Lớp bê tông bảo vệ của cột bằng bao nhiêu

Trong các công trình xây dựng, lớp bê tông bảo vệ có vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ công trình trước các tác động từ môi trường. Vậy chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép là gì? Hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu vấn đề này ngay nhé.

Lớp bê tông bảo vệ là gì?

Lớp bê tông bảo vệ là lớp bê tông mỏng được thiết kế nhằm ngăn cách các lớp thép trong bê tông với các điều kiện bên ngoài môi trường. Nó giúp bảo vệ các lớp thép trước sự tác động từ môi trường như oxi hóa, ăn mòn thép… Điều này sẽ gây ra tình trạng giảm chất lượng thi công và ảnh hưởng đến kết cấu công trình về sau.

Các công trình có lớp bê tông bảo vệ chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kết cấu xây dựng nhanh hơn. Từ đó sẽ làm giảm tuổi thọ của công trình và xảy ra sụt lún bất cứ lúc nào.

Do đó, các công trình thi công cần có một lớp bê tông bảo vệ nhằm:

  • Đảm bảo sự liên kết của cốt thép với bê tông;
  • Đảm bảo khả năng liên kết của cốt thép và neo giữ cốt thép trong bê tông;
  • Tránh khỏi ảnh hưởng của môi trường, bao gồm cả ảnh hưởng tích cực;
  • Đảm bảo khả năng chống cháy nổ của kết cấu bê tông cốt thép.

Lớp bê tông bảo vệ cốt thép là gì?

Tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ cốt thép

Hiện nay, tại Việt Nam có một số văn bản quy định về tiêu chuẩn của lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Mỗi văn bản đều có những quy định riêng nhưng đều hướng đến tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ không nhỏ hơn đường kính cốt thép. Cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ cốt thép theo TCVN 5574:2018

Căn cứ theo văn bản này, chiều dày lớp bê tông bảo vệ sẽ được quy định như sau:

  • Nếu trong phòng được che phủ với độ ẩm trung bình và thấp [≤ 75%] thì chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ là 20mm.
  • Nếu trong phòng được che phủ với độ ẩm cao [> 75%] thì chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ là 25mm.
  • Nếu ở ngoài trời thì chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ là 30mm.
  • Nếu ở trong đất, trong móng mà có lớp bê tông lót thì chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ là 40mm.

Tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ cốt thép theo TCXDVN 356:2005

Theo tiêu chuẩn này, lớp bảo vệ bê tông cốt thép sẽ chia ra 3 loại:

Với cốt thép dọc có tính chịu lực

Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ cần được thiết kế để không nhỏ hơn đường kính cốt thép hay dây cáp. Hơn nữa, chiều dày không được nhỏ hơn:

  • Chiều dày bản và tường đạt: 10m [khi ≤ 100mm] và 15mm [khi ≥ 100mm]
  • Chiều cao trong dầm và dầm sườn đạt: 15mm [khi < 250mm] và 20mm [khi ≥ 250mm].
  • Chiều dày trong cột: 20mm.
  • Chiều dày trong dầm móng: 30mm.
  • Chiều dày trong móng: Móng lắp ghép 30mm; Móng toàn khối 35mm [khi có lớp bê tông lót], Móng toàn khối 70mm [khi không có lớp bê tông lót].

Với cốt thép đai, cốt thép cấu tạo và cốt thép phân bố

Chiều dày lớp bảo vệ không được nhỏ hơn đường kính của các cốt thép và không nhỏ hơn: 10mm [khi chiều cao tiết diện cấu kiện >> Xem thêm: Các Cấp Công Trình Nhà Ở Và Quy Định Phân Cấp Nhà Ở

Qua bài viết này, Nhất Nghệ hy vọng quý vị sẽ có thêm kiến thức về lớp bê tông bảo vệ và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi, quý vị hãy nhanh tay liên hệ qua Hotline: 0983 234 949 để được hỗ trợ và tư vấn 24/7.

Chủ Đề