Luyện tập trang 203 ngữ văn 12

Chúng tôi sưu tầm và giới thiệu đến các em bài soạn Ai đã đặt tên cho dòng sông Ngữ Văn 12. Nội dung bài soạn: bố cục, hướng dẫn trả lời câu hỏi, luyện tập. Giúp học sinh tham khảo và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới của mình đạt hiệu quả nhất. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Soạn văn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương

- Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 203, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Sông Hương ở vùng thượng lưu:

- Sông Hương như “một bản trường ca của rừng già”: “rầm rộ ... màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, “rừng già đã hun đúc ... tự do và trong sáng”

→ Từ ngữ tạo hình, gợi tả vẻ đẹp của sông Hương ở vùng thượng nguồn vừa hùng vĩ, man dại vừa trữ tình, say đắm lòng người

- Nhà văn đã khéo léo so sánh sông Hương với “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, nhân hóa sông Hương thành một thực thể sống động, có hồn

- Hình ảnh so sánh độc đáo “Sông Hương như người mẹ phú sa của một vùng văn hóa xứ sở”

Câu 2 (trang 203, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Đoạn tả sông Hương chảy về đổng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất trong ngòi bút tác giả là:

+ Liên tưởng phong phú

+ So sánh, nhân hóa hấp dẫ, độc đáo

+ Vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực

- Hiệu quả: góp phần bộc lộ tình yêu của tác giả đối với dòng sông và làm cho hình ảnh dòng sông hiện lên rõ nét, chân thực và đẹp đẽ

Câu 3 (trang 203, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế

- Nét đẹp của dòng sông khi chảy vào thành phố có nét khác biệt so với khu chảy ở ngoại ô

- Dòng sông trở nên vui tươi nhưng cũng rất êm dịu, như một điệu slow tình cảm của xứ Huế

- Dòng sông như người con gái tinh tế đánh đàn trong đêm khuya

Câu 4 (trang 203, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Sông Hương – dòng sông của lịch sử và thơ ca:

Dòng sông lịch sử

- Tên của dòng sông được ghi trong cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi

- Sông Hương là một nhân chứng lịch sử của xứ Huế, của đất nước:

+ Là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời Đại Việt

+ Thế kỉ XVIII, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân với tên tuổi người anh hùng Nguyễn Huệ

+ Nó đọng lại đến bầm da, tím máu, “nó sống hết lịch sử bi tráng của thể kỉ XIX”

+ Nó đi vào thời đại của cuộc cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển

+ Nó chứng kiến cuộc tổng tiến công và nổi dậy màu xuân năm 1968

Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc độ văn hóa

- Tác giả cho rằng đó là một dòng thi ca về sông hương, đó là một dòng sông không bao giờ lặp lại mình

- Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế

Câu 5 (trang 203, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Nét riêng trong phong cách của tác giả:

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...

- Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

Luyện tập

Câu 1 (trang 203, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Văn phong hướng nội, súc tích, tinh tế và tài hoa

- Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa...)

- Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan

Nội dung chính của văn bản:

- Nội dung: với những trang viết mê đắm, tài hoa, bài kí cho chúng ta cảm nhận sâu sắc vẻ đpẹ của dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình, cái nôi của nền văn hóa Huế

- Nghệ thuật: văn phong hướng nội, súc tích, hình ảnh giàu sức liên tưởng, ngôn ngữ phong phú, giàu chất thơ,...

File tải miễn phí Ai đã đặt tên cho dòng sông bài soạn:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải bài soạn văn lớp 12 bài Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác như: Toán, Anh, Hóa, Lý, Sinh, Sử, Địa.... được chia theo khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.

- Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta.

- Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc.

b. Tác phẩm:

- Truyện Vợ chồng A Phủ được nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc.

- Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần thứ nhất của tác phẩm.

Câu 2:

* Giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân:

- Tình huống truyện: Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã tràn ngập đến xóm ngụ cư như một cơn lũ, người chết như ngả rạ, người sống đi lại dật dờ như những bóng ma. Thế mà Tràng, một thanh niên nghèo, xấu xí, thô kệch, ngộc nghệch lại là dân ngụ cư bị người ta khinh rẻ bỗng dưng nhặt được vợ như nhặt cái rơm, cái rác bên đường. 

=> Đây là tình huống éo le, bi hài: Tràng lấy được vợ lúc này là việc đáng mừng hay đáng lo nên cười hay nên khóc.

- Qua tình huống truyện, Kim lân đã làm nổi bật tâm lý, số phận những người nông dân nghèo trong nạn đói. Đằng sau đó là ý đồ nghệ thuật của nhà văn:

+ Làm nổi bật tâm lý nhân vật

+ Làm nổi bật số phận bi thảm của người nông dân nghèo trong nạn đói năm 1945 (số phận Tràng, số phận thị, số phận bà cụ Tứ).

+ Thông qua tình huống truyện, tác giả còn mở ra một dự cảm tốt lành về sự thay đổi số phận của những con người khốn khổ ấy.

+ Thể hiện cái nhìn hiện thực và nhân đạo của nhà văn Kim Lân.

Đề 2 (trang 203 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Câu 1:

a. Tác giả:

- Ơ. Hê-minh-uê là nhà văn Mỹ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung.

- Tác phẩm chính: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Trong thời đại chúng ta (1925),...

b. Tác phẩm:

- Ông già và biển cả (1952) ra mắt bạn đọc trước khi Hê-minh-uê được tặng giải thưởng Nô–ben về văn học năm 1954, là một kết tinh trong lối kể chuyện của Hê-Minh-Uê.

- Tác phẩm thể hiện niềm tin bất diệt và ý chí nghị lực của con người, “Con người có thể bị đánh bại chứ không bị hủy diệt”.

- Ông già và biển cả tiêu biểu cho lối viết theo nguyên lý “tảng băng trôi” của Hê–minh–uê”.

Câu 2

- Giải thích và chứng minh tính đúng đắn của ý kiến: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.

+ Thời gian trôi qua không bao giờ trở lại, tuổi trẻ, sức lực sẽ tàn phai theo thời gian.

+ Lời nói là điều có thể nói ra dễ dàng nhưng rất khó thu lại, lời đã nói ra như bát nước hắt đi.

+ Cơ hội là điều hiếm hoi trong cuộc sống, để có được cơ hội phải hội tụ nhiều yếu tố. Cơ hội đã trôi qua thì khó lặp lại lần tiếp theo.

- Bài học rút ra:

+ Phải biết quý trọng, không nên lãng phí thời gian, phải biết tận dụng thời gian để làm những việc có ích.