Lấy ví dụ minh họa cho một trong các vai trò của ngành công nghiệp

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là một xu tất yếu, khách quan của thời đại, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển. Công nghiệp hóa hiện đại hóa làm thay đổi nền sản xuất vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc những nội dung về công nghiệp hóa hiện đại hóa và lấy Ví dụ về công nghiệp hóa hiện đại hóa để giúp quý bạn đọc nắm rõ.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?

Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là những thuật ngữ rất quen thuộc mà chúng ta được nghe hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ khái niệm này.

Công nghiệp hóa được hiểu là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, lấy công nghiệp làm chủ đạo.

Còn hiện đại hóa được hiểu là quá trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội. Những máy móc, công nghệ, phương tiện hiện đại giúp cho góp phần thay thế sức lao động của con người, tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian. Những máy móc, công nghệ tiên tiến hiện đại còn giúp cho cuộc sống của con người thêm tiện lợi, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Có thể nhận thấy rằng, công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động kinh tế và kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động phổ thông cũng như công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao động xã hội lớn.

Nước ta đã thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong một thời gian dài và đã thu được nhiều thành tựu. Dưới đây chúng tôi sẽ lấy một số ví dụ về công nghiệp hóa hiện đại hóa trong một số lĩnh vực, cụ thể như sau:

+ Lĩnh vực nông nghiệp: Các loại giống lúa, giống cây trồng, vật nuôi được tạo ra nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu, những loại giống này cho năng suất và chất lượng cao hơn so với thông thường. Một số nơi áp dụng công nghệ: tưới phun mưa, nuôi trồng trong nhà…

+ Trong lĩnh vực công nghệ thông tin: Nhiều loại máy móc, công nghệ, phương tiện hiện đại giúp cho việc tiếp nhận thông tin, truyền thông…

+ Trong y tế: Nhiều trang thiết bị máy móc được sử dụng trong y tế nhằm giúp chữa trị bệnh cho con người. Như máy siêu âm, chụp X quang, chuẩn đoán bệnh ung thư…

Trong lĩnh vực xây dựng: Nhiều loại máy móc, phương tiện được sử dụng trong xây dựng như cần cẩu, máy vận chuyển các vật liệu…

Cùng với đó nhiều loại máy móc nhằm nâng cao cuộc sống của con người như máy điều hòa nhiệt độ, máy lọc không khí, máy sưởi…

Vai trò của công nghiệp hóa hiện đại hóa

– Công nghiệp hóa hiện đại hóa có tác dụng to lớn và toàn diện đối với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

+ Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.

+ Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa công nhân, giữa nông dân và trí thức.

+ Tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa và phát triển nền văn hóa tiên tiến, cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia.

– Việt Nam chúng ta đã và đang thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đảng ta cũng nêu quan điểm về công nghiệp hóa hiện đại hóa như sau:

+ Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, được mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó nền kinh tế nhà nước là chủ đạo.

+ Lấy việc phát huy yếu tố con người làm chủ đạo, tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống người dân, tăng cường dân chủ, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.

+ Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu có tính chất quyết định.

+ Lấy hiệu quả kinh tế – xã hội tổng thể là tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư phát triển và công nghệ, đầu tư có chiều sâu để khai thác tối đa nguồn lực hiện có, trong phát triển mới ưu tiên phát triển quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh, đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả.

+ Kết hợp chặt chẽ toàn diện, phát triển kinh tế quốc phòng.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Ví dụ về công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng như những tác động quan trọng của nó đến nền kinh tế và cuộc sống của con người. Nếu có thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

vai trò ngành công nghiệp ? cho ví dụ minh họa để làm rõ từng vai trò.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Nêu vai trò của ngành công nghiệp và cho ví dụ?

