Mới tiêm vaccine có được uống nước ngọt không

Bổ sung nước và vi chất sau tiêm vaccine Covid-19

Sau tiêm vaccine Covid-19, bạn nên bổ sung đủ nước và chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục, khỏe mạnh.

Khi tiêm vaccine, tùy theo cơ địa của từng người, các phản ứng ở mức độ khác nhau như sốt nhẹ, đau mỏi khắp người, đau sưng tại chỗ tiêm... Các triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau 1-2 ngày.

Để giảm tình trạng khó chịu này, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi, cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi, khỏe mạnh.

Bổ sung nước cho cơ thể

Sau tiêm vaccine Covid-19 thường có dấu hiệu sốt, đau ở vết tiêm, đau mỏi cơ thể. Vì thế, cần thiết bổ sung nước cho cơ thể, nhất là vào những ngày nắng nóng. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép... cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

Người trưởng thành cần bổ sung khoảng 2,5 lít một ngày, trong đó nước uống bổ sung khoảng 1,2-1,4 lít một ngày [tương đương 6-7 cốc nước], còn lại là nước đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống.

Uống nước từ từ, không nên uống nhiều một lúc. Bổ sung nước vào cơ thể quá nhiều trong một thời gian ngắn, cảm giác khát không giảm, thậm chí còn tăng. Uống nhiều một lúc làm lượng mồ hôi bài tiết ra nhiều hơn, cơ thể càng mệt mỏi hơn vì mất quá nhiều chất điện giải. Do đó, uống nước càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, sẽ giảm cơn khát tốt hơn.



Ăn đa dạng thực phẩm, phối hợp 15-20 thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong ngày. Ảnh: Great Courses Daily.


Chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng

Sau khi tiêm, người mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau, cần chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua..., chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu trường hợp sốt cao, đau nhiều thì có thể uống thuốc hạ sốt giảm đau.

Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chế độ ăn hàng ngày cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng từ nguồn động vật và thực vật.

Ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, phối hợp 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật [thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản, đậu, đỗ...]. Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín.

Chế độ ăn đảm bảo đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55-65% tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do chất béo cung cấp chiếm 20-25% và 15-20% là từ chất đạm.

Thực phẩm phải tươi sống, không ăn thịt gia cầm, gia súc chết do nhiễm bệnh. Ăn chín, uống sôi, không ăn khi thực phẩm chưa chín như món tái, gỏi, tiết canh, trứng ốp la, trứng sống...

Vệ sinh dao thớt và rửa tay bằng xà phòng trước, trong, sau khi chế biến thực phẩm.

Cách xử trí một số phản ứng thông thường

Phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm là sốt, vết tiêm nổi mẩn, mưng mủ. Tùy cơ địa từng người, từng loại vaccine, sẽ có phản ứng khác nhau. Vì vậy, sau tiêm vaccine, cần ở lại điểm tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, sau đó tiếp tục theo dõi tại nhà, nếu có biểu hiện bất thường cần thông báo hoặc đến ngay cơ sở y tế.

Sốt: Đây là phản ứng phổ biến nhất sau khi tiêm. Đây là cách cơ thể phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau tiêm 1-2 ngày. Nếu sốt đau, có thể sử dụng thuốc hạ sốt chống viêm. Trường hợp, sốt không giảm [trên 39 độ C], liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời.

Vết tiêm bị sưng đỏ, đau: Tình trạng này có thể tồn tại vài ngày, hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau.

Dị ứng: Sau khi tiêm, bạn có thể nổi các vết ban mề đay hoặc ngứa toàn thân... Thông thường, các biểu hiện dị ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nếu cơ thể cảm thấy khó chịu thì phải tham vấn ý kiến bác sĩ, dùng thuốc chống dị ứng, thậm chí nhập viện.


[Nguồn: vnexpress.net]

//www.quangninhcdc.vn/suc-khoe-cong-dong/dinh-duong/bo-sung-nuoc-va-vi-chat-sau-tiem-vaccine-covid19.17330.html

- 6 December 2021

Sử dụng vắc - xin COVID-19 cho trẻ đúng thời điểm không những bảo vệ cho trẻ mà còn làm tăng miễn dịch cộng đồng, bảo vệ cả cho những người xung quanh có hệ miễn dịch suy yếu. Để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng của việc tiêm vắc xin, các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.

