Mặt thứ hai của vấn de cơ bản của triết học

[Last Updated On: 10/08/2021]

Những vấn đề cơ bản của triết học là gì? Làm rõ nội dung vấn đề cơ bản của triết học.

Vấn đề cơ bản của triết học

Trong tác phẩm “Lút vích Phoiơbách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, Ăngghen đã viết: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, nhất là triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:

Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi, giữa ý thức hay vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào?

Mặt thứ hai trả lời câu hỏi, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học: Bởi vì, vật chất và

ý thức là hai phạm trù rộng lớn nhất của triết học và đồng thời nó cũng là nội dung cơ bản nhất được xác định trong đối tượng nghiên cứu của triết học. Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là một tiêu chuẩn để phân biệt sự giống nhau, khác nhau giữa các trường phái triết học, giữa triết học và khoa học. Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở lý luận chung về thế giới quan và phương pháp luận của triết học.

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm về vấn đề cơ bản

Giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở phân định các trường phái triết học. Có ba cách giải quyết:

Một là, vật chất có trước quyết định ý thức, vật chất quyết định ý thức. Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức.

Hai là, ý thức có trước, vật có sau, ý thức quyết định vật chất. Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, tính thứ hai của vật chất.

Ba là, vật chất và ý thức tồn tại độc lập, chúng không nằm trong quan hệ sản sinh, cũng không nằm trong quan hệ quyết định nhau.

Cách giải quyết thứ nhất và thứ hai tuy đối lập nhau về nội dung nhưng giống nhau ở chỗ, chúng đều thừa nhận tính thứ nhất của một nguyên thể[hoặc vật chất, hoặc ý thức] Hai cách giải quyết này thuộc về triết học nhất nguyên.

Chủ nghĩa duy vật có ba hình thức cơ bản:

– Triết học duy vật cổ đại [duy vật chất phác – ngây thơ]

Chủ nghĩa duy vật cổ đại còn gọi là chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ, xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ ở Aán Độ, Trung Hoa, Hylạp. Bởi vì, xét về thế giới quan là duy vật có ý nghĩa chống lại những tư tưởng sai lầm của triết học duy tâm và tôn giáo; nhưng xét về mặt phương pháp luận thì chưa có cơ sở khoa học, bởi nó mang tính trực quan, cảm tính chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm của chính bản thân các nhà triết học hơn là những khái quát khoa học của bản thân tri thức triết học. Quan niệm về thế giới là vũ trụ, là vạn vật… vật chất là vật thể cụ thể hoặc thuộc tính của vật thể cụ thể, v.v… còn ý thức là linh hồn, là cảm giác, v.v…

Aênghen viết: “Quan niệm về thế giới một cách nguyên thủy, ngây thơ, nhưng căn bản là đúng ấy, là quan niệm của các nhà triết học Hy lạp thời cổ, và người đầu tiên diễn đạt được rõ ràng quan niệm ấy là Héraclite: mọi vật đều tồn tại nhưng đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều luôn ở trong quá trình xuất hiện và biến đi”, hoặc là quan điểm về nguyên tử của Démocrite, v.v…

Tóm lại, Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất và đã đồng nhất vật chất với một số chất cụ thể và những kết luận của nó mang nặng tính trực quan nên ngây thơ, chất phác. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên, không viện đến thần linh hay Thượng đế.

– Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Siêu hình là thuật ngữ triết học phản ánh khuynh hướng phát triển của triết học duy vật từ thời kỳ phục hưng đến thời cận đại, còn được gọi là triết học tự nhiên. Xét về mặt thế giới quan là duy vật, nhưng xét về mặt phương pháp luận lại ảnh hưởng bởi phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên [phương pháp thực nghiệm]của thời kỳ này, nhất là khoa học vật lý. Cho nên, nó còn được gọi là phép siêu hình “Méthaphisiqie” – “Méthode Dialectique”

Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao ở thế kỷ XVII – XVIII. Đây là thời kỳ cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sực tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc – phương pháp nhìn nhận thế giới như một tổng thể các sự vật, hiện tượng tạo nên trong trạng thái biệt lâp, tĩnh tại.

