Lỗi dịch vụ giới hạn tren sim viettel dt ban năm 2024

Sim điện thoại chắc không còn là thuật ngữ quá xa gì với chúng ta, muốn liên lạc được với những người khác thì điều tối thiểu là chiếc điện thoại đó phải có sim.

Tuy nhiên, trường hợp nếu như điện thoại có sim nhưng vẫn không liên lạc được thì có thể là do sim đã hết tiền hoặc sim bị khóa.

Nếu trường hợp sim bị khóa thì phải làm cách nào, để tránh trường hợp sim bị khóa. Sau đây là viết để người dùng có thể tham khảo hướng dẫn cách kiểm tra thời hạn sử dụng sim Viettel để chủ động gia hạn và tránh bị khóa, như sau:

Cách 1: Kiểm tra thời hạn sử dụng SIM Viettel bằng ứng dụng My Viettel

Đây là cách kiểm tra thời hạn sử dụng SIM Viettel nhanh chóng và tiện lợi nhất. Chỉ cần tải ứng dụng My Viettel về điện thoại và thực hiện theo các bước sau:

Mở ứng dụng My Viettel và đăng nhập bằng số điện thoại và mật khẩu đã đăng ký.

Tại màn hình chính, chọn mục "Tài khoản".

Kéo xuống dưới và tìm mục "Thời hạn sử dụng".

Thời hạn sử dụng SIM Viettel của người dùng sẽ được hiển thị ở mục này.

Lỗi dịch vụ giới hạn tren sim viettel dt ban năm 2024

Cách 2: Kiểm tra thời hạn sử dụng SIM Viettel bằng mã USSD

Để kiểm tra thời hạn sử dụng SIM Viettel, chúng ta có thể kiểm tra bằng mã USSD để xem thời hạn sử dụng của SIM. Để kiểm tra, ta chỉ cần thực hiện cuộc gọi *101#.

Hệ thống sẽ gửi tin nhắn trả về thông tin thời hạn sử dụng SIM Viettel về tin nhắn cho người dùng.

Lỗi dịch vụ giới hạn tren sim viettel dt ban năm 2024

Cách 3: Kiếm tra thời hạn sử dụng SIM Viettel bằng tin nhắn

Để kiểm tra được thời hạn SIM Viettel chỉ càn soạn cú pháp: "GC gửi 195"

Cách 4: Kiểm tra thời hạn sử dụng SIM Viettel bằng tổng đài

Người dùng có thể gọi điện đến tổng đài Viettel theo số 19008198 và cung cấp thông tin số điện thoại. Sau đó, nhân viên tổng đài sẽ kiểm tra và thông báo thời hạn sử dụng SIM Viettel.

Cách 5: Kiểm tra thời hạn sử dụng SIM Viettel tại cửa hàng Viettel

Có thể mang theo giấy tờ tùy thân đến cửa hàng Viettel gần nhất và yêu cầu nhân viên kiểm tra thời hạn sử dụng SIM Viettel của người dùng. Sau đó, nhân viên sẽ kiểm tra và thông báo thời hạn sử dụng SIM Viettel là bao lâu.

Lưu ý: Khi SIM Viettel bị khóa do hết hạn thì bạn chỉ cần nạp tiền và thực hiện phát sinh cước tiêu dùng để kích hoạt lại SIM.

Trong trường hợp SIM bị khóa do thuê bao hết hạn sử dụng quá lâu thì bạn mang giấy CMND/CCCD và SIM Viettel đến cửa hàng Viettel hoặc trung tâm giao dịch Viettel gần nhất để được hỗ trợ.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Lỗi dịch vụ giới hạn tren sim viettel dt ban năm 2024

Hướng dẫn cách kiểm tra thời hạn sử dụng sim Viettel để chủ động gia hạn và tránh bị khóa? (Hình từ Internet)

Những hành vi nào là hành vi cấm khi sử dụng sim viettel?

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều như sau như sau:

Giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao
...
11. Các hành vi bị cấm:
a) Giả mạo; sử dụng giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận pháp nhân của cá nhân, tổ chức khác để giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
b) Nhập sẵn thông tin thuê bao; kích hoạt dịch vụ di động trả trước cho SIM thuê bao khi chưa thực hiện, hoàn thành việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định;
c) Mua bán, lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước;
d) Tiết lộ, sử dụng thông tin thuê bao di động trái pháp luật;
đ) Sử dụng SIM đa năng, thiết bị có chức năng kích hoạt SIM thuê bao không cần phải bẻ SIM để nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước cho SIM thuê bao.

Như vậy, theo quy định trên thì hành vi cấm khi sử dụng sim viettel bao gồm các hành vi sau:

[1] Giả mạo; sử dụng giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận pháp nhân của cá nhân, tổ chức khác để giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

[2] Nhập sẵn thông tin thuê bao; kích hoạt dịch vụ di động trả trước cho SIM thuê bao khi chưa thực hiện, hoàn thành việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

[3] Mua bán, lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước;

[4] Tiết lộ, sử dụng thông tin thuê bao di động trái pháp luật;

[5] Sử dụng SIM đa năng, thiết bị có chức năng kích hoạt SIM thuê bao không cần phải bẻ SIM để nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước cho SIM thuê bao.

Thông tin số thuê bao trên sim Viettel gồm những gì?

Theo Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP quy định về thông tin số thuê bao trên sim Viettel bao gồm như sau:

- Số thuê bao; đối tượng sử dụng cho từng số thuê bao: đối với cá nhân (cho bản thân; cho con đẻ, con nuôi dưới 14 tuổi; cho người được giám hộ; cho thiết bị); đối với tổ chức (cho các cá nhân thuộc tổ chức; cho thiết bị);

- Thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân, bao gồm:

+ Họ và tên;

+ Ngày tháng năm sinh;

+ Quốc tịch;

+ Số, ngày cấp, cơ quan cấp hoặc nơi cấp giấy tờ tùy thân;

+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với người có quốc tịch Việt Nam);

- Thông tin trên giấy tờ của tổ chức, bao gồm:

+ Tên tổ chức;

+ Địa chỉ trụ sở giao dịch;

+ Thông tin trên giấy tờ tùy thân của người đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và thông tin trên giấy tờ tùy thân của mỗi cá nhân thuộc tổ chức tương ứng với số thuê bao mà tổ chức giao cho cá nhân đó sử dụng (trường hợp tổ chức giao cho người sử dụng) theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP;

- Bản số hóa toàn bộ các giấy tờ của cá nhân, tổ chức đã xuất trình khi đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

- Ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (đối với dịch vụ viễn thông di động); bản số hóa bản xác nhận thông tin thuê bao hoặc bản xác nhận thông tin thuê bao có chữ ký điện tử (đối với dịch vụ viễn thông di động trả trước);

- Hình thức thanh toán giá cước (trả trước, trả sau);

- Họ tên nhân viên giao dịch; thời gian thực hiện việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; thời gian thực hiện mỗi lần cập nhật thông tin thuê bao (đối với các trường hợp cá nhân, tổ chức cập nhật lại thông tin thuê bao); địa chỉ và số điện thoại liên hệ của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.