăm sóc tốt cho móng tay của mình không? Móng tay là bộ phận có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Khi móng tay xuất hiện những đường sọc lạ hoặc có sự bất thường về màu sắc thì cần chú ý, đó có lẽ là cảnh báo về sức khỏe đến từ cơ thể bạn.

Trong số 8 loại tình trạng của móng tay, cái nào là nguy hiểm nhất?

Móng tay khỏe mạnh sẽ có màu sắc hồng hào, không có sọc và đốm; móng cứng, cong, nhẵn và bóng. Ngược lại, nếu móng tay có các đường sọc lạ hoặc màu sắc không còn hồng hào thì hãy chú ý. Một số không liên quan đến tình trạng thân thể, nhưng một số khác lại là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm về bệnh.

1. Móng tay có sọc ngang

Bác sĩ Thái Dật San (Cai Yishan), Giám đốc Khoa Da liễu của Phòng khám Liên Hợp Kinh Nghiễn, Đài Bắc, chỉ ra rằng, nếu móng tay có những sọc ngang thì có nghĩa là cơ thể từng có tình trạng nghiêm trọng, có thể là bệnh nặng hoặc viêm nhiễm nặng. Ví dụ, một bệnh nhân nhiễm COVID-19 phát hiện ra rằng sau khi xuất viện 2-3 tháng, gần như tất cả mười móng tay đều có sọc ngang. Cũng có những trẻ bị nhiễm enterovirus, móng tay sẽ có sọc sau khi khỏi bệnh.

May mắn là, thuận theo việc móng tay dài ra, những sọc ngang này sẽ từ từ di chuyển lên trên, và khi móng mọc đến một mức độ nhất định, bạn sẽ có thể cắt bỏ những sọc ngang này.

2. Móng tay có sọc dọc

Trái ngược với đường sọc ngang, kiểu sọc thẳng đứng này không phải lúc nào cũng xuất hiện trên mọi ngón tay. Sự xuất hiện của các sọc dọc đại biểu cho sự lão hóa của móng tay, sau độ tuổi 40 hoặc 50, móng tay của một số người sẽ dễ có các sọc thẳng đứng. “Chúng tôi nói đùa rằng đây là nếp nhăn của móng tay”, bác sĩ Thái Dật San nói.

Khi càng lớn tuổi, bạn không chỉ dễ bị các đường sọc dọc mà móng của bạn sẽ ngày càng mọc chậm hơn, chất móng cũng ngày càng xấu đi, không còn đẹp như khi còn trẻ.

3. Trên móng tay xuất hiện những vết rỗ nhỏ

Móng tay có những vết rỗ nhỏ giống như dùng đinh gõ lỗ trên móng tay. Đây có thể là cơ thể mắc bệnh tuyến giáp, bệnh tự miễn, rụng tóc từng mảng, vảy nến v.v.

4. Vùng móng tay màu hồng nhỏ dần

Thông thường khi cắt tỉa móng người ta sẽ cắt bỏ phần màu trắng, có người lại thấy vùng móng tay màu hồng nhỏ dần, đó là giường móng bị tách rời. Nếu sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt, các chất hóa học này sẽ không ngừng ngấm vào móng, khiến vùng móng màu hồng ngày càng nhỏ lại.

Để ngăn giường móng bị tách rời, bạn có thể thoa một ít Vaseline lên phần tiếp giáp giữa móng tay và phần thịt, sẽ khởi được tác dụng bảo vệ.

Móng tay có vết đen nhỏ là bệnh gì năm 2024
Móng tay xuất hiện sọc ngang, sọc dọc, vết rỗ nhỏ hoặc vùng móng tay màu hồng trở nên nhỏ hơn, đều là phản ánh tình trạng của thân thể. (Ảnh: Sức khỏe 1 + 1 / Epoch Times)

5. Móng tay đổi màu

Các bệnh mãn tính ở gan, thận, tim, phổi v.v. đặc biệt là chức năng tim phổi có vấn đề sẽ khiến móng tay người bệnh bị đổi màu.