Trước đây, tri thức của các lĩnh vực khoa học còn là một bộ phận trực tiếp của triết học. Đến thời kỳ này nảy sinh nhu cầu các ngành hoa học cụ thể tách ra khỏi triết học trở thành các ngành khoa học cụ thể, độc lập; dùng phương pháp nghiên cứu thật chi tiết nhằm phát hiện các thuộc tính, những quy luật của vật chất như tính năng, tác dụng, độ bền vật liệu, v.v… Từ đó làm xuất hiện phương pháp mới trong khoa học tự nhiên – phương pháp thực nghiệm và cũng trên cở đó xuất hiện sự thống trị của phương pháp tư duy siêu hình. Phương pháp này xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tĩnh tại, không vận động, không biến đổi, không phát triển, v.v… đó là hệ quả của điều kiện lịch sử phát triển của khoa học ở thế kỷ XVII – XVIII.

Triết học duy vật thời kỳ này đại diện cho những tư tưởng của giai cấp tư sản tiến bộ, họ đã tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa kinh viện, nhà thờ trung cổ. Trong số các đại biểu cơ bản của triết học duy vật thời kỳ này là triết học duy vật Pháp với những quan điểm của La Mettrie, Diderot Denis, Holbach Paul Henri, Helvétus Claude Adrie – chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII,v.v… chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng.

– Chủ nghĩa duy vật Biện chứng

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do Mác – Aênghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và vận dụng triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII và nó đã thể hiện được sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật khoa học và phương pháp nhận thức khoa học.

Giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học thì chủ nghĩa duy vật đều thừa nhận vật chất là tính thứ nhất, là cái có trước, cái quyết định đối với ý thức còn ý thức là tính thứ hai, cái có sau, cái phụ thuộc vào vật chất. Và giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học thì chủ nghĩa duy vật khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới.

Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức:

– Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng cơ sở hết thảy mọi sự vật tồn tại là cảm giác, biểu tượng và ý thức của cá nhân, của chủ thể. Tư tưởng tiêu biểu của trường phái này là Berkeley [Thời cận đại] với quan điểm không thừa nhận ở bên ngoài cảm giác vẫn tồn tại những sự vật, hiện tượng thực tại, độc lập với con người, tác động vào giác quan của con người hình thành cảm giác, nhận thức, v…

– Chủ nghĩa duy tâm khách quan thì cơ sở của hết thảy mọi sự vật tồn tại không phải là ý thức cá nhân, chủ quan là một thứ ý thức “khách quan” và thần bí nào đó tồn tại thuần túy trừu tượng có trước và quyết định tất cả, kể cả con người và ý thức của con người. Tiêu biểu cho những quan điểm này phải kể đến Platon [Hy lạp cổ đại] và Héghel [Triết học Cổ điển Đức].

Như vậy, sự khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan chủ yếu thể hiện trong quan niệm về ý thức, nhưng họ lại giống nhau về mặt nguyên tắc khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.

Giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học thì họ đều thừa nhận ý thức là tính thứ nhất, là cái có trước, cái quyết định vật chất còn vật chất là tính thứ hai, cái có sau, cái phụ thuộc vào ý thức.

Giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học, chủ nghĩa duy tâm không phủ nhận khả năng nhận thức của con người nhưng họ coi khả năng đó phụ thuộc vào chính bản thân ý thức [cảm giác chủ quan thuần túy] hoặc lực lượng siêu nhiên [ý niệm – ý niệm tuyệt đối].

Như vậy, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là quan điểm nhất nguyên luận. Bởi vì, mỗi một trường phái đều xuất phát từ quan điểm duy nhất là thừa nhận vật chất, hoặc ý thức là cái có trước cái quyết định, làm nguyên lý xuất phát với tính cách là cơ sở lý luận chung cho hệ thống lý luận triết học của mình. Trong lịch sử triết học còn có trường phái Nhị nguyên luận, Thuyết không thể biết và triết học Tôn giáo; nhưng chủ yếu vẫn là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Vấn đề cơ bản của triết học tiếng Anh là gì? Cách giải quyết như thế nào?

Vấn đề cơ bản của triết học xác định với nền tảng thực hiện nghiên cứu. Với nội dung khởi điểm và tác động lên các nhận thức về sau. Các vấn đề này mang đến tiếp cận hiệu quả khi nghiên cứu triết học. Ở đó, có sự hình thành, phản ánh tác động qua lại giữa vật chất và ý thức. Khi đó, nguồn gốc, thời điểm ra đời mang đến ý nghĩa nghiên cứu. Cũng như trả lời vật chất hay ý thức có trước. Trong mối quan hệ đó thì cái nào tác động đến đối tượng còn lại, tác động như thế nào. Đây là vấn đề cơ bản, bởi xuyên suốt quá trình nghiên cứu, đều xem xét các mối quan hệ tác động xung quanh vật chất và ý thức.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Vấn đề cơ bản của triết học là gì? 

