Lượng hàng hóa thặng dư của nền kinh tế

Mục đích của nhà tư bản là thu hồi được giá trị tư bản đã ứng ra từ giá trị hàng hóa đã bán được. Khái niệm chi phí sản xuất xuất hiện trong mối quan hệ đó.

Ví dụ: Để sản xuất hàng hóa nhà tư bản phải đầu tư khối lượng tổng tư bản có giá trị là 1.000 USD.

Trong đó:

Mua máy móc: 500 USD. Máy móc này được sử dụng trong 10 chu kỷ sản xuất [giả định là 10 năm].

Nghĩa là mỗi năm sẽ khấu hao 50 USD, phần này sẽ được chuyển vào giá trị hàng hóa của 1 năm.

Nguyên nhiên vật liệu cho một năm: 400 USD

Tư bản khả biến: 100 USD cho 1 năm;

Tỷ suất giá trị thặng dư: 100%

Trong trường họp như vậy, giá trị hàng hóa dược tạo ra trong một năm là:

450 + 100 + 100 = 650.

Nếu trong giá trị 650 USD trừ đi 100 USD là giá trị thặng dư thì chỉ còn lại 550 USD. Phần này được gọi là chi phí sản xuất.

Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phỉ sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giả trị của hàng hỏa, bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá ra của sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa ấy.

Đó là chi phí mà nhà tư bản đã bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa.

Chi phí sản xuất được ký hiệu là k.

Về mặt lượng, k = c+v.

Khi xuất hiện phạm trù chí phí sản xuất thì giá trị hàng hóa G = c + [v+m] sẽ biểu hiện thành: G = k + m.

Chi phí sản xuất có vai trò quan trọng: bù đắp tư bản về giá trị và hiện vật, đảm bảo điều kiện cho tái sản xuất trong kinh tế thị trường; tạo cơ sở cho cạnh tranh, là căn cứ quan trọng cho cạnh tranh về giá cả bán hàng giữa các nhà tư bản.

1 Bản chất lợi nhuận

Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có một khoáng chênh lệch. Cho nên sau khi bán hàng hóa [bán ngang giá], nhà tư bản không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chênh lệch bằng giá trị thặng dư. số chênh lệch này Các gọi là lợi nhuận.

Ký hiệu lợi nhuận là p.

Khi đó giá trị hàng hóa được viết là: G = k + p Từ đó p = G - k.

Từ cách tính toán trên thực tế như vậy, người ta chỉ quan tâm tới khoan chênh lệch giữa giá trị hàng hóa bán được với chi phí phải bỏ ra mà không quan tâm đến nguồn gốc sâu xa của khoản chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư chuyển hóa thành. Thậm chí, với nhà tư bản, lợi nhuận còn được quan niệm là do tư bản ứng trước sinh ra.

Các khái quát: giá trị thặng dư, được quan niệm là con đè của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyền hóa là lợi nhuận.

Điều đó có nghĩa, lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biổu hiện của giá trị thặng dư trôn bề mặt nền kinh tế thị trường.

Nhà tư bản cá biệt chi cần bán hàng hóa với giá cả cao hơn chi phí sản xuất là đã có lợi nhuận. Trong trường hợp bán đúng bằng chi phí sản xuất là không có lợi nhuận. Bán hàng hóa thấp hơn giá trị và cao hơn chi phí sản xuât cung có thê đã có lợi nhuận. Trong trường hợp này, lợi nhuận nhỏ hơn giá trị thặng dư. Lợi nhuận chính là mục tiêu, động cơ, động lực của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Hộp 3. Quan niệm của p. Samuelson về lợi nhuận Lợi nhuận là phần thu nhập thặng dư tính bằng hiệu quả giữa giá trị tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Lợi nhuận là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro và cho sự đổi

1 Lợi nhuận bình quân

Cạnh tranh giữa các ngành là cơ chế cho sự hình thành lợi nhuận bình quân.

Ở các ngành sán xuất kinh doanh khác nhau, do có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành cũng khác nhau.