Bác sĩ Thái Dật San lấy ví dụ, người hút thuốc lâu năm móng tay sẽ không hồng mà chuyển sang màu trắng. Cô nhấn mạnh, móng tay là vị trí rất tốt để quan sát sự tuần hoàn, nếu móng tay đổi màu, ví dụ như trở nên trắng đục, hoặc sau khi ấn xuống móng tay mà tốc độ trở lại màu hồng rất chậm, thì đều cần chú ý xem chức năng tim phổi có vấn đề hay không.

6. Móng tay xuất hiện đường màu đen, đốm đen

Nếu bạn có các đốm đen hoặc đường màu đen trên móng tay hoặc móng chân, bạn nên đi khám vì đó có thể là ung thư tế bào hắc tố. Đây là căn bệnh ung thư da ác tính, người bệnh có các đốm đen xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân và móng tay v.v. có tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh ung thư tế bào hắc tố được bác sĩ Thái Dật San mô tả là “ác quỷ kinh hoàng”, thường bị mọi người nhầm lẫn với các vết bầm tím. Cô từng khám cho một phụ nữ khoảng 60 tuổi xuất hiện một đốm đen trên móng chân, bệnh nhân luôn nghĩ là vết bầm do ngón chân đụng vào đồ vật gây nên. Kết quả là các đốm đen ngày càng lớn và lan ra các ngón chân. Người phụ nữ này đi kiểm tra sức khỏe tổng thể mới phát hiện ra mình bị ung thư tế bào hắc tố.

Cô Thái Dật San giải thích, các vết bầm tím rất giống các đốm đen trong bệnh ung thư tế bào hắc tố, nhưng đốm đen do ung thư tế bào hắc tố sẽ lan ra đến vùng da bên ngoài.

Các vết bầm tím trên móng tay sẽ cần một thời gian dài để biến mất, móng tay sẽ cần nửa năm, còn móng chân sẽ mất đến một năm. Bởi vì móng tay mọc rất chậm, người trẻ cứ sáu tháng mới mọc một vành, móng chân thì mỗi năm mọc một vành, người già thì mọc càng chậm hơn. Vì vậy, khi trên móng tay xuất hiện những đường đen thì bạn nên đi khám.

7. Móng tay có đốm trắng

Người ta thường cho rằng những đốm trắng trên móng tay là do thiếu chất dinh dưỡng, nhưng thực tế đây là một quan điểm sai lầm. Các đốm trắng trên móng tay không liên quan đến suy dinh dưỡng mà là do va chạm. Các vết sưng tấy nặng có thể gây bầm tím, còn các vết sưng nhẹ, nông, có thể tạo thành các đốm trắng.

8. Móng tay dễ bị gãy và bong tróc

Có một câu nói phổ biến là, móng tay dễ gãy là vì thiếu canxi. Bác sĩ Thái Dật San cho biết hai cái này không liên quan gì đến nhau, trừ khi giảm cân quá mức dẫn đến chán ăn, như thế sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và khiến móng tay xấu đi.

Móng tay được cấu tạo từ chất sừng cứng, chất sừng ở móng tay của trẻ em còn non nớt nên rất dễ gãy hoặc bong tróc, sau khi lớn lên sẽ được cải thiện. Nếu móng tay vẫn dễ bị gãy sau khi trưởng thành, thì có thể liên quan đến việc móng tay không đủ độ ẩm. Những người có móng tay mỏng manh như vậy thì không nên để móng tay quá dài, bạn cũng có thể xoa một ít kem dưỡng da tay có chứa ure để móng tay cứng hơn.

Một số người thường xuyên phải tiếp xúc với nước tại nơi làm việc, điều này cũng khiến móng tay dễ bị gãy. Bác sĩ Thái Dật San gợi ý rằng bạn có thể bổ sung biotin (còn được gọi là vitamin H), sẽ có thể giúp cho chất móng tốt hơn. Cô chia sẻ: “Tôi cũng từng dùng nó, và móng tay của tôi thực sự đã phát triển khỏe hơn, tốc độ mọc cũng nhanh hơn”.