Luyện tập từ ngôn ngữ chung

và trả lời câu hỏi bài tập soạn Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân trang 10 sách giáo khoa  Ngữ Văn lớp 11 tập 1.

Tham khảo thêm:

  • Soạn văn lớp 11
  • Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh
  • Viết bài làm văn số 1 lớp 11

I. Ngôn ngữ – tài sản chung của xã hội

a] Những yếu tố chung ở trong ngôn ngữ của cộng đồng

– Các âm thanh và các thanh [nguyên âm, phụ âm và thanh điệu…]

– Các tiếng [âm tiết] chính là sự kết hợp của các âm và thanh.

– Các từ [từ đơn và từ ghép]

– Các từ ngữ cố định [thành ngữ  và quán ngữ…]

b] Các quy tắc và các phương thức chung

– Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ [hay cụm từ, câu, đoạn…]

– Phương thức chuyển nghĩa từ [từ nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh]

II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân

– Cái riêng ở trong lời nói cá nhân biểu hiện qua:

  • Giọng nói của cá nhân
  • Vốn từ ngữ của cá nhân
  • Việc sử dụng các từ ngữ quen thuộc một cách  rất sáng tạo
  • Việc cấu tạo ra tù mới
  • Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung và phương thức chung.

– Biểu hiện rõ nhất của những nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân.

III. Luyện tập [sgk Ngữ văn lớp  11 Tập 1 trang 13]

Câu 1 [sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 trang 13]

– Từ “thôi” vốn có nghĩa là chấm dứt, là kết thúc một hoạt động nào đó

– Từ “thôi” được in đậm được Nguyễn Khuyến sử dụng để chỉ sự chấm dứt và kết thúc một cuộc đời

Đây chính là sự sáng tạo về nghĩa mới cho từ “thôi” của Nguyễn Khuyến để làm giảm bớt đi sự đau lòng, xót xa khi đã mất đi một người bạn tri kỷ là Dương Khuê.

Câu 2 [sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 trang 13]

– Ở các câu thơ trên, nhà thơ  Hồ Xuân Hương đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ

– Ở trong các tổ hợp cụm danh từ đều được đảo danh từ trung tâm lên trước: danh từ + phụ ngữ trước: rêu + từng đám và đá + mấy hòn

– Đảo vị ngữ lên trên trước chủ ngữ: “Xiên ngang mặt đắt, rêu từng đám” [Từng đám rêu và xiên ngang mặt đất]

– Đưa các cụm động từ mạnh  như “Xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây” làm vi ngữ lên trước

Tạo nên âm hưởng mạnh mẽ cho câu thơ và sự dữ dội của thiên nhiên cũng như của lòng người.

Câu 3 [sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 trang 13]

Ví dụ ở trong một loài cá chúng đều có những nét chung giống nhau như là sống dưới nước, thở bằng mang. Nhưng mỗi con cá lại có những nét riêng biệt khác nhau về kích thước, màu sắc và về khối lượng. Như các loài cá đều đẻ trứng chỉ có cá heo và cá ngựa.. đẻ con..

⇒ Cách dùng này là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi. Đây là cách nói giảm nói tránh thể hiện rõ dấu ấn cá nhân của Nguyễn Khuyến.

Câu 2: Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đân toạc chân mây, đá mấy hòn.

[Hồ Xuân Hương, Tự tình - bài II]

  • Cách sắp đặt trật tự từ ngữ và phối hợp từ ngữ trong hai câu thơ của bài Tự Tình thể hiện nét sáng tạo và độc đáo rất riêng của bà.
  • Ở đây có sự đảo trật tự từ: danh từ trung tâm đứng trước định ngữ + danh từ chỉ loại [rêu từng đám, đá mấy hòn]; đảo trật tự cú pháp: vị ngữ đứng trước chủ ngữ [xiên ngang..., đâm toạc...]

⇒ Sự sắp xếp này làm cho bức tranh thiên nhiên hiện lên sống động, đầy cá tính. Cách này vừa tạo âm hưởng mạnh vừa tô đậm hình tượng thơ vừa thể hiện nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình, vừa thể hiện cá tính của Hồ Xuân Hương.

Câu 3: Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân

  • Học sinh có thể tìm và phân tích để thấy được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân. Dưới đây là một vài gợi ý cho học sinh tham khảo.
  • Ví dụ:
    • Mối quan hệ giữa giống loài và từng cá thể:  mối quan hệ giữa loài cá và cá Kiếm, mối quan hệ giữa loài chim và chim Họa Mi, mối quan hệ giữa hoa Sao tím và loài hoa.....
    • Mối quan hệ giữa mô hình thiết kế chung với sản phẩm cụ thể được tạo ra: Kiểu áo sơ mi là cơ sở chung cho những cái áo cụ thể [ có thể khác biệt nhau về màu sắc và chất liệu...]

3. Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân chương trình nâng cao

Câu 1: Hãy cho biết vì sao phải đề ra yêu cầu học nói trong câu tục ngữ Học ăn học nói học gói học mở. Theo anh [chị], nội dung học nói bao gồm những gì?

  • Mọi hành vi có tính xã hội, con người đều cần phải học. Ngay cả ăn, vốn là một hành vi sinh học, nhưng trong đời sống xã hội, ta cũng phải học : học ăn [chẳng hạn : Ăn xem nồi, ngồi xem hướng – tục ngữ]
  • Hành vi sử dụng ngôn ngữ là hành vi hoàn toàn mang tính xã hội, ta càng phải học : học nói [hiểu rộng ra bao gồm cả học viết]. Đó là học ngôn ngữ chung và cũng là học cách trau dồi lời nói cá nhân, như đã nêu ở Bài tập 1 trên đây.

Câu 2: Cho biết ý kiến của anh [chị] về nội dung của các câu tục ngữ, ca dao sau đây:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên vành cũng kêu.

Đất xấu trồng cây khẳng khiu

Những người thô tục nói điều phàm phu.

  • Câu ca dao khuyên chúng ta phải có những lời ăn tiếng nói trong cuộc sống phù hợp, đúng mực không vượt quá giới hạn ngôn từ giao tiếp. Sử dụng đúng phong cách ngôn ngữ trong từng trường hợp.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân để nắm vững hơn kiến thức và chuẩn bị bài tốt hơn!

4. Hỏi đáp về bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Chủ Đề