Men sống hồng sâm có tốt không

Mỗi ngày 1 hũ sữa chua = 1 gói men sống hồng sâm MEN VI SINH VÀ MEN TIÊU HÓA GIỐNG HAY KHÁC NHAU ? 1. Cùng hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa của trẻ, vậy men vi sinh và men tiêu hóa khác nhau thế nào, vai trò cụ thể của hai loại men này là gì? - Men vi sinh là các chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích, khi uống vào nhằm cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn ruột và có lợi ích cho sức khỏe người dùng. Trong ruột già của một người khỏe mạnh có những loại vi khuẩn thường trú ở đây, ngoài vi khuẩn gây bệnh còn có vi khuẩn có ích. Các vi khuẩn có ích giúp tiêu hóa tốt thức ăn, tạo hệ sinh thái cân bằng trong đường ruột và bảo vệ ruột già. Việc bổ sung các men vi sinh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đường ruột là cần thiết, đặc biệt sau một đợt trẻ bị rối loạn tiêu hóa. - Men tiêu hóa ở đây hoàn toàn khác với men vi sinh, vì chúng không phải là các vi khuẩn sinh học đông khô mà là các hợp chất hóa học thực thụ. Men tiêu hóa là men hay còn gọi là enzym do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra để tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Thường thì các enzym của dạ dày, nước bọt và của tụy được bào chế để bổ sung hỗ trợ tiêu hóa. 2. Hậu quả khi bố mẹ lạm dụng chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ nhỏ. Việc nhầm lẫn giữa hai loại men trên, hoặc không biết mình đang cho con dùng loại gì sẽ khiến cho tình trạng tiêu hóa của trẻ không được cải thiện, thậm chí ngày càng tồi tệ hơn.Khi dùng men trong một thời gian dài mà tình trạng biếng ăn không được cải thiện, thậm chí con còn bị tiêu chảy cấp, mệt mỏi, suy nhược.Cơ thể “lười biếng” không sản sinh ra men tiêu hóa, lâu dần sẽ giảm công suất và trở nên đình đốn. Lúc này, cơ thể bé sẽ phải phụ thuộc suốt đời vào men tiêu hóa được đưa vào. Thời gian sử dụng men tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10-15 ngày. 3. Vậy trong trường hợp nào ta nên dùng men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ? 3.1 Với men tiêu hóa 3.1.2 Nên khi: - Trong một số trường hợp cụ thể, em bé biếng ăn kèm theo suy dinh dưỡng, đi ngoài phân sống...thì chúng ta có thể dùng men tiêu hóa. - Các trường hợp giảm tiết dịch men tiêu hóa, bệnh nhân bị chứng thiểu toan, giảm toan trong dạ dày, bệnh nhân bị viêm dạ dày thể teo đét... dùng men tiêu hóa thực sự hữu dụng. - Trường hợp hay bị rối loạn tiêu hóa, bụng ậm ạch, ăn lâu tiêu, một chút men tiêu hóa có thể sẽ có lợi. - Người mới ốm dậy, người thể lực yếu trong những ngày đầu tiên, nên dùng men tiêu hóa để việc tiêu hóa được bình thường, giúp cơ thể hồi phục nhanh. 3.1.2 Không nên khi: - Với những trẻ bình thường có biểu hiện chán ăn không nên dùng men tiêu hóa dưới dạng thuốc vì ít có tác dụng. Trường hợp cần dùng phải tuân theo sự chỉ định của thầy thuốc. - Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống men tiêu hóa vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định - Không được dùng liên tục, kéo dài, thời gian dùng chỉ tối đa là 2 tuần - Không nên dùng trước bữa ăn, cũng không nên dùng sau khi ăn chừng 2 tiếng đồng hồ. Tốt nhất dùng cùng bữa ăn hoặc ngay sau ăn. - Trường hợp bị sống phân hoặc bị tiêu chảy có đau bụng kèm theo, trường hợp đại tiện phân có máu hoặc nôn ra máu, bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm độc các hợp chất hóa học hoặc bị bỏng axit cũng tuyệt đối tránh xa sản phẩm này. 3.2 Với men vi sinh 3.2.1 Nên sử dụng men vi sinh khi: - Men vi sinh được chỉ định dùng sau khi sự cân bằng trong hệ tạp khuẩn ruột bị đảo lộn dẫn đến rối loạn tạp khuẩn [thường gặp ở người bệnh vừa điều trị kháng sinh], với biểu hiện đi ngoài phân sống, tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa... Men vi sinh có thể dùng dài ngày. - Muốn tăng khả năng hấp thu vitamin của đường ruột; tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể; ngăn ngừa và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ, bệnh tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn,... - Dùng trực tiếp hoặc pha với nước đun sôi để nguội để uống. - Nên uống men vi sinh sau khi uống kháng sinh khoảng 2 tiếng, tránh việc vi khuẩn có lợi vô tình bị kháng sinh tiêu diệt nếu dùng 2 thuốc và men vi sinh sát giờ nhau. 3.2.2 Không nên sử dụng men vi sinh khi: - Không nên pha men vi sinh vào nước, cháo hay sữa còn nóng bởi nhiệt độ cao sẽ làm giảm hoạt lực của men vi sinh. - Không pha men vi sinh buổi sáng uống buổi chiều, vì như thế vi sinh bị chết sẽ không có tác dụng.
Nhân sâm được biết đến là một vị thuốc bổ quý, có tác dụng làm tăng thể lực và trí lực. Từ nhân sâm người ta có thể chế biến ra các dạng dùng khác nhau cho mọi lứa tuổi. Trong đó, hồng sâm là sản phẩm đang được nhiều bà mẹ tin dùng cho trẻ với mong muốn con tăng cân, hết biếng ăn. Vậy trẻ em uống hồng sâm có tốt không? 

