Máy bay cường kích là gì

máy bay cường kích
Máy bay cường kích là gì

loại máy bay chiến đấu để diệt các mục tiêu kích thước nhỏ và cơ động trên mặt đất, trên biển từ các độ cao (kể cả độ cao cực thấp) bằng bom, tên lửa, đạn pháo, vv.; thường có vỏ thép bảo vệ. Được dùng nhiều trong Chiến tranh thế giới II (1939 - 45) để chi viện trực tiếp cho lục quân, hải quân trong chiến đấu. Hiện nay, một số máy bay tiêm kích - ném bom và trực thăng chi viện hoả lực cũng có thể thực hiện nhiệm vụ của MBCK.

Máy bay cường kích SU - 27


nd. Máy bay chiến đấu để tiến công những mục tiêu nhỏ cơ động từ độ cao nhỏ.

Hỏi nhỏ, đáp khẽ về các vấn đề quân sự - Phần 4

<< < (102/120) > >>

heavenshield92:
Các bác cho cháu hỏi, cái gì làm đạn pháo phản lực không có cánh ổn định (ví dụ như đạn của pháo phản lực H-12) xoay được sau khi rời bệ phóng ạ? Có phải trong ống phóng có khương tuyến hay không?

dongadoan:
Hì, theo phân loại máy bay chiến đấu cánh cố định nói chung của thế giới thì:

- Tiêm kích: là loại máy bay chuyên dùng để đánh chặn không quân địch trên vùng trời mặt trận, vùng trời của mình. Đặc điểm là tốc độ cao, tầm hoạt động ngắn, vũ khí chuyên về đối không. MiG-21 của ta dùng trong KCCM thuộc về loại này. Tiêm ở đây mang nghĩa mũi nhọn.

- Cường kích: là loại chuyên đánh mặt đất. Đặc điểm là tốc độ thấp (so với tiêm kích), vũ khí chủ yếu là không đối đất.

- Máy bay ném bom: tên đã nói rõ mục đích sử dụng và trang bị vũ khí chủ yếu của nó.

Đây là định nghĩa nguyên bản, sau này người ta phát triển các loại máy bay đa dụng, đa nhiệm vì nó phù hợp xu thế của KQ thế giới là dùng cùng một loại máy bay vào nhiều nhiệm vụ, trang bị vũ khí theo nhiệm vụ cụ thể. Cụ thể với người Nga thì dòng MiG thiên về sản xuất tiêm kích, dòng Su thiên về máy bay cường kích và đa nhiệm. Tất nhiên, khái niệm này cũng là tương đối thôi. MiG-21bis có khả năng tiến công mặt đất dù vẫn ưu tiên nhiệm vụ tiêm kích, Su-22 thiết kế cánh thay đổi góc (cánh cụp, xòe) để làm được nhiệm vụ tiêm kích nhưng vẫn ưu tiên nhiệm vụ cường kích. Đến dòng Su-27 và các biến thể của nó thì đa nhiệm trở thành tiêu chuẩn bắt buộc và họ máy bay này đáp ứng tốt cả hai nhiệm vụ đó.

Như vậy, bài viết của bác longtrec: "Các dòng máy bay Su thường là tiêm kích hoặc tiềm kích, còn các dòng Mig thiên về không chiến" chưa chuẩn ở chỗ coi "tiêm kích" và "không chiến" là hai loại máy bay, trong khi cái "không chiến" chỉ nói lên nhiệm vụ của "tiêm kích". ;D Còn máy bay "tiềm kích" thì đúng là chưa nghe thấy bao giờ thật, mình cũng như bác altus cứ nghĩ tiềm là lặn, là mật,... cơ! ;D

huyphongssi:
Vụ tiêm, tiềm, cường kích này có lẽ xuất hiện từ thời anh Tàu Tưởng với công nghệ máy bay cánh quạt chạy bằng động cơ đốt trong và vũ khí là súng pháo, bom thường.

Máy bay tiêm kích (đánh nhẹ = máy bay chống mục tiêu hạng nhẹ bằng vũ khí hạng nhẹ) dùng chống mục tiêu trên không là các loại máy bay không có giáp hoặc giáp nhẹ bằng súng hay pháo đối không. Các loại máy bay tương ứng trong tiếng ta là máy bay khu trục.

Máy bay cường kích (đánh mạnh = máy bay chống mục tiêu hạng nặng bằng vũ khí hạng nặng) dùng chống mục tiêu mặt đất là các mục tiêu kiên cố cố định hay xe tăng thiết giáp, hoặc đánh chế áp trận địa bằng pháo hay bom. Các loại máy bay trong tiếng ta như máy bay phóng pháo, máy bay ném bom bổ nhào.

Máy bay tiềm kích (đánh lén hay đánh luồn sâu = máy bay chống mục tiêu bằng cách đánh lén, đánh luồn sâu, đánh mật tập) dùng chống mục tiêu sau chiến tuyến. Từ này được du nhập và thịnh hành trong miền Nam trước đây. Thời kỳ máy bay tiêm kích phản lực từ này được mở rộng sang dùng cho các máy bay tiêm kích đánh chặn bám đuôi theo dẫn đường mặt đất (Mig-21, F-5), máy bay tiêm kích bom đánh luồn sâu phía sau chiến tuyến (Su-17/22, Mig-27, F-105, F-4), hay máy bay tiêm kích bom đánh luồn sâu mật tập ở độ cao thấp như F-111, Su-24). Các loại máy bay tiêm kích đa năng như Su-30 cũng có nhiệm vụ đánh luồn sâu và kiểm soát vùng trời sau chiến tuyến đối phương tới 250 km nên cũng có thể coi là máy bay tiềm kích và thực tế đã được các bác cựu trào gọi là máy bay tiềm kích từ lâu rồi ;D

dongadoan:
Các bác cho cháu hỏi, cái gì làm đạn pháo phản lực không có cánh ổn định (ví dụ như đạn của pháo phản lực H-12) xoay được sau khi rời bệ phóng ạ? Có phải trong ống phóng có khương tuyến hay không?
--------------------------------------------------
 Đạn pháo phản lực cánh đuôi (H-12, BM-21,...) có chốt định hướng gắn trên thân động cơ, nó trượt theo rãnh xoắn trong lòng nòng pháo để tạo cho đạn tốc độ quay ban đầu. Sau khi ra khỏi nòng, các cánh ổn định sẽ bung ra. Cánh này được lắp nghiêng khoảng 10 so với trục dọc của đạn để tạo quay chậm của đạn.

nhai quai dep:

Các Bác ơi cho Nhà Cháu hỏi đây có phải là Xe mang Súng phun nước đời mới của CHLB Nga không ạ ?

Nhà Cháu thấy xanh xanh đỏ đỏ như Xe cứu hỏa Nhà Mình ấy.

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page