Mệnh giá trái phiếu là gì năm 2024

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ với người nắm giữ.

Chứng khoán là khái niệm được dùng khi đề cập đến các sản phẩm tài chính xác nhận sở hữu hợp pháp đối với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Khái niệm chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ, chứng quyền...

Trong số các loại chứng khoán, trái phiếu là loại xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành [doanh nghiệp hoặc chính phủ] với người nắm giữ trái phiếu [người cho vay] với một khoản tiền trong một thời gian xác định.

Đơn vị phát hành trái phiếu phải trả lợi tức cho người sở hữu trái phiếu và hoàn trả khoản tiền vay khi trái phiếu đáo hạn.

Thu nhập của trái phiếu được gọi là lợi tức - là khoản tiền lãi được trả cố định thường kỳ cho người nắm giữ và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của đơn vị phát hành.

Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, người nắm giữ trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu. Khác với người nắm giữ cổ phiếu, trái chủ [người nắm giữ trái phiếu] không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty.

Có nhiều loại trái phiếu khác nhau, được phân loại tuỳ theo đơn vị phát hành [trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ], lợi tức [lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất bằng 0], mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất trái phiếu...

Phân loại theo chủ thể phát hành:

Trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc các chương trình, dự án thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước. Trái phiếu Chính phủ thường có lãi suất thấp nhưng ít rủi ro nhất so với các loại chứng khoán khác.

Trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phát hành với kỳ hạn từ một năm trở lên nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương. Nguồn tiền hoàn trả trái phiếu thường là nguồn thu ngân sách địa phương.

Trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp [trong đó bao gồm ngân hàng] phát hành để đáp ứng nhu cầu vốn theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ.

Phân loại theo tính chất trái phiếu:

Trái phiếu chuyển đổi [chỉ có ý nghĩa khi chủ thể phát hành là doanh nghiệp] là loại có thể chuyển thành cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai. Trái phiếu chuyển đổi thường có lãi suất thấp nhưng thu hút nhà đầu bởi tỷ lệ chuyển đổi hấp dẫn.

Trái phiếu không chuyển đổi có tính chất ngược lại.

Phân loại theo lợi tức trái phiếu:

Trái phiếu lãi suất cố định là loại trái phiếu đã xác định lợi tức [%] và các đợt trả lãi trong suốt kỳ hạn trái phiếu trên hợp đồng giao dịch trái phiếu.

Trái phiếu lãi suất thả nổi là loại trái phiếu có một mức lợi tức xác định trước, cộng thêm một khoản lợi tức biến động theo lãi suất tham chiếu. Các doanh nghiệp trong nước thường chọn lãi suất tham chiếu là lãi suất trung bình kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng nhà nước gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank.

Trái phiếu có lãi suất bằng không là loại trái phiếu mà trái chủ không nhận lợi tứ, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn.

Phân loại theo phương thức đảm bảo:

Trái phiếu có tài sản đảm bảo là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành dùng tài sản như bất động sản, máy móc – thiết bị, cổ phiếu để đảm bảo cho việc phát hành. Thông thường tài sản cầm cố có giá trị thị trường lớn hơn mệnh giá trái phiếu đã phát hành. Trong trường hợp tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán, trái chủ có quyền phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi số tiền còn nợ.

Mệnh giá là giá trị của một trái phiếu và thường là 100.000 Vnđ cho mỗi trái phiếu. Giá khi nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp thường sẽ có sự khác biệt so với mệnh giá này và được xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Contents

Trái phiếu doanh nghiệp là một chứng khoán có thu nhập cố định. Khi nhà đầu tư mua trái phiếu được doanh nghiệp chào bán lần đầu ra công chúng [hay còn gọi là thị trường sơ cấp], thì sẽ phải trả một mức giá bằng nhau cho mỗi trái phiếu và số tiền đó được gọi là mệnh giá của trái phiếu.

Đổi lại, doanh nghiệp phát hành trái phiếu hứa sẽ trả lại cho nhà đầu tư mệnh giá này sau một khoảng thời gian nhất định nếu nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn. Trong thời gian đó, bạn vẫn sẽ nhận được các khoản thanh toán lãi suất đã được cam kết từ trước.

Một số nhà đầu tư sẽ đầu tư có thể bán trái phiếu trước khi đáo hạn, khi đó giá trị của trái phiếu sẽ không còn là mệnh giá nữa mà sẽ được xác định bởi thị trường thứ cấp.

Giá trị thị trường của trái phiếu doanh nghiệp

Giá trị thị trường của trái phiếu doanh nghiệp là giá thực tế mà nhà đầu tư này có thể bán trái phiếu cho một nhà đầu tư khác trước khi trái phiếu đến hạn. Thời gian trong tương lai mà trái phiếu tồn tại còn được gọi là thời gian đáo hạn hay thời hạn của trái phiếu.

Giá trị thị trường của trái phiếu chủ yếu được xác định bởi lãi suất hiện hành. Nếu thị trường hoạt động bình thường, giá trị của trái phiếu có thể sẽ thấp hơn hoặc cao hơn một chút so với mệnh giá ban đầu

Mệnh giá và giá trị thị trường của trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp như thế nào?

