Mẫu công văn xin mua công cụ hỗ trợ năm 2024

Ngày 01/4/2008, Văn phòng Chính phủ có công văn số 2051/VPCP-NC thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ chuyên trách các ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức tín dụng khi làm nhiệm vụ; Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và sự ủy quyền của Bộ Công an, nay Tổng cục Cảnh sát hướng dẫn việc trang bị, quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ như sau:

1. Đối tượng trang bị:

Lực lượng bảo vệ chuyên trách của các ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức tín dụng được thành lập theo quy định tại Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

2. Hồ sơ thủ tục đề nghị trang bị [mua] và cấp mới giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ:

  1. Thủ tục đề nghị trang bị [mua]

Căn cứ Điều 39 quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ và hướng dẫn tại khoản 6 mục E phần II Thông tư số 05/TT-BNV ngày 28/9/1996 của Bộ Nội vụ [nay là Bộ Công an] thì thủ tục đề nghị mua và cấp giấy phép sử dụng gồm:

- Công văn đề nghị trang bị và sử dụng do Tổng Giám đốc ký có phê duyệt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gửi Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập và cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần và các tổ chức tín dụng hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Quyết định thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách theo quy định tại Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 nói trên của Chính phủ về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

- Giấy giới thiệu kèm CMND của người liên hệ.

  1. Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ Công an phải cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ tại các cơ sở được phép bán công cụ hỗ trợ theo quy định.

3. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng

  1. Thủ tục cấp mới:

- Công văn của Ngân hàng thương mại cổ phần, tổ chức tín dụng gửi cơ quan Công an cấp tỉnh trở lên đề nghị cấp giấy phép sử dụng.

- Bản kê khai CCHT đề nghị cấp giấy phép sử dụng.

- Bản sao giấy phép mua CCHT của cơ quan Công an cấp.

- Hóa đơn bán CCHT của cơ sở sản xuất, kinh doanh CCHT.

- Giấy giới thiệu kèm CMND của người đến làm thủ tục.

  1. Thủ tục đề nghị cấp đổi giấy phép sử dụng:

- Công văn đề nghị cấp đổi, cấp lại [nêu rõ lý do].

- Bản kê khai CCHT đề nghị cấp giấy phép sử dụng.

- Giấy phép sử dụng đã hết hạn.

- Giấy giới thiệu kèm CMND của người đến liên hệ.

4. Công tác quản lý, sử dụng.

Việc quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ phải chấp hành đúng quy định tại điều 40 quy chế ban hành theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và Thông tư số 05/TT-BNV ngày 28/9/1996 của Bộ Nội vụ [nay là Bộ Công an]. Cụ thể:

5. Công an các địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình quy định tại Thông tư số 10/2002/TT-BCA ngày 26/8/2002 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/2001/NĐ-CP để phối hợp với các ngân hàng tổ chức huấn luyện nghiệp vụ và tập huấn sử dụng công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ chuyên trách trong khi làm nhiệm vụ.

Nhận được công văn này Công an các địa phương nghiên cứu tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị gửi văn bản về Tổng cục Cảnh sát để hướng dẫn tiếp./.

Sử dụng, mua bán,... vũ khí được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn, cũng như trật tự xã hội và phòng tránh các tai tệ nạn xã hội. Hoạt động mua bán vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ phải được cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và chỉ những chủ thể nhất định thì mới được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Mục lục bài viết

Về khái niệm vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, thì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định tại Khoản 4, và Khoản 11 như sau:

“4. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

  1. Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
  1. Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
  1. Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
  1. Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

đ] Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

  1. Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.”

Như vậy, có thể thấy vũ khí thô sơ là những loại công cụ, phương tiện có khả năng gây sát thương, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người, hay kết cấu của đồ vật, tuy nhiên, những loại công cụ, phương tiện này có kết cấu đơn giản, được chế tạo thủ công hoặc công nghệ đơn giản. Còn các công cụ hỗ trợ chính là những công cụ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng trong thi hành công vụ.

Do các vũ khí nói chung và vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ nói riêng đều là những đối tượng là mặt hàng cấm lưu thông trên thị trường, do đó, việc mua bán vũ khí thô sợ, công cụ hỗ trợ phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, mà thể hiện của sợ đồng ý, cho phép của cơ quan có thẩm quyền đó được thể hiện thông qua Giấy phép mua vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ. Từ đó, có thể hiểu Giấy phép mua vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ chính là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các chủ thể đủ điều kiện theo luật định để có thể thực hiện hoạt động mua vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ phục vụ cho việc thi hành chức năng, nhiệm vụ của chủ thể đó.