Với các ngành hay lĩnh vực nói chung, vấn đề cơ bản đều mang đến nền tảng trong thực hiện nghiên cứu. Qua đó phản ánh với đặc điểm, tính chất xung quanh đối tượng. Triết học cũng như những khoa học khác với thực hiện các nghiên cứu. Khi phải giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với nhau. Trong đó vấn đề cực kỳ quan trọng tạo ra nền tảng phải được xem xét đầu tiên. Và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại xuyên suốt. Tính chất này được gọi là vấn đề cơ bản của triết học.

Trong các nghiên cứu của mình, Ăng ghen cũng chỉ ra đối tượng trở thành vấn đề cơ bản này. Theo đó: “ Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”.

Có thể nói, càng nghiên cứu sâu, càng thấy được các nghiên cứu phải xoay quanh tư duy và tồn tại. Nói cách khác là vật chất và ý thức trong mối quan hệ tác động qua lại.

Đưa ra khái niệm như sau:

Vấn đề cơ bản của triết học là những vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức. Qua đó, thấy được khía cạnh cần nghiên cứu. Các tồn tại đều mang đến tác động nhất định với tính chất cơ bản này. Giải thích cho tất cả các hiện tượng vận động, hình thành và phát triển xung quanh con người. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Với các nghiên cứu thực hiện làm rõ. Mỗi mặt phải trả lời cho một câu hỏi lớn.

– Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất trong tính chất tác động qua lại. Thì cái nào có trước, cái nào có sau? Gắn với các tác động và thể hiện như thế nào? Các chứng minh cho thấy đối với thời điểm xuất hiện và tồn tại. Cái nào quyết định cái nào? Mang đến các tác động một chiều hay tác động qua lại. Đều phải được nghiên cứu để mang đến cái nhìn chính xác. Bởi vì hoạt động được thực hiện là các nghiên cứu khoa học.

– Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Trong tính chất vận động và phát triển. Các biến đổi có được dự đoán không. Dựa trên các cơ sở nào trong nghiên cứu, phân tích. Từ đó cũng có thể làm chủ được thế giới. Với sự tác động và điều khiển. Mang đến lợi ích đối với tiếp cận, thực hiện nhu cầu của con người. Tất cả nghiên cứu phải thực hiện trong tư duy của con người. Và tác động vào vật chất tồn tại.

Xem thêm: Lực lượng sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay

Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học:

Trả lời cho hai câu hỏi trên với hoạt động nghiên cứu khoa học. Mang đến cơ sở và thực hiện các phân tích. Từ đó cho thấy câu trả lời cho hai mặt trên. Liên quan mật thiết đến việc hình thành các trường phái triết học và các học thuyết về nhận thức của triết học. Cũng như gắn với tất cả các vận động và phát triển được xác định với triết học. Khi nó là cơ sở, nền tảng cho các phản ánh của thế giới.

Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học không chỉ xác định được nền tảng và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học. Trong ý nghĩa tìm kiến hay xác định yếu tố xuất phát. Mà nó còn là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ. Khi định hướng với quan điểm nghiên cứu của các chủ thể. Họ thực hiện lập luận và nghiên cứu chứng ming cho lập luận của mình. Qua đó mà con người thấy được các phân tích thuyết phục nhất.

Học thuyết được thực hiện bởi các nhà triết học mang đến tiếp cận với thế giới. Trong hình thành, vận động và phát triển. Các lập trường khác nhau giúp nhiều quan điểm được đưa ra. Cũng như các nhóm có cùng quan điểm tập hơn lại. Tất cả các nghiên cứu nhằm mang đến cái nhìn chân thực của con người về thế giới. Qua đó tiếp cận hay tác động hiệu quả trong nhu cầu.

Vì sao đây là vấn đề cơ bản của triết học:

Vì việc giải quyết nó sẽ quyết định được cơ sở, tiền đề trong nghiên cứu. Thông qua đó để giải quyết những vấn đề của triết học khác. Làm rõ với các phân tích về thế giới. Điều này đã được chứng minh rất rõ ràng trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học. Phản ánh chân thực nhất trong vận động, phát triển của thế giới. Cũng như nhìn nhận thế giới với các tiếp cận vật chất và ý thức.

2. Vấn đề cơ bản của triết học tiếng Anh là gì?

Vấn đề cơ bản của triết học tiếng Anh là Basic problem of philosophy.

3. Cách giải quyết như thế nào?

Vấn đề cơ bản của triết học bao gồm hai mặt, cụ thể:

Xem thêm: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

3.1. Mặt thứ nhất – Bản thể luận

Trả lời cho câu hỏi giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Và cái nào quyết định cái nào?

Giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở phân định các trường phái triết học. Với các tiếp cận trong giả thuyết được đặt ra. Các nhà khoa học nhận định trong kết quả nghiên cứu của mình. Từ đó thực hiện các phân tích chứng minh cho giả thuyết đó.

Với hai đối tượng là vật chất và ý thức. Với mối quan hệ được phản ánh với thực tế vận động, phát triển của thế giới. Có ba cách giải quyết:

Một là, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Như vậy, mang đến sự xuất hiện ban đầu của vật chất. Các tồn tại chưa mang đến ý nghĩa trong tác động với sự vật. Nhưng khi có ý thức, con người bắt đầu nghiên nâng cao hiệu quả. Từ nền tảng có sẵn của vật chất để ứng dụng phù hợp.

Như vậy, với nền tảng của vật chất, ý thức mới có cơ sở để thực hiện các vận động. Từ đó với các nghiên cứu qua thời gian để mang đến ứng dụng ngày càng có ý nghĩa. Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức.

Hai là, ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất. Sự xuất hiện đầu tiên của ý thức. Và dựa vào các phát triển, tìm kiếm và phục vụ nhu cầu. Trên nền tảng ý thức để tạo ra vật chất. Khi đó, ý thức có trước để làm nền tảng cho vật chất ra đời.

Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, tính thứ hai của vật chất. Cũng một nguyên thể ra đời trước. Quyết định với sự ra đời của yếu tố còn lại.

Ba là, vật chất và ý thức tồn tại độc lập. Chúng không nằm trong quan hệ sản sinh, khi không dựa trên tiền đề phát triển cái này để tạo ra cái kia. Cũng không nằm trong quan hệ quyết định nhau. Tức là không có mối liên hệ với tính chất vận động phát triển qua thời gian. Dù vật chất có vận động như thế nào thì cũng thể khẳng định với kéo theo của ý thức và ngược lại.

Xem thêm: Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng quan điểm toàn diện

Theo đó:

Cách giải quyết thứ nhất và thứ hai có sự đối lập về nội dung. Khi khẳng định với sự ra đời hay tác động của nguyên thể này nên nguyên thể còn lại. Nhưng giống nhau khi đều thừa nhận tính thứ nhất của một nguyên thể[hoặc vật chất, hoặc ý thức]. Hai cách giải quyết này thuộc về triết học nhất nguyên. Tức là chỉ thừa nhận với tính chất của nguyên thể này đối với nguyên thể kia. Không có chiều ngược lại.

Từ đó hình thành với trường phái nhất nguyên duy vật và nhất nguyên duy tâm. Các nhà nghiên cứu chứng minh với giả thuyết của mình. Với các nhà triết học duy vật và duy tâm. Thực hiện với chứng minh các giả thuyết được đưa ra trong hoạt động nghiên cứu vấn đề cơ bản của triết học. Làm nền tảng với các nghiên cứu sâu hơn.

Cách thứ ba thuộc về triết học nhị nguyên. Với sự tồn tại của cả hai nguyên thể. Và tính chất độc lập, không phụ thuộc hay tác động lẫn nhau.

3.2. Mặt thứ hai – Nhận thức luận

Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Đại đa số các nhà triết học đều cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới. Dù họ theo chủ nghĩa nào. Với các chứng minh gắn với giả thuyết được đặt ra trong quan điểm của họ. Khi đó:

Với các nhà triết học duy vật. Do vật chất có trước và tác động lên ý thức. Nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người. Tất cả thực hiện với hình thành, vận động và phát triển của thế giới vật chất. Thể hiện với tiếp cận, ý nghĩa của vật chất. Không đến từ các phản ánh với nhận thức của ý thức con người.

Với một số các nhà triết học duy tâm. Nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư duy. Với các tác động trong nhu cầu của con người. Khi có nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa trong phát triển thế giới. Tất cả đến từ ý thức tác động và điều chỉnh.

Xem thêm: Phát triển là gì? Nguyên lý về sự phát triển theo Triết học Mác – Lênin?

Một số nhà triết học duy tâm khác theo “Bất khả tri luận”. Họ phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Khi cho rằng các tính chất với nhận thức không được phản ánh.

Theo các cách giải quyết khác nhau, gắn với giả thuyết được thực hiện của các nhà triết học. Từ đó chứng minh với các vận động và phát triển thực tế. Cũng như qua đó mà kết quả của vận động được phản ánh trong thực tế.

Video liên quan

Chủ Đề