Lỗi ô tô đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền

Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ quy định rõ số tiền phạt với lỗi đi ngược chiều đối với người tham gia giao thông như sau:

- Ôtô và các loại tương tự ôtô:

Phạt từ 3-5 triệu đồng với trường hợp đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều".

Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng theo quy định điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100.

Lỗi điều khiển ôtô, xe máy đi ngược chiều sẽ bị phạt mức tiền cao nhất lên tới 20 triệu đồng. Ảnh: Hoài Trang

Phạt 10-12 triệu đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông.

Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

Phạt tiền từ 16-18 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng.

- Xe môtô, xe gắn máy:

Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dung giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

Phạt tiền từ 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông. Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

- Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 1-3 tháng.

Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn.

Phạt tiền từ 10-12 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc. Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 5-7 tháng và tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.

Lỗi điều khiển xe sang làn đường ngược chiều là một trong những lỗi vi phạm mà nhiều tài xế thường gặp phải khi tham gia giao thông. Điều này không chỉ phổ biến với xe máy mà ngay cả ô tô cũng mắc lỗi này. Hầu hết các trường hợp này đều do tâm lý chủ quan, coi đây là hoạt động bình thường, mặc dù biết là vi phạm pháp luật. Ô tô đi ngược chiều phạt bao nhiêu theo quy định? Làm thế nào để tránh lỗi này? Hãy cùng Luật sư X tìm lời giải trong bài viết này.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Thế nào là đi ngược chiều?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi đi ngược chiều được xác định khi bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đi ngược chiều của đường một chiều.
  • Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

Với trường hợp đường một chiều tức là đoạn đường các phương tiện khi tham gia giao thông chỉ được phép đi một chiều, không được đi chiều ngược lại, nếu muốn quay lại thì phải đi đường khác, là đoạn đường không có dải phân cách.

Hướng dẫn cách tránh vi phạm lỗi đi ngược chiều ô tô

Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng giúp các bác tài có thể tránh việc “móc hầu bao” vì lỗi vi đi ngược chiều ô tô.

Nguyên tắc 1: Có ý thức chấp hành luật giao thông

Nguyên tắc cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất để giúp các bác tài tránh khỏi việc bị xử phạt vì lỗi đi ngược chiều chính là nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.

Thực tế, thời gian gần đây rất nhiều trường hợp đi ngược chiều, quay đầu xe tại đường cao tốc. Đây được đánh giá là hành động uy hiếp nghiêm trọng tới an toàn giao thông.

Bởi thực tế, việc đi ngược chiều sẽ gây trở ngại và là nguy hiểm cho những phương tiện đang đi đúng chiều. Chưa dừng lại ở đó, vận tốc di chuyển trên tuyến đường cao tốc cũng rất lớn, các trường hợp khó xử lý có thể gây tai nạn bất kỳ lúc nào.

Chính vì vậy, có ý thức tuân thủ luật giao thông chính là cách tránh vi phạm luật cũng như đảm bảo an toàn tối đa cho chính bản thân các bác tài.

Nguyên tắc 2: Luôn quan sát biển báo

Tại các tuyến đường đều có các loại biển báo quy định rõ việc được phép đi hay không. Đối với những tuyến đường cấm đi ngược chiều rất dễ nhận biết, bởi biển báo giao thông có hình tròn, nền đỏ và gạch ngang to màu trắng bên trong.

Do đó, khi di chuyển , các tài nên chú ý quan sát kỹ lưỡng các loại biển báo để tránh việc “đi nhầm” mà được các chiến sĩ cảnh sát giao thông “thổi còi” nhé.

Nguyên tắc 3: Không quay ngược đầu xe khi đi ngược chiều

Theo các chuyên gia về lĩnh vực đường bộ, khi các tài đi ngược vào đường một chiều không nên quay ngược ra ngoài. Thay vào đó, nên tấp vào lề đường, bật đèn pha và đợi có đèn báo giao thông được phép đi thì mới quay đầu xe và lái xe ra khỏi đường một chiều một cách an toàn.

Nên nhớ rằng, nếu cảnh sát giao thông nhìn thấy việc xe ô tô đi nhầm vào đường một chiều thì các tài có thể bị buộc tội “lái xe bất cẩn”. Tuy vậy, họ có thể áp dụng các chính sách khoan hồng và không thực hiện xử phạt.

Ô tô đi ngược chiều phạt bao nhiêu theo quy định?

Biển báo cấm đi ngược chiều

Biển cấm đi ngược chiều là biển báo giao thông báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe [cơ giới và thô sơ] đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định.

Biển cấm đi ngược chiều có số hiệu là: P.102

Mô tả biển cấm đi ngược chiều

Biển cấm đi ngược chiều là biển báo giao thông hình tròn, nền màu đỏ, ở giữa có gạch ngang to màu trắng. Biển cấm đi ngược chiều có hình vẽ như bên dưới.

Ô tô đi ngược chiều phạt bao nhiêu theo quy định?

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định [điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP].

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. [điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP]

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; [điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP].

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. [điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP]

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. [điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP]

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng. [điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP]

Công an xã có quyền phạt lỗi đi ngược chiều hay không?

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA thì Lực lượng Công an xã có nhiệm vụ như sau:

Chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau:

  • Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh;
  • Đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
  • Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 27/2010/NĐ-CP thì các lỗi khác không thuộc thẩm quyền của Công an xã thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Mời bạn xem thêm:

  • Xe ô tô tham gia giao thông mở mui trần có bị xử phạt hay không năm 2022?
  • Hình phạt cho tội vu khống người khác được quy định như thế nào?
  • Giá đền bù đất làm đường cao tốc là bao nhiêu?

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Ô tô đi ngược chiều phạt bao nhiêu theo quy định?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai sinh, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm….Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Chủ Đề