Hồng sâm là một sản phẩm từ nhân sâm

Nhân sâm, còn có tên khác sâm Cao Ly hay sâm Triều Tiên, là loài cây thuốc nổi tiếng của y học Phương Đông. Bộ phận dùng của cây là phần rễ, được thu hoạch vào mùa xuân và mùa thu. Nhân sâm được trồng ở nhiều quốc gia, nhưng có lẽ sâm Triều Tiên và sâm Hàn Quốc là loại nổi tiếng hàng đầu.

Hồng sâm là một dạng dùng của nhân sâm

Rễ nhân sâm sau khi được thu hoạch có thể được chế biến thành nhiều dạng dùng khác nhau. Hồng sâm là một trong số đó. 

Cụ thể, người ta chọn ra củ nhân sâm to, nặng trên 37g. Sau đó rửa sạch đất cát, cho vào nồi chưng chín trong khoảng 2h, rồi đem sấy hoặc phơi khô. Chế biến như vậy nên phần tinh bột có trong rễ đã chín, khi khô sẽ có dạng trong suốt nửa như sừng, có màu hồng, mùi thơm, vị ngọt hơi đắng.

Về thành phần dinh dưỡng, hồng sâm chỉ đơn thuần là nhân sâm bị rút bớt nước nên gần như các dưỡng chất được giữ nguyên. Trong đó, saponin là nhóm chất chủ yếu, cùng hơn 15 yếu tố vi lượng khác có tác dụng bồi bổ, tăng thể lực và trí lực.

Hồng sâm có tác dụng bồi bổ, tăng thể lực và trí lực

Trẻ em uống hồng sâm có tốt không?

Nhân sâm được các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 13 tuổi. Tuy nhiên, khi chế biến thành hồng sâm thì đối tượng dùng được mở rộng hơn. Một số sản phẩm còn được thiết kế riêng cho trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Vậy trẻ em uống hồng sâm có tốt không?

Trả lời câu hỏi này, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh cho rằng hồng sâm là một dạng của nhân sâm, được xếp vào danh sách thảo dược quý. Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, gầy yếu, thiếu máu thì hồng sâm có thể kết hợp cùng với một số dược liệu khác để giúp bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khoẻ cho trẻ. Tuy nhiên, với những trẻ khoẻ mạnh, bình thường, không bị suy nhược cơ thể [hư chứng] thì lại không nên dùng. Nguyên nhân là do ngoài tác dụng bổ thần kinh, bổ máu, tăng sức đề kháng, hồng sâm hay nhân sâm nói chung còn làm kích thích quá trình phát dục nên có thể gây dậy thì sớm. Ngoài ra, trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng thần kinh gây mất ngủ và kích động.

Hồng sâm nếu dùng không đúng có thể gây hại cho trẻ

>> Xem thêm Trẻ dậy thì sớm do đâu và cần phải làm gì?

Như vậy mặc dù nhân sâm rất tốt nhưng không phải trường hợp nào cũng dùng được. Đặc biệt khi dùng cho trẻ nhỏ, nếu chưa được chế biến đúng cách hay cho trẻ dùng tuỳ tiện thì ngược lại sẽ gây hại.

Bà T. ở Dịch Vọng, Cầu Giấy có cô cháu gái bị nổi mẩn khắp người, hay quấy khóc và biếng ăn. Bà nghĩ nhân sâm có tác dụng tốt nên thái lát, cho thêm gừng để tăng tính ấm, rồi hãm thành nước cho cháu uống. Nhưng khi dùng xong, cả nhà phải cho cháu nhập viện do bị ngộ độc nhân sâm gây tiêu chảy, ăn gì ra nấy.

Từ câu chuyện này mới thấy thuốc bổ không phải lúc nào cũng tốt.

Lưu ý khi cho trẻ em uống hồng sâm

Hồng sâm cũng là một dạng của nhân sâm nên khi dùng cần hết sức lưu ý cho trẻ.

Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Bảo Châu, nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam khuyến cáo các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng nhân sâm, kể các các loại nước uống làm từ sâm. Tốt nhất nên đưa trẻ đi khám toàn diện để biết được tình trạng của trẻ, từ đó mới quyết định loại thuốc bổ phù hợp.

Cần cân nhắc kỹ trước khi cho trẻ em uống hồng sâm

Bên cạnh đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cũng nói thêm, nhân sâm không phải là chất dinh dưỡng phải nhất thiết bổ sung cho trẻ. Hiện nay tác dụng của nhân sâm đối với sự phát triển của trẻ chưa có nghiên cứu chứng minh rõ ràng, do đó cha mẹ không nên lạm dụng.

Kết lại, hồng sâm, nhân sâm hay các loại thuốc bổ nói chung không phải lúc nào cũng tốt cho trẻ. Trước khi quyết định dùng bất cứ thứ gì cho con cha mẹ cần cân nhắc kỹ và tốt nhất nên hỏi ý kiến chuyên gia để đưa ra lựa chọn phù hợp. Trẻ biếng ăn, nhẹ cân mà do thiếu vi chất, hay rối loạn hệ tiêu hoá [tiêu chảy, táo bón,...], khó hấp thu thức ăn thì hồng sâm không phải là giải pháp hiệu quả. Lúc này, có thể cần phải bổ sung cho trẻ các loại vi chất thiết yếu, men tiêu hoá, men vi sinh để hỗ trợ chức năng đường ruột.

Chủ Đề