Giả sử có ba ngành sản xuất [cơ khí, dệt và da], vốn của các ngành đều bằng nhau [bang 100 đơn vị tiền tệ], tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng nhau [bằng 100%], tốc độ chu chuyển của vốn ở các ngành đều bằng nhau.

Do đặc điểm của mồi ngành sản xuất khác nhau, nên cấu tạo hữu cơ của vốn [tư bản] ở từng ngành khác nhau, tỷ suất lợi nhuận ở các ngành khác nhau [xem bảng].

Ngành sản xuấtChi phí sản xuấtm' [%]m P' [%][P'] p GCSX

Cơ khí 80 c + 20 V 100 2020 30%

Dệt 70 c + 30 V 100 3030 30%

Da 60 c + 40 V 100 4040 30%

Ở đây, tỷ suất lợi nhuận ở ngành da là cao nhất, nên các doanh nghiệp ở ngành cơ khí [thậm trí cả ở ngành dệt] sẽ di chuyển vốn của mình sang đầu tư vào ngành da.

Đến một thời điểm nhất định, sản phẩm của ngành da sẽ tăng lên [cung lớn hơn câu], làm cho giá cả hàng hoá ở ngành da sẽ hạ xuống thấp hơn giá trị của nó và tỷ suất lợi nhuận ở ngành này giảm xuống.

Ngược lại, sản phẩm của ngành cơ khí sẽ giảm đi [cung nhỏ hơn cầu], nên giá cả sẽ cao hơn giá trị và do đó tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí sẽ tăng lên.

Nếu tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí cao hơn ngành da thì các doanh nghiệp lại chuyển vốn đầu tư vào ngành cơ khí. Đây gọi là hiện tượng tự do di chuyển vốn sản xuất kinh doanh. Sự tự do di chuyển vốn vào các ngành chỉ tạm dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành đều xấp xỉ bằng nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân[p'].

Về cách tính, lợi nhuận bình quân [ký hiệu là p ] được tính theo tý suât lợi nhuận bình quân [là con sô trung bình của các tỷ suất lợi nhuận, ký hiệu là P'].

Tỷ suất lợi nhuận bình quân được tính bằng số bình quân gia quyền của các tỷ suất lợi nhuận như sau:

̄ ̄ ̄ ̄p′=∑p∑[c+v]×100%p′ ̄=∑p∑[c+v]×100%

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh giữa các ngành tất yếu dẫn tới hình thành lợi nhuận bình quân.

Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của như tư bản như nhau đầu tư vào các ngành khác nhau [ký hiệu là p ].

Nếu ký hiệu giá trị tư bản ứng trước là K thì lợi nhuận bình quân được tính như sau:

̄ ̄ ̄ ̄P= ̄ ̄ ̄ ̄ ̄ ̄ ̄P′xKP ̄=Px′ ̄K

Khi lợi nhuận chuyền hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị của hàng hóa chuyển hóa thành giá cá sản xuất. Giá cả sản xuất được tính như

sau: GCSX=k+ ̄ ̄ ̄ ̄PGCSX=k+P ̄

Những điều kiện hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân, giá cả sản xuất bao gồm: tư bản tự do di chuyển và sức lao động tự do di chuyến. Trong nền kinh tế thị tnrờng tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận bình quân đã trả thành căn cứ cho các doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề, phương án kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.

1 Lợi nhuận thương nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, do sự phân công lao động xã hội, xuất hiện bộ phận chuyên môn hóa việc lưu thông hàng hóa. Bộ phận này gọi là tư bản thương nghiệp.

Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa.

Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp do nhà tư bản thương nghiệp đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa.

Cách thức thực hiện là nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp với giá cả cao hơn chi phí sản xuất dể đến lượt nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hóa đúng giá trị của hàng hóa.

Khi đó lợi nhuận thương nghiệp là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán song giá bán không nhất thiết phải cao hơn giá trị. vẻ bề ngoài này làm cho người ta nhầm tưởng việc mua bán đã tạo ra lợi nhuận cho nhà tư bản thương nghiệp. Trái lại, lợi nhuận thương nghiệp thực chất là một phần của giá trị thặng dư.

Chủ Đề