Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường cấp huyện

Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường mới nhất năm 2022. Hướng dẫn chi tiết cách lập kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2022.

Kế hoạch bảo vệ môi trường là một thuật ngữ pháp lý mới xuất hiện [trong Luật Bảo vệ môi trường 2014] để thay thế cho Cam kết bảo vệ môi trường [theo Luật Môi trường 2005]. Theo đó, khi tiến hành các dự án nói chung thì các chủ đầu tư nếu không thuộc trường hợp không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải thực hiện đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường. Đây sẽ được xem như một văn bản cam kết của Doanh nghiệp với cơ quan quản lý môi trường về dự báo các tác động đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động. Từ đó Doanh nghiệp đưa ra đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn thực hiện cũng như thi công các công trình.

Để thực hiện việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, các chủ đầu tư phải làm kế hoạch bảo vệ môi trường phù hợp với quy định của pháp luật và nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, làm kế hoạch bảo vệ môi trường như thế nào là đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật luôn là vấn đề mà các Doanh nghiệp quan tâm.

Vì vậy, nay Luật Dương Gia gửi đến bạn mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường mới nhất để bạn tham khảo như sau:

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xét duyệt của Sở Tài nguyên – Môi trường:
  • 2 2. Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xét duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
  • 3 3. Cách lập kế hoạch bảo vệ môi trường:

1. Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xét duyệt của Sở Tài nguyên – Môi trường:

Tải về Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường STNMT

Phụ lục 5.4 và phụ lục 5.5 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường


KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
[1] 

của [2]

Đại diện [*]                                                                  Đại diện đơn vị tư vấn [nếu có] [*]
[ký, ghi họ tên, đóng dấu [nếu có]]                                 [ký, ghi họ tên, đóng dấu]

Tháng … năm 20…

Ghi chú: [1] Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; [2] Tên dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Xem thêm: Nguyên tắc bảo vệ môi trường? Nội dung bảo vệ môi trường?

[*] Chỉ thể hiện tại trang phụ bìa.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

[Địa danh nơi thực hiện dự án], ngày… tháng… năm…

Kính gửi: [1] …

Chúng tôi gửi đến [1] bản kế hoạch bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:

Thông tin chung:

1.1. Tên dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ [gọi chung là dự án]: nêu đúng tên gọi như được nêu trong báo cáo đầu tư [báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương].

1.2. Tên chủ dự án:

Xem thêm: Bảo vệ môi trường là gì? Nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường?

1.3. Địa chỉ liên hệ:

1.4. Người đại diện theo pháp luật:

1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án: [số điện thoại, số Fax, E-mail …].

1.6. Địa điểm thực hiện dự án:

Mô tả vị trí địa lý [tọa độ các điểm khống chế ranh giới theo hệ VN2000] của địa điểm thực hiện dự án kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên [sông ngòi, ao hồ, đường giao thông,…], các đối tượng về kinh tế – xã hội [khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử,… ], hiện trạng sử dụng đất trên vị trí thực hiện dự án và các đối tượng xung quanh khác.

Chỉ rõ nguồn tiếp nhận nước thải của dự án kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành áp dụng đối với các nguồn này.

1.7. Quy mô dự án

Mô tả tóm lược về quá trình thi công xây dựng; quy mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất; liệt kê danh mục các thiết bị, máy móc kèm theo tình trạng của chúng.

Xem thêm: Môi trường là gì? Các chức năng và vai trò quan trọng của môi trường?

1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

– Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất được tính theo giờ, ngày, tháng hoặc năm; phương thức cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu.

– Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho sản xuất.

Yêu cầu:

– Đối với trường hợp mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động cần phải bổ sung thông tin về cơ sở đang hoạt động, đặc biệt là các thông tin liên quan đến các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng hoặc loại bỏ hoặc thay đổi, điều chỉnh, bổ sung.

