Mẫu công văn giải trình gửi bảo hiểm năm 2024

Công văn giải trình đóng vai trò quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp vì nó giúp tạo ra sự minh bạch và trung thực. Nó còn giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin chính xác, đáp ứng pháp luật và quy định ngành, và xử lý các thách thức một cách thông minh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, sẽ có một vài tình huống khiến doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng công văn giải trình để giải thích về các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải với đối tác, nhân viên, các cấp, cơ quan quản lý,.. Bài viết này Tam Khoa sẽ gửi đến bạn các mẫu công văn giải trình phổ biến dành cho doanh nghiệp đối với các vấn đề thường gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán cùng chúng tôi để xem thêm nhiều tài liệu và kiến thức kế toán hay nhé.

Công văn giải trình là gì?

Công văn giải trình cho doanh nghiệp là một tài liệu chính thức được lập để giải thích, trình bày, hoặc làm rõ vấn đề, quyết định, kế hoạch, hoặc các khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Công văn này thường được sử dụng để thông báo và giải trình các quyết định chiến lược, các dự án quan trọng, báo cáo kết quả kinh doanh, hoặc để trình bày các yếu tố tác động đến hiệu suất và hoạt động của doanh nghiệp.

Mục tiêu của công văn giải trình cho doanh nghiệp là cung cấp thông tin chi tiết và minh bạch để đảm bảo sự hiểu rõ từ các bên liên quan, bao gồm cả lãnh đạo cấp cao, cổ đông, đối tác, và những người liên quan khác. Nó có thể bao gồm lý do đằng sau các quyết định chiến lược, kế hoạch tương lai, hoặc bất kỳ vấn đề nào đang ảnh hưởng đến sự hoạt động của doanh nghiệp.

Một số Công văn giải trình thường dùng trong doanh nghiệp như: Công văn giải trình với khách hàng, Công văn giải trình về chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội, tiến độ dự án đầu tư; Công văn giải trình với cơ quan thuế,…

Nội dung cơ bản của một công văn giải trình

Phần mở đầu công văn giải trình sự việc

  • Quốc hiệu, Tiêu ngữ phía bên phải và tên doanh nghiệp phía bên trái.
  • Ngày tháng năm lập mẫu công văn

Phần nội dung công văn giải trình sự việc

  • Tên của mẫu công văn: Công văn giải trình
  • Kính gửi: ghi tên của cơ quan nhận công văn giải trình của doanh nghiệp.
  • Tên của doanh nghiệp
  • Người đại diện theo pháp luật, chức vụ của người đại diện theo pháp luật
  • Địa chỉ trụ sở chính
  • Số điện thoại, fax
  • Mã số bảo hiểm xã hội của doanh
  • Nội dung cần giải trình: Trong phần nội dung này ghi rõ doanh nghiệp giải trình về vấn đề gì, theo yêu cầu hay công văn số bao nhiêu của cơ quan nhà nước; trình bày nội dung giải trình và các tài liệu kèm theo [nếu có] để chứng minh cho yêu cầu giải trình.

Phần kết công văn giải trình

  • Cam kết nội dung trình bày ở trên là đúng và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Nội dung cơ bản của một công văn giải trình

Trình tự thực hiện giải trình

Trình tự thực hiện

– Bước 1: Nghiên cứu nội dung yêu cầu giải trình.

– Bước 2: Thu thập, xác minh thông tin có liên quan.

– Bước 3: Làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình để làm rõ những nội dung có liên quan khi thấy cần thiết. Nội dung làm việc được lập thành biên bản có chữ ký của các bên.

– Bước 4: Ban hành văn bản giải trình với các nội dung sau đây: Tên, địa chỉ người yêu cầu giải trình; nội dung yêu cầu giải trình; kết quả làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân [nếu có]; các căn cứ pháp lý để giải trình; nội dung giải trình cụ thể theo từng yêu cầu. [Mẫu số 07-GT ban hành kèm theo Thông tư số 02/2014/TT-TTCP ngày 29/4/2014].

– Bước 5: Gửi văn bản giải trình đến người yêu cầu giải trình. Trong trường hợp cần thiết thì công bố công khai văn bản giải trình theo quy định của pháp luật.

Download ngay file 20 mẫu công văn giải trình phổ biến gửi thuế và bảo hiểm

Dưới đây là file giải nén chứa khoảng 20 mẫu công văn giải trình phổ biến dùng để gửi cho thuế và bảo hiểm mà Tam Khoa đã sưu tầm và mang đến cho bạn. Các bạn có thể download ngay về để tham khảo và sử dụng nhé.

Tải ngay bên dưới đây nhé:

1. CV giải trình về việc kê khai sai trên hồ sơ thuế

2. CÔNG VĂN XIN GỘP BCTC VÀO NĂM SAU

3. CV giải trình bị treo tiền BHXH

4. CV giải trình BHXH

5. CV giải trình sai số thuế TNCN

6. CV giải trình SỐ ĐÓNG BH KHÔNG BẰNG SỐ NLĐ THỂ HIỆN TRÊN SỔ SÁCH KẾ TOÁN, BÁO CÁO THUẾ VÀ QT THUẾ TNCN

7. CV giải trình về hóa đơn bỏ trốn

8. CV XÁC NHẬN KHÔNG NỢ THUẾ

9. CV xin giảm thuế TNDN va Ân hạn thuế

10. CV XIN KHÔI PHỤC LẠI MST

11. CV xin lùi thời hạn quyết toán thuế

12. CV xin quyết toán thuế

13. CV xin tiếp tực sử dụng hóa đơn cũ khi DN thay đổi trụ sở

14. CV_XIN-RÚT-LẠI-THÔNG-BÁO-PHÁT-HANH-HÓA ĐƠN

15 CV-GIẢI-TRÌNH-SỐ-ĐÓNG-BH-KHÔNG-BẰNG-SỐ-NLĐ-THỂ-HIỆN-TRÊN-SỔ-SÁCH-KẾ-TOÁN-BÁO-CÁO-THUẾ-VÀ-QT-THUẾ-TNCN

16. CV Đề nghị hoàn trả ngân sách Nhà nước_01-DNHT

17. CV giải trình sai thuế TNCN năm 2017

18. CV xin hủy Tờ khai thuế GTGT

19. CV giải trình nộp muộn tờ khai

20. BÁO CÁO GIẢI TRÌNH THUẾ

Kết luận

Trên đây, Tam Khoa đã cung cấp cho bạn các thông tin về công văn giải trình cũng như các mẫu công văn giải trình phổ biến dành cho doanh nghiệp. Mong là bài viết này đã có thể giúp ích được nhiều cho bạn, nếu còn có những thắc mắc nào khác bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhanh nhất nhé.

Tam Khoa hiện đang cung cấp các giải pháp phần mềm tự động hạch toán và phần mềm kế toán có thể tự động đọc và lấy dữ liệu từ hóa đơn điện tử có sẵn, tự động hạch toán các nghiệp vụ chỉ với 1 CLICK đồng thời tự động đồng bộ sang phần mềm kế toán để bạn dễ dàng thực hiện kết toán, lập các báo cáo tài chính và thực hiện kết chuyển số liệu cuối kỳ. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi trong hôm nay để được tư vấn và nhận các ưu đãi cực khủng nhé.

Chủ Đề