Nhập thông tin  tiêm vắc xin COVID-19 mũi 2 cho học sinh trường THPT Hoàng Văn Thụ tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng, cần cho trẻ ăn đầy đủ. Trong khi chờ tiêm có thể cho trẻ uống nước lọc, ăn nhẹ. Không ăn quá no nhưng tuyệt đối không để bụng đói vì có thể gây hoa mắt, chóng mặt, nhất là với những trẻ sợ tiêm. Không nên cho trẻ dùng  các loại thực phẩm có chứa caffein [như trà, cà phê, sôcôla, nước tăng lực…] vì caffein trong các loại thực phẩm này có thể gây ra cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, lo lắng, bồn chồn, khó chịu dạ dày hay buồn nôn, đau đầu,  từ đó có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêm phòng của trẻ. Cần cho trẻ ăn đầy đủ, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính [bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất] và đa dạng các loại thực phẩm. 

Tùy vào tình trạng của trẻ sau tiêm cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn phù hợp như các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa [súp, cháo, sữa…].Sau khi tiêm vaccine, trẻ thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể là việc rất cần thiết. Uống đủ nước giúp máu lưu thông tốt hơn để cung cấp đủ ôxy cho các tế bào, từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nên cho trẻ uống các loại nước như : Nước lọc, có thể bổ sung nước chanh, nước cam, nước bưởi ép… để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra có thể uống nước rau, nước oresol, nước có pha thêm chút muối...Khi uống nước nên uống từ từ, càng chậm càng tốt và chia nhỏ lượng nước cần uống sẽ giúp giảm cơn khát tốt hơn.

Nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh và trái cây, các lợi khuẩn đường ruột. Chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, E, B2, B6, B12, folic acid và các khoáng chất như sắt, selenium, kẽm. Nên tránh các loại thực phẩm chứa béo bão hòa hay thức ăn chiên, xào… gây khó tiêu. Một số thực phẩm tự nhiên tốt cho trẻ sau tiêm vaccine COVID-19 là : các loại cá [ đặc biệt các loại cá thu, cá ngừ, cá trích… là những thực phẩm giàu omega 3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm]; Thịt gà [ nguồn thực phẩm giàu protein ] ; Trứng [ chứa nhiều dưỡng chất, là nguồn cung cấp protein dồi dào và chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch ]; Nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Vitamin A có nhiều trong gấc, xoài, rau dền, rau ngót, gan động vật…Vitamin nhóm B có nhiều trong tim, gan, các loại đậu, mầm lúa mì, ngũ cốc…Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, quýt, bưởi, rau mồng tơi, rau ngót, rau đay, rau dền…Vitamin D có trong trứng, sữa, cá, gan cá, hải sản…Vitamin E có trong lạc, vừng, đậu tương, giá đỗ, các loại rau lá xanh đậm, dầu ôliu, dầu hướng dương… Sắt có trong nấm hương, mộc nhĩ, bầu dục lợn, cua đồng, đậu tương, rau dền đỏ…Kẽm có trong hàu, ngao, tôm, sò, cá, trứng, thịt, sữa… Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung vi chất cho trẻ qua các loại thực phẩm được tăng cường bổ sung khoáng chất. Trẻ nên được khuyến khích ăn trái cây, rau xanh thay vì uống nước ép trái cây, nếu trẻ khó ăn thì phụ huynh nên lựa chọn các loại nước ép trái cây tự nhiên và không thêm chất tạo ngọt.

Trẻ nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc theo nhu cầu của từng độ tuổi đối với trẻ  [trẻ > 12 tuổi cần ngủ từ  7 - 11 tiếng/ngày. Trẻ có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ khoảng 15-20 phút/ngày giúp hỗ trợ tuần hoàn máu nhưng cần tránh các vận động mạnh. Nếu trẻ có những phản ứng bất thường sau tiêm chủng, thì gia đình, người chăm sóc cần liên hệ với cơ sở y tế để được can thiệp sớm.

                                                                          Minh Anh- TTKSBT

Video liên quan

Chủ Đề