Các tác động xấu đến môi trường:

2.1. Tác động xấu đến môi trường do chất thải

2.1.1. Khí thải: …

Xem thêm: Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay

2.1.2. Nước thải: …

2.1.3. Chất thải rắn: …

2.1.4. Chất thải nguy hại: …

2.1.5. Chất thải khác:… [nếu có]

Đối với mỗi loại chất thải phải nêu đủ các thông tin về: nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải. Đối với khí thải và nước thải còn phải nêu rõ hàm lượng/nồng độ của từng thành phần ô nhiễm đặc trưng và so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành trong trường hợp chưa áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu.

2.2. Tác động xấu đến môi trường không do chất thải

Nêu tóm tắt các tác động xấu đến môi trường khác [nếu có] do dự án gây ra: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; sự biến đổi vi khí hậu; sự suy thoái các thành phần môi trường; sự biến đổi đa dạng sinh học và các yếu tố khác.

Yêu cầu: các loại tác động xấu đến môi trường phải được thể hiện theo từng giai đoạn, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các giai đoạn sau theo đặc thù của từng dự án cụ thể: [1] chuẩn bị đầu tư, [2] thi công xây dựng, [3] vận hành dự án và [4] hoàn thành dự án.

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

III. Kế hoạch bảo vệ môi trường

Để tải toàn bộ kế hoạch bảo vệ môi trường vui lòng bấm vào liên kết sau: Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường STNMT

Ghi chú: [1] Cơ quan xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; [2] Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

Yêu cầu: Bản kế hoạch bảo vệ môi trường được lập thành ba [03] bản gốc, có chữ ký của chủ dự án ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu [nếu có] của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án ở trang cuối cùng.

2. Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xét duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp huyện:

Tải về Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường UBND

Phụ lục 5.6 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Xem thêm: Những bài thuyết trình về môi trường hay, mới và ngắn gọn

[Địa điểm], ngày….. tháng ….. năm 20…

Kính gửi: [1] …

Gửi đến [1] kế hoạch bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:

Thông tin chung:

1.1. Tên dự án, cơ sở [gọi chung là dự án]:…

1.2. Tên chủ dự án:

1.3. Địa chỉ liên hệ:

 1.4. Người đại diện theo pháp luật:

Xem thêm: Nguyên tắc và nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án: [số điện thoại, số Fax, E-mail .. .].

Thông tin cơ bản về hoạt động sản xuất, kinh doanh:

2.1. Địa điểm thực hiện dự án:…..

2.3. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; sản phẩm và số lượng:…

2.4. Diện tích mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ [m2]:…

2.5. Nhu cầu nguyên liệu, vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất:…

2.6. Nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất [dầu, than, củi, gas, điện…]:…

III. Kế hoạch bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

Xem thêm: Chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường

Để tải toàn bộ kế hoạch bảo vệ môi trường vui lòng bấm vào liên kết sau: Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường UBND

Yêu cầu: Bản kế hoạch bảo vệ môi trường được lập thành ba [03] bản gốc, có chữ ký của chủ dự án ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu [nếu có] ở trang cuối cùng.Ghi chú: [1] Cơ quan xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; [2] Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

– Tại địa điểm của dự án, tiến hành khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án khi dự án hoạt động. Khảo sát quy mô dự án, các điều kiện kinh tế – xã hội – xã hội liên quan đến dự án.

– Xác định các nguồn gây ô nhiễm phát sinh từ dự án như nguồn nước thải, nguồn khí thải ô nhiễm, các chất rắn thải phát sinh, tiếng ồn,… và một số vấn đề khác có thể phát sinh trong quá trình dự án hoạt động của dự án.

– Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm phát sinh từ dự án có ảnh hưởng như thế nào đến các yếu tố tài nguyên môi trường để đưa ra giải pháp phù hợp để khắc phục.

– Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục bảo vệ môi trường mà dự án đã thực hiện.

– Dựa vào việc quan trắc môi trường, đánh giá chất lượng môi trường để đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, các phương án thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại của dự án.

– Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

Xem thêm: Môi trường tự nhiên là gì? Những điều cần biết về môi trường tự nhiên?

– Soạn thảo kế hoạch bảo vệ môi trường và hồ sơ, gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

– Khi nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường; nếu không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chủ Đề