Lượng adn trong tế bào của cơ thể sinh vật tập trung chủ yếu ở bộ phận nào

ADN hay acid deoxyribonucleic là vật chất di truyền của con người và hầu hết những loài sinh vật khác. ADN có hình dạng chuỗi xoắn kép bao gồm các sợi dài xen kẽ các nhóm đường và phosphate cùng với các base nitơ [adenin, thymin, guanin và cytosine]. Gần như toàn bộ các tế bào trong cơ thể có ADN như nhau. Phần lớn ADN tập trung trong nhân tế bào [ADN nhân] được tổ chức thành các cấu trúc gọi là nhiễm sắc thể. Ngoài ra, một lượng nhỏ ADN khác có trong ti thể [gọi là ADN ti thể hoặc mtADN]. Ti thể là cơ quan trong tế bào giúp chuyển năng lượng từ máu thành dạng mà tế bào có thể sử dụng được.

ADN chứa thông tin di truyền cần thiết cho quá trình sản xuất các thành phần tế bào, các bào quan và quay vòng chu kỳ sống. Sản xuất protein là một quá trình tế bào quan trọng phụ thuộc vào ADN khi thông tin di truyền được truyền từ ADN sang ARN rồi cuối cùng đến các protein.

Hình dạng

Thông tin chứa trong ADN được hình thành từ 4 loại base hóa học gồm adenin [A], thymine [T], guanine [G] và cytosine [C]. Bộ ADN của con người có khoảng 3 tỉ base với hơn 99% các base giống nhau ở tất cả mọi người. Thứ tự sắp xếp hay trình tự các base quy định các thông tin để xây dựng và duy trì một sinh thể, giống như các kí tự alphabet sắp xếp theo trật tự nhất định để tạo nên từ và câu.

Ảnh: ADN có cấu trúc chuỗi xoắn kép
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Các cặp base bắt cặp tương ứng với nhau, A bắt cặp với T, C bắt cặp với G để hình thành những đơn vị gọi là các cặp base. Mỗi base được gắn với một phân tử đường và một phân tử phosphate. Base, đường, phosphate liên kết với nhau tạo thành một đơn vị thống nhất gọi là các nucleotide. Các nucleotide được sắp xếp trong hai mạch dài thành một dạng xoắn ốc gọi là chuỗi xoắn kép. Cấu trúc của chuỗi xoắn kép này hơi giống với cái thang, những cặp base như những bậc thang, phân tử đường và phân tử phosphate hình thành 2 bên sườn thẳng của cái thang.

Hình dạng xoắn kép xoắn giúp ADN nhỏ gọn hơn. ADN được nén thêm vào các cấu trúc gọi là chất nhiễm sắc để có thể nằm gọn trong nhân. Chất nhiễm sắc được cấu tạo bởi ADN bao bọc xung quanh các protein nhỏ gọi là histone. Các histon giúp tổ chức ADN thành các cấu trúc gọi là nucleosom tạo thành các sợi nhiễm sắc. Các sợi nhiễm sắc tiếp tục cuộn và cô đặc lại thành các nhiễm sắc thể.

Sao chép

Đặc điểm đặc biệt quan trọng của ADN là khả năng nhân lên và tự tạo ra các bản sao của chính nó. Mỗi sợi của ADN trong chuỗi xoắn kép làm khuôn nhân bản ADN. Đây là đặc điểm then chốt khi các tế bào phân chia vì mỗi tế bào con cần những bản sao chính xác của các ADN trong tế bào mẹ.

Hình dạng xoắn kép của ADN giúp cho quá trình nhân đôi ADN có thể thực hiện. Trong quá trình sao chép, ADN tạo ra một bản sao của chính nó để truyền thông tin cho các tế bào con mới hình thành. Để quá trình sao chép diễn ra, ADN phải tháo xoắn để bộ máy sao chép tế bào copy từng chuỗi. Mỗi phân tử được tạo ra bao gồm một chuỗi từ phân tử ADN ban đầu và một chuỗi mới được hình thành. Quá trình sao chép tạo ra các phân tử ADN giống hệt nhau về mặt di truyền. Công đoạn sao chép ADN xảy ra trong giai đoạn giữa các pha, giai đoạn xảy ra trước khi bắt đầu các quá trình phân chia của nguyên phân và giảm phân.

Dịch mã

Dịch mã ADN là quá trình tổng hợp protein. Các đoạn ADN được gọi là gen chứa các trình tự hoặc mã di truyền để sản xuất các protein cụ thể. Để quá trình dịch mã xảy ra, trước tiên ADN phải được tháo xoắn và cho phép quá trình phiên mã ADN diễn ra. Trong quá trình phiên mã, ADN được sao chép và một phiên bản ARN của mã ADN [ARN phiên mã] được tạo ra. Với sự trợ giúp của ribosome tế bào và ARN vận chuyển, bản sao ARN trải qua quá trình dịch mã và tổng hợp protein.