Mệnh giá và giá trị thị trường của trái phiếu khi lãi suất tăng

Nếu bạn mua một trái phiếu doanh nghiệp ở cấp đầu tư với số tiền bằng mệnh giá trong môi trường lãi suất thấp thì khi lãi suất tăng lên, giá trị của trái phiếu lúc này sẽ có xu hướng giảm xuống và thường thấp hơn mệnh giá đối với bất kỳ người mua tiềm năng nào.

Điều này là do người bán trái phiếu cần giảm giá để bù đắp cho mức lãi suất cao hơn mà những người mua có thể nhận được từ một trái phiếu mới phát hành trên thị trường. Các trái phiếu sẽ cạnh tranh nhau về giá và lãi suất để thu hút nhà đầu tư.

Nếu bạn quyết định giữ trái phiếu của mình cho đến khi đáo hạn thì vẫn sẽ nhận được số tiền bằng mệnh giá, nhưng khi cần rút tiền ngay bằng cách bán trái phiếu trước khi đáo hạn, thì số tiền thực tế nhận được có thể ít hơn mệnh giá.

Mệnh giá và giá trị thị trường của trái phiếu khi lãi suất giảm

Ngược với trường hợp trên, nếu bạn mua trái phiếu khi lãi suất thị trường đang cao và có xu hướng giảm xuống, thì giá trị thị trường của trái phiếu lúc này có thể cao hơn so với mệnh giá.

Người mua sẽ phải ra giá cao hơn mệnh giá để thuyết phục bạn bán trái phiếu với mong muốn nhận được khoản thánh toán lãi suất cao hơn lãi suất hiện hành từ trái phiếu đó. Nói cách khác thì việc bán trái phiếu bằng với mệnh giá trong môi trường lãi suất đang giảm sẽ là lỗ cho người bán.

Trái phiếu rác – trái phiếu lãi suất cao

Trái phiếu lãi suất cao hay còn gọi là trái phiếu rác thường được phát hành bởi các doanh nghiệp có xác suất thanh toán các khoản lãi suất hoặc mệnh giá trái phiếu khi đáo hạn khá thấp. Nghĩa là những tổ chức phát hành loại trái phiếu này có nguy cơ vỡ nợ cao hơn so với các trái phiếu có chất lượng tín dụng tốt

Các nhà đầu tư khi mua trái phiếu rác thì sẽ chịu rủi ro cao hơn so với các trái phiếu ở cấp đầu tư. Vì lý do này, tổ chức phát hành trái phiếu rác sẽ cung cấp một mức lãi suất cao hơn để bù đắp cho những rủi ro và hấp dẫn nhà đầu tư.

Thông thường, các phiếu rác sẽ có thời gian đáo hạn ngắn hơn và giá thị trường của chúng cũng liên quan nhiều hơn đến chất lượng tín dụng của doanh nghiệp phát hành. Vì vậy, trái phiếu rác thường ít biến động giá do lãi suất thị trường và có xu hướng giao dịch giống như cổ phiếu hơn.

Suy thoái và khủng hoảng

Thực tế là nhiều nhà đầu tư trái phiếu thường hy vọng thị trường suy thoái, bởi vì suy thoái có xu hướng làm giảm lãi suất và khiến cho trái phiếu có giá trị hơn. Điều này cũng đặc biệt đúng trong một cuộc khủng hoảng tài chính.

Trái phiếu doanh nghiệp iBond Techcombank

Rủi ro lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp

Sự biến động về lãi suất thị trường có thể dẫn đến sự biến động về giá của tất cả các loại trái phiếu, kể cả trái phiếu doanh nghiệp. Cho dù bạn mua trái phiếu ở cấp đầu tư hay trái phiếu rác đều có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, so với các hình thức đầu tư tài chính khác ví dụ như cổ phiếu, thì trái phiếu vẫn ít biến động.

Đầu tư an toàn hơn với trái phiếu iBond

Nếu bạn là một nhà đầu tư thận trọng, mong muốn một khoản đầu tư có thể đem lại dòng thu nhập ổn định vỡi lãi suất cao hơn so với nhiều loại chứng khoán nợ khác thì trái phiếu doanh nghiệp chất lượng cao là sự lựa chọn đáng xem xét

Chẳng hạn như sản phẩm Trái phiếu doanh nghiệp iBond được thiết kế bởi Techcom Securities [TCBS] bao gồm trái phiếu của những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam – là đối tác tin cậy của Techcombank

Trái phiếu doanh nghiệp iBond có những ưu điểm vượt trội giúp mang lại lợi nhuận tương đối ổn định, ít rủi ro và có nhiều lựa chọn đa dạng phù hợp với nhiều mục tiêu đầu tư khác nhau

Nhà đầu tư có thể lựa chọn mã trái phiếu iBond pro bao gồm các trái phiếu ngắn hạn [đáo hạn dưới 1 năm] với mức lãi suất 8%/năm hoặc mã iBond prix được hỗ trợ dịch vụ môi giới bán lại trái phiếu khi cần với mức lãi suất lên đến trên 10%/năm

Trái phiếu iBond được giao dịch rộng rãi trên toàn quốc và ngày càng được khách hàng đón nhận với tính năng giao dịch trực tuyến dễ dàng. Nhà đầu tư chỉ cần mở tài khoản TCBS cá nhân và đặt mua trái phiếu phù hợp. Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán tại đây

Chủ Đề