Lăng mộ quang trung tại bình thuận năm 2024

Bộ VH-TT&DL cho phép các nhà nghiên cứu đào năm hố thăm dò khảo cổ để hi vọng tìm được chính xác cung điện của vua Quang Trung hơn 200 năm trước.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân [thứ ba từ trái sang] giới thiệu một hiện vật đã phát lộ trong khu vực cồn Bông Sứ gần chùa Thuyền Lâm - Ảnh: Minh Tự

Sau quá nhiều hội thảo khoa học với những tranh luận không dứt về lăng mộ vua Quang Trung, một cuộc thăm dò khảo cổ được tiến hành từ ngày 6-10 tại khu vực gò Dương Xuân, TP Huế.

Cuộc thăm dò khảo cổ này là mong mỏi, nguyện vọng của nhiều người dân VN, bởi đã qua hơn 200 năm kể từ khi vua Quang Trung băng hà [năm 1792], vẫn không rõ lăng mộ của vua nằm ở đâu. Nhiều cuộc tìm kiếm của người hậu thế kéo dài ròng rã suốt 75 năm qua.

Người công phu nhất là nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân [Huế], ông đã bỏ ra hơn 30 năm để đi tìm.

Nghiên cứu của ông Xuân dựa trên thơ văn của hai vị cận thần của vua Quang Trung là Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và ghi chép của những người Pháp vào thời điểm vua Quang Trung đang ở kinh đô Phú Xuân.

Mấu chốt của lập luận ông Xuân là câu: “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta” [cung điện Đan Dương là nơi chôn cất thi hài của nhà vua] trong phần chú thích của bài thơ Cảm hoài của Ngô Thì Nhậm.

Từ thông tin trong các tài liệu này, ông Xuân đi đến kết luận thứ nhất: có một cung điện tên là Đan Dương của Quang Trung vốn là phủ Dương Xuân của chúa Nguyễn.

Cung điện Đan Dương đó là nơi sống, làm việc của vua thời ở kinh đô Phú Xuân. Đây cũng là nơi chôn cất thi hài của vua khi băng hà [năm 1792], gọi là Đan Dương lăng.

Tiếp đó, ông Xuân tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực ấp Bình An thuộc gò Dương Xuân, bao gồm khuôn viên chùa Thuyền Lâm [tức Thiền Lâm xưa] và khu vực xung quanh.

Tại đây, ông Xuân tìm thấy nhiều hiện vật gồm: bia đá, đá táng dùng kê các cột nhà, đá lát sàn, gạch vồ; các giếng được gọi là “giếng loạn”; các ngôi mộ được gọi là “mả loạn”...

Từ những kết quả nghiên cứu này, ông Xuân đi đến kết luận: cung điện Đan Dương nằm tại khu vực các chùa Thuyền Lâm [150 Điện Biên Phủ, Huế], chùa Vạn Phước, nay thuộc phường Trường An, TP Huế.

Quan điểm của ông Nguyễn Đắc Xuân nhận được sự ủng hộ của không ít nhà nghiên cứu, nhưng cũng có nhiều ý kiến chưa đồng tình, thậm chí phản bác kịch liệt.

Đỉnh điểm tranh luận là tại hội thảo Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn ở Huế do tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức vào một năm trước [30-10-2015].

Trước tình hình này, GS Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN - cho rằng cần phải thực hiện ngay một cuộc khai quật khảo cổ học trên thực địa!

Ngày 15-4-2016, Hội Khoa học lịch sử VN gửi công văn đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức khai quật khảo cổ học khu vực có liên quan đến cung điện Đan Dương. Từ công văn đề nghị của UBND tỉnh này, Bộ VH-TT&DL cho phép thăm dò khảo cổ học khu vực gò Dương Xuân.

Cuộc thăm dò khảo cổ do Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế thực hiện, dưới sự chủ trì của PGS.TS Bùi Văn Liêm - viện phó Viện Khảo cổ học.

Chiều 6-10, nhóm thăm dò khảo cổ bắt đầu nghi lễ động thổ với sự có mặt của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và các nhà sư chùa Thuyền Lâm. PGS.TS Bùi Văn Liêm cho biết quyết định của Bộ VH-TT&DL cho phép đào năm hố thăm dò khảo cổ với diện tích 22m2.

Trước mắt sẽ mở hai hoặc ba hố thăm dò trong khuôn viên chùa Thuyền Lâm và khu vực xung quanh. Dự kiến hôm nay 7-10, việc đào thám sát bắt đầu. Theo quyết định của Bộ VH-TT&DL, thời hạn thăm dò đến ngày 15-10.

Ông Phan Tiến Dũng, giám đốc Sở VH-TT&DL Thừa Thiên - Huế, cho rằng: “Kết quả khảo cổ như thế nào thì cũng sẽ tìm được câu trả lời mà bao người mong đợi: đây có phải là cung điện Đan Dương của vua Quang Trung hay không?”.

6 địa điểm, 2 giả thiết

Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều giả thiết về địa điểm lăng mộ vua Quang Trung tại Huế, Bình Định, Bình Thuận, Nghệ An.

Riêng tại Huế có đến sáu điểm được quan tâm: lăng Ba Vành, khu vực chùa Thiền Lâm, núi Ngọc Trản, núi Kim Phụng, khu vực xã Bình Điền [thị xã Hương Trà], núi Chóp Vung.

Trong đó, giả thiết lăng Ba Vành cùng với giả thiết khu vực chùa Thiền Lâm là hai giả thiết được luận giải nhiều nhất.

Theo Minh Tự [Tuổi trẻ]

Việc an táng vua Quang Trung là một việc khá phức tạp, không được ghi chép rõ ràng trong lịch sử vì sự tồn tại ngắn ngủi của triều Tây Sơn và sự bài bác của triều đại kế tiếp. Đến nay, theo các công trình nghiên cứu khác nhau, nhiều giả thuyết được đặt ra về vấn đề này.

Hoàn cảnh lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 dương lịch năm 1792, vua Quang Trung mất, con là Quang Toản lên nối ngôi, tức là Cảnh Thịnh đế. Khi đó nhà Tây Sơn đang đối đầu với lực lượng lớn mạnh trở lại của Nguyễn Ánh - người thừa kế ngôi chúa của họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Thời Cảnh Thịnh, triều đình Tây Sơn sinh ra lục đục. Nguyễn Ánh nhân thời cơ đó kéo ra đánh bại nhà Tây Sơn. Mười năm sau ngày Quang Trung qua đời, nhà Tây Sơn mất chủ quyền. Để trả thù nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã sai đào và san phẳng mộ Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc, tán hài cốt thành bột nhồi thuốc súng bắn và bỏ xương sọ vào vò, giam cầm