Giấy phép mua vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được dùng để thể hiện sự cho phép của Nhà nước đối với hoạt động mua vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ. Giấy phép này chính là căn cứ để các chủ thể được cấp giấy phép tiến hành hoạt động mua vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục cấp Giấy phép mua vũ khi thô sơ, công cụ hỗ trợ:

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về thủ tục cấp Giấy phép mua vũ khí nói chung tại Điều 32 và thủ tục cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ tại Điều 57 của Luật. Cụ thể các thủ tục như sau:

* Thủ tục cấp Giấy phép mua vũ khí

Chủ thể được cấp Giấy phép mua vũ khí đó chính là tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an được phép sản xuất, kinh doanh vũ khí và tổ chức, doanh nghiệp thuộc Quốc phòng được phép sản xuất, kinh doanh vũ khí. Tuy nhiên, dưới đây chỉ đề cập đến thủ tục cấp Giấy phép mua vũ khí cho tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an được phép sản xuất, kinh doanh vũ khí. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an được phép sản xuất, kinh doanh vũ khí thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép mua vũ khí khi các tổ chức, doanh nghiệp này thực hiện hoạt động mua vũ khí.

Các chủ thể trên phải tiến hành lập một bộ hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị cấp Giấy phép mua vũ khí; văn bản đề nghị này nêu rõ số lượng, chủng loại vũ khí; tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp bán lại; và Giấy giới thiệu; bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến nộp hồ sơ. Hồ sơ này được nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền, mà cụ thể đó chính là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Khi nhận được hồ sơ, cơ quan Công an phải tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Nếu thuộc trường hợp cần sửa đổi, bổ sung thì yêu cầu chủ thể đề nghị tiến hành sửa đổi, bổ sung. Khi đã hồ sơ đã đủ điều kiện theo luật định thì cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép mua vũ khí. Thời hạn cấp Giấy phép đó chính là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan này nhận đủ hồ sơ. Việc từ chối không cấp Giấy phép mua vũ khí thì cần phải được trả lời bằng văn bản, trong văn bản đó thể hiện rõ ràng lý do không cấp giấy phép. Giấy phép mua vũ khí có thời hạn 30 ngày.

* Thủ tục cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ

Về cơ bản thì thủ tục cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ cũng tương tự như đối với việc cấp Giấy phép mua vũ khí.

Chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép đó chính là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của Bộ Công an.

Chủ thể đề nghị cấp Giấy phép là đó chính là tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an được phép sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ. Các chủ thể này tiến hành đề nghị cấp Giấy phép khi mua công cụ hỗ trợ.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ cũng bao gồm Văn bản đề nghị cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ và Giấy giới thiệu, bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ tại cơ quan công an có thẩm quyền.

Cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan này nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ thì cơ quan phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép mua công cụ hỗ trợ có thời hạn 30 ngày.

3. Mẫu Giấy phép mua vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ:

Giấy phép mua vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ [VC3] được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 34/2012/TT-BCA ngày 12/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu sử dụng trong quản lý, tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Mẫu Giấy phép như sau:

Mẫu VC3 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2010/TT-BCA ngày 12/6/2012

BỘ CÔNG AN

……………………

GIẤY PHÉP MUA VŨ KHÍ THÔ SƠ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ

Quyển số:…………

Từ ngày…………

Đến ngày…………

Mẫu VC3 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2012/TT-BCA ngày 12/6/2012

Số: /GP

GIẤY PHÉP MUA VŨ KHÍ THÔ SƠ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ [Có giá trị hết ngày……tháng…..năm…….]

Theo đề nghị của………….

[2]……………

Cho phép tổ chức:……….

Địa chỉ:…………….

Người đại diện:…………

Chức vụ:………Số CMND:………

Nơi cấp:……..Ngày cấp:………

Được mua:………

Loại, số lượng, nhãn hiệu:……………

Tại cơ sở:…………….

Ngày tháng năm NGƯỜI KÝ GIẤY PHÉP [Ký, ghi rõ họ tên]

NGƯỜI NHẬN GIẤY PHÉP [Ký, ghi rõ họ tên]

[1]………………… [2]…………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-

Số:…………GP

GIẤY PHÉP MUA VŨ KHÍ THÔ SƠ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ [Có giá trị hết ngày……tháng……năm…….]

Theo đề nghị của………

[2]…………

Cho phép tổ chức:…………

Địa chỉ:…………

Người đại diện:…………

Chức vụ:………Số CMND:………

Nơi cấp:………..ngày cấp:…………

Được mua:………

Loại, số lượng, nhãn hiệu:………

Tại cơ sở:…………

………., ngày … tháng … năm … [3]……………….

4. Cách ghi Giấy phép mua vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ [VC3]:

Giấy phép mua vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ [VC3] được hướng dẫn ghi như sau:

Mục [1]: Ghi tên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp của cơ quan cấp giấy phép.

Mục [2]: Ghi tên cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép, cụ thể là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mục “Được mua”: Ghi vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ được mua.

Mục “Loại, số lượng, nhãn hiệu”: Ghi rõ, cụ thể loại, số lượng, nhãn hiệu vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được phép mua. Trường hợp mua số lượng lớn phải có bản danh mục kèm theo giấy phép. Bản danh mục phải có chữ ký của người có thẩm quyền cấp giấy phép và đóng dấu.

Chủ Đề