Các câu hỏi tương tự

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

[trang trại]:

A.Được hình thành trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa

B.Thay thế cho kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc

C.Không thuê mướn lao động

D.Sản xuất tiến bộ dựa trên chuyên muôn hóa và thâm canh

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp[ vùng nông nghiệp]:

A. Hình thức tổ chức lãnh thổ cao nhất trong nông nghiệp

B. Hình thành vùng chuyên muôn hóa nông nghiệp

C. Quy mô tương đối lớn, thuê mướn lao động

D. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các ĐKTN, KTXH

Câu 3: Đặc điểm không đúng với ngành nông nghiệp

A.Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế

B.Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi

C.Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ

D.Sản xuất nông nghiệp không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

Câu 4: Đặc điểm không đúng vai trò của nông nghiệp?

A.Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người

B. Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp

C.Có giá trị xuất khẩu nông nghiệp

D.Sản xuất nông nghiệp thu hút hơn 60 % số lao động trên thế giới.

Câu 5: Đặc điểm nào là quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp

A. Cây trồng B. vật nuôi C. mùa vụ D. đất trồng

Câu 6: Trong lịch sử phát triển nông nghiệp có các hình thức sử dụng đất nào:

A.Thâm canh, quảng canh B. Thâm canh, chuyên môn hóa

C. Quảng canh, chuyên môn hóa D. Trang trại, vùng nông nghiệp

Câu 7: Sản xuất phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố tự nhiên nào?

A.Nhiệt độ, nước và ánh sáng B. nước, dinh dưỡng và ánh sáng

C. Không khí và dinh dưỡng D. nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí, dinh dưỡng

Câu 8: Nước đứng đầu thế giới về sản lượng đậu tương là

A.Hoa kì B. Trung Quốc

C. Bra-xin D. Ác-hen-ti-na

Câu 9: Nước đứng đầu thế giới về sản lượng lúa mì là?

A.Ấn Độ B. Hoa kì

C.Trung Quốc D. Liên Bang Nga

Câu 10: Hai nước có sản lượng chè lớn nhất thế giới là?

A.Ấn Độ, Việt Nam B. Ấn Độ, Xri-lan-ca

C. Ấn Độ, Trung Quốc D. Ấn Độ, Kê-ni-a

Câu 11: Lúa mì phân bố ở miền khí hâu:

A.Nhiệt đới B. hàn đới

C. Nhiệt đới gió mùa D. Ôn đới và cân nhiệt

Câu 12: Nước đứng đầu thế giới về sản lượng bông là:

A. Hoa kì B. Ấn Độ

C. Pa-ki-xtan D. Trung Quốc

Câu 13: Quốc gia nào có diện tích trồng rừng lớn nhất:

A. Hoa Kì B. Trung Quốc C. Ấn Độ D. Liên Bang Nga

Câu 14: Nước nào có sản lượng lương thực nhiều nhất thế giới?

A. Hoa Kì B. Trung Quốc C. Ấn Độ D. Liên Bang Nga

Câu 15: Quốc gia nào có sản lượng ngô lớn nhất thế giới?

A.Hoa Kì B. Trung Quốc C. Mê-hi- cô D. Bra-xin

Câu 16: Nước sản xuất nhiều thịt bò và sữa nhất thế giới

A.Hoa Kì B. Ấn Độ C. Braxin D. Trung Quốc

Câu 17: Chiếm vị trí hàng đầu ngành chăn nuôi là

A.Trâu B. Lợn C. Bò D. Cừu

Câu 18: Nước nào có sô đàn lợn lớn nhất thế giới?

A. Hoa Kì B. Trung Quốc C. Ác-hen-ti-na D. Bra-xin

Câu 19: Nội dung nào sau đây không đúng với đặc điểm cây công nghiệp của thế giới

A.Nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng

B.Khắc phục tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất

C.Mặt hàng xuất khẩu có giá trị

D.Đảm bảo lương thực - thực phẩm cho hơn 97 triệu dân Việt Nam.

Câu 20: vùng trồng nhiều cà phê ở Việt Nam?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Đông Nam Bộ

C. Tây nguyên D. ĐB sông Cửu Long

Video liên quan

Chủ Đề