Đột biến

Bất kỳ sự thay đổi nào trong trình tự nucleotide của ADN đều được gọi là đột biến gen. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến một cặp nucleotide đơn hoặc các đoạn gen lớn hơn của nhiễm sắc thể. Nguyên nhân đột biến có thể do các tác nhân hóa chất hoặc phóng xạ hoặc cũng có thể là kết quả của các lỗi phát sinh trong quá trình phân chia tế bào.

Sinh học tế bào Cấu tạo tế bào nhân sơ điển hình:

  1. Lông nhung
  2. Plasmid
  3. Ribosome
  4. Bào tương
  5. Màng sinh chất
  6. Thành tế bào
  7. Vỏ nhầy
  8. Vùng nhân
  9. Tiên mao

Vùng nhân là khoảng không gian thường ở trung tâm một tế bào của sinh vật nhân sơ, có chứa nhiễm sắc thể của nó mà không có màng nhân bao quanh.[1][2] Đây là khái niệm dịch từ thuật ngữ tiếng Anh: nucleoid.[3][4][5] Nucleoid có nghĩa là "giống như nhân tế bào" chứa hầu hết các vật liệu di truyền của tế bào, được gọi là genophore.[6]

Vùng nhân [nucleoid] của một vi khuẩn chứa DNA vòng chính, nhận dạng bằng nhuộm Feulgen.

Do vùng này chứa hàm lượng DNA cao nhất trong tế bào, tương đương với nhân của sinh vật nhân thực, nên còn gọi rõ hơn là vùng chứa thể nhân, trong đó thể nhân [nuclear body] là nhiễm sắc thể của tế bào, thường được gọi là DNA-NST [phân tử DNA có vai trò nhiễm sắc thể].[3]

 

Mô hình vùng nhân có genophore, dựng từ máy tính.

  • Sinh vật nhân sơ là sinh vật đơn bào, nhưng không có màng nhân bao bọc bộ nhiễm sắc thể của nó như ở tế bào nhân thực, nên vùng chứa nhiễm sắc thể này gọi là vùng chứa nhân [nucleoid], đã gọi tắt là vùng nhân.[5]
  • Vùng này có thể dễ quan sát thấy ngay cả bằng kính hiển vi quang học thông thường, ở đó vùng này cô đặc hơn phần tế bào chất còn lại, đặc biệt rõ khi nhuộm Feulgen [Feulgen stain].

 

Vùng nhân của Escherichia coli A. Bộ gen tròn của Escherichia coli. Các mũi tên thể hiện sự sao chép DNA hai chiều. Vị trí sao chép là oriC, vị trí phân rã là dif, vùng kết thúc sao chép là ter. B. Dạng cuộn ngẫu nhiên của DNA vùng nhân. C. Sơ đồ động về DNA-NST của E.coli

Vùng nhân là một bộ phận quan trọng của tế bào, chứa đựng bộ máy di truyền có nhiều axit đêoxiribônuclêic [DNA]. Vì chứa DNA nhiều, nên nhân ưa kiềm, dẫn tới nhân bắt màu với chất màu kiềm lúc nhuộm. Ở tế bào động vật và thực vật, nhân tập trung nhiều DNA nên dễ bắt màu khi nhuộm. Song ở tế bào vi khuẩn một mặt vì chỉ có ít DNA, mặt khác DNA lại phân tán trong sinh chất cho nên nhuộm màu không tập trung,do đó khó phân biệt,phải nhuộm màu riêng nhân tế bào vi khuẩn bằng thuốc nhuộm đặc biệt mới dễ quan sát. Bởi thế vi khuẩn thuộc loại tế bào nhân sơ và nhuộm được nhân vi khuẩn bằng thuốc azua metylen eosinat, phương pháp Robinow, phương pháp Piechaud.

Cấu tạo genophore

Bài chi tiết: Nhiễm sắc thể nhân sơ

Vùng nhân chứa DNA-NST. Đây là phân tử DNA vòng, dài hay ngắn tùy loài.

Phân tử DNA vùng nhân được nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung.

  • Plasmit
  • Nhiễm sắc thể nhân sơ.
  • DNA vòng.

  1. ^ “nucleoid”.
  2. ^ “Nucleoid”.
  3. ^ a b “Thể nhân”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2019.
  4. ^ Nguyễn Lân Dũng và cộng sự: "Vi sinh vật học" - Nhà xuất bản Giáo dục.
  5. ^ a b "Sinh học 12 nâng cao" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2019.
  6. ^ Thanbichler M, Wang S, Shapiro L [2005]. “The bacterial nucleoid: a highly organized and dynamic structure”. J Cell Biochem. 96 [3]: 506–21. doi:10.1002/jcb.20519. PMID 15988757.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Vùng_nhân&oldid=68381500”

Video liên quan

Chủ Đề