Miễn nhiệm và bãi nhiệm cách chức

Miễn nhiệm là gì? Có mấy hình thức miễn nhiệm? Miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức giống và khác nhau như thế nào? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Tại khoản 6 Điều 7 luật Cán bộ, công chức 2008 giải thích khái niệm miễn nhiệm “6. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.”

Miễn nhiệm là gì?

Cán bộ, công chức có thể bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 29 luật Cán bộ, công chức “3. Cán bộ 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trí công tác khác. Cán bộ 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ.” và khoản 1 Điểu 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Điều 66. Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý 1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
  • Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
  • Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
  • Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
  • Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.

>> Xem thêm: Pháp chế là gì?

Cán bộ, công chức được xin miễn nhiệm trong trường hợp quy định tại Điều 30 luật Cán bộ, công chức

Điều 30. Xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm:

  • Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
  • Không đủ sức khỏe;
  • Không đủ năng lực, uy tín;
  • Theo yêu cầu nhiệm vụ;
  • Vì lý do khác.
  • Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Miễn nhiệm – Bãi nhiệm – Cách chức
Miễn nhiệm Bãi nhiệm Cách chức
Khái niệm Tại khoản 6 Điều 7 luật Cán bộ, công chức “Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.” Tại khoản 7 Điều 7 luật Cán bộ, công chức “Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.” Tại khoản 9 Điều 7 luật Cán bộ, công chức “Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.”
Đối tượng Cán bộ, công chức  Cán bộ, công chức Cán bộ, công chức
Mức độ Nhẹ  Nặng Rất nặng
    Điều kiện áp dụng  Không hoàn thành nhiệm vụ; Thiếu trách nhiệm; Yêu cầu của nhiệm vụ; Do nhu cầu sức khoẻ hoặc lý do khác của cán bộ, công chức Vi phạm pháp luật; vi phạm đạo đức, xã hội; Không xứng đáng giữ chức vụ được giao. Vi phạm pháp luật thuộc phạm vi, quyền hạn; Không xứng đáng với trách nhiệm và sự tín nhiệm được giao
Hình thức  Cấp trên ra quyết định miễn nhiệm hoặc người đang giữ chức vụ xin miễn nhiệm và được cấp trên đồng ý Cử tri, cơ quan có thẩm quyền thức hiện việc bãi nhiệm Cấp trên có quyền cách chức cấp dưới
Hệ quả pháp lý  Làm việc tại một vị trí, chức vụ khác hoặc không còn làm việc trong cơ quan nhà nước Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước

– Hiến pháp 2013.

– Luật Cán bộ, công chức 2008.

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật Viên chức 2019.

– Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

11h52 ngày7/6, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn đã có mặt tại Trung tâm báo chí kỳ họp để thông báo kết quả phiên họp riêng về công tác nhân sự của Quốc hội, sáng cùng ngày.

Theo đó, tại phiên họp riêng của Quốc hội sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Thanh Long, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long. Thủ tướng Chính phủ đã trình Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế đối nhiệm kỳ 2021 - 2026 với ông Nguyễn Thanh Long.

Sau khi thảo luận tại Đoàn, Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu và tiến hành bãi nhiệm đại biểu Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín. Theo đó, đã có 94,79% đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tán thành việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Thanh Long; và có 94,39% đại biểu Quốc hội bỏ phiếu kín tán thành việc phê chuẩn cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế đối với ông Nguyễn Thanh Long.

Điều 40 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định: Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Ở đây, số đại biểu Quốc hội biểu quyết đều đạt cao, hơn 90%.

Sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua các nghị quyết.

Ông Nguyễn Thanh Long.

Ông Nguyễn Thanh Long [SN 1966], quê xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, là GS.TS Y học, Bộ trưởng Bộ Y tế, Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Năm 1990, ông tốt nghiệp bác sỹ y khoa tại Trường đại học Y Thái Bình [nay là Trường đại học Y dược Thái Bình].

Từ năm 1995 - 2003 là chuyên viên Vụ Y tế dự phòng.

Từ năm 2003 đến tháng 5/2005: Trưởng phòng Kiểm soát và phòng, chống HIV/AIDS, Cục Y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS.

Tháng 3/2008  đến tháng 11/2011: Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS.

Tháng 12/2011 đến tháng 9/2018, ông Nguyễn Thanh Long được Thủ tướng bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế.

Tháng 10/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định điều động, bổ nhiệm ông giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Từ tháng 1/2020 đến tháng 7/2020, ông được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế.

Tháng 7/2020, Bộ Chính trị đã ra Quyết định chỉ định Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế đối với ông Nguyễn Thanh Long - Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế. Đồng thời, ông được Thủ tướng ra quyết định giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tháng 11/2020, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Long giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế với 95,42% đại biểu tán thành.

Cuối tháng 1 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Ngày 6/6/2022, tại Kỳ họp bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII để xem xét, thi hành kỷ luật, ông bị khai trừ ra khỏi Đảng.

Quá trình 32 năm công tác, trong đó có ông Nguyễn Thanh Long từng được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc [năm 2011], Huân chương Lao động hạng Ba [năm 2010], 2 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong vụ Việt Á, Ban Bí thư nhận định, ông Nguyễn Thanh Long đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Bộ Y tế.

Liên quan vụ án tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, qua xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Y tế đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để một số lãnh đạo Bộ và đơn vị vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong việc đánh giá chuyên môn, kiểm tra, giám sát; cấp phép, cấp số đăng ký lưu hành; hiệp thương giá và mua sắm bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.

Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt.

Ngoài Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á và các thuộc cấp bị bắt giam, khởi tố, điều tra, Cơ quan CSĐT đã khởi tố, điều tra mở rộng, bắt giam hơn 50 bị can, trong đó có lãnh đạo một số vụ, cục thuộc Bộ Y tế, Bộ KH&CN, lãnh đạo Học viện Quân y - Bộ Quốc phòng, Giám đốc CDC các địa phương...

Gần đây nhất, ngày 25/5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Huỳnh, Phó Trưởng phòng Quản lý giá, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vì lợi dụng vai trò là Thư ký ông Nguyễn Thanh Long thời kỳ làm Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế để giới thiệu, can thiệp và tác động đến việc trình, ký đề xuất Bộ Y tế ban hành Quyết định cấp Số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm cho Công ty Việt Á trái quy định của pháp luật.

Sau khi được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành, Phan Quốc Việt đã thông đồng với lãnh đạo các đơn vị y tế hợp thức hồ sơ chỉ định thầu, nâng khống giá bán lên mức 470.000 đồng/kit xét nghiệm. Công ty này đã cung ứng kit xét nghiệm cho CDC và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước, với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng, trong đó phí bôi trơn là 800 tỷ đồng.

An Quỳnh

Video liên quan

Chủ Đề