Mẫu hồ sơ hủy hóa đơn theo thông tư 39

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313459793 do sở kế hoạch đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 28/09/2015

- Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp số 14/GP-STTTT do Sở Thông tin & Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26/02/2021

- Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Văn Thức - Chức danh: Chủ tịch HĐTV - Số điện thoại: 0909 837 702

Biên bản hủy hóa đơn là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ hủy hóa đơn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Khi nào doanh nghiệp phải hủy hóa đơn?

Theo khoản 2 Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC, có 03 trường hợp hủy hóa đơn bao gồm:

- Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa [hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn];

- Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn.

Thời hạn hủy hóa đơn trong trường hợp này chậm nhất là ba mươi 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng [trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế], tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.

- Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.

Thông tư này cũng quy định, các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Những trường hợp sau đây, kế toán không tiến hành hủy hóa đơn mà thực hiện như hướng dẫn dưới đây

- Các hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng trong các vụ án thì không hủy;

- Các hóa đơn GTGT viết sai nhưng chưa kê khai thì kế toán chỉ cần lập biên bản thu hồi;

- Các hóa đơn GTGT viết sai và đã kê khai, kế toàn cần tiến hành lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai, đồng thời xuất hóa đơn điều chỉnh.

Mẫu Biên bản hủy hóa đơn không sử dụng hoặc in thừa [Ảnh minh họa]

Mẫu Biên bản hủy hóa đơn chuẩn và mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỦY HÓA ĐƠN

Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Hôm nay, ngày … /…/… chúng tôi gồm có:

Ông: …………….. – Giám đốc Công ty………………..

Bà: ……………... – Kế toán trưởng

Bà: ……………… – Nhân viên kinh doanh

Chúng tôi cùng tiến hành lập bên bản về việc huỷ hoá đơn GTGT như sau:

Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy:

1. Tên hóa đơn cần hủy:………………..

2. Ký hiệu mẫu số hóa đơn:………….

3. Ký hiệu hóa đơn:……………

4. Số lượng hóa đơn cần hủy: Từ số ……. Đến số………..

5. Hình thức hủy: [Cắt góc, cắt vụn, đốt bỏ]

Chúng tôi lập biên bản này xác nhận việc hủy hóa đơn với những nội dung trên đã được thực hiện vào lúc …. giờ, ngày …. tháng …. . năm …..

Biên bản đã được đọc lại cho mọi người cùng nghe và thống nhất ký xác nhận.

Giám đốc

Kế toán trưởng

Nhân viên kinh doanh

Biên bản hủy hóa đơn trên phần mềm kế toán

Để kế toán dễ dàng hơn trong việc lập biên bản hủy hóa đơn, hiện nay, nhiều phần mềm kế toán đã tích hợp cả biên bản này trên phần mềm.

Lúc này, doanh nghiệp chỉ cần chọn và điền thông tin cần thiết, phần mềm sẽ tự động lập biên bản, cho phép người bán: ký số và gửi biên bản này tới khách hàng để khách hoàn thành nốt thủ tục xác nhận và ký số.

Thủ tục hủy hóa đơn mới nhất

Đối với hóa đơn của tổ chức [doanh nghiệp, hợp tác xã] hay hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, thủ tục hủy hóa đơn được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.

Bước 2: Tổ chức kinh doanh phải thành lập Hội đồng hủy hóa đơn [các hộ, cá nhân kinh doanh khi hủy hóa đơn sẽ không không phải thành lập Hội đồng khi hủy hóa đơn].

Bước 3: Ký biên bản hủy hóa đơn.

Hồ sơ hủy hóa đơn gồm các giấy tờ sau:

- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;

- Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết các nội dung sau:

+ Tên hóa đơn

+ Ký hiệu mẫu số hóa đơn

+ Ký hiệu hóa đơn

+ Số lượng hóa đơn hủy [từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục].

Khi nào cần tiến hành hủy hóa đơn GTGT? Quy định thủ tục khi hủy hóa đơn GTGT? Mẫu biên bản hủy hóa đơn GTGT mới nhất hiện nay? Đừng bỏ qua bài viết này để cập nhật lời giải đáp chi tiết nhất.

1. Quy định các trường hợp phải hủy hóa đơn GTGT

Doanh nghiệp cần tiến hành hủy hóa đơn theo quy định pháp luật.

Để biết chính xác khi nào cần hủy hóa đơn GTGT, bạn và doanh nghiệp có thể tham khảo các quy định trong Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Theo đó, tại Khoản 2, Điều 29, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các trường hợp dưới đây phải tiến hành hủy hóa đơn: - Các hóa đơn GTGT đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải tiến hành hủy bỏ trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn. - Các đơn vị kinh doanh có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là 30 ngày, tính từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Các trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng [trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế] thì đơn vị kinh doanh cũng phải tiến hành phải hủy hóa đơn, thời hạn chậm nhất là mười 10 ngày, tính từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất. - Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán. Các hóa đơn GTGT khi được quy vào trường hợp phải hủy thì cần tuân thủ đầy đủ quy định hủy hóa đơn theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, liên quan đến việc hủy hóa đơn, kế toán và doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau: - Các hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng trong các vụ án thì không hủy. Thay vào đó sẽ tiến hành xử lý theo quy định pháp luật hiện hành; - Các hóa đơn GTGT viết sai nhưng chưa kê khai thì chỉ cần lập biên bản thu hồi chứ không cần tiến hành thủ tục hủy hóa đơn; - Các hóa đơn GTGT viết sai đã kê khai thì cần tiến hành lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai, xuất hóa đơn điều chỉnh chứ không cần phải hủy. \>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử.

2. Quy định thủ tục hủy hóa đơn GTGT

Quy định thủ tục hủy hóa đơn GTGT hiện nay.

2.1. Quy trình hủy hóa đơn

Cũng căn cứ vào Điều 29, Thông tư 39/2014/TT-BTC, kế toán và doanh nghiệp khi muốn hủy hóa đơn thì sẽ tiến thủ tục theo quy trình hủy hóa đơn sau:

Bước 1: Lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy

Khi phát hiện có hóa đơn GTGT cần phải hủy theo đúng quy định pháp luật thì bước đầu tiên các đơn vị kinh doanh cần làm là lập bảng kiểm kê tất cả các hóa đơn cần hủy bỏ.

Bước 2: Lập hội đồng hủy hóa đơn

Tiếp đó, bước thứ hai các đơn vị kinh doanh cần làm là thành lập hội đồng hủy hóa đơn.

Hội đồng hủy hóa đơn này bắt buộc phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.

Lưu ý rằng, riêng các hộ, cá nhân kinh doanh khi hủy hóa đơn sẽ không không phải thành lập Hội đồng khi hủy hóa đơn.

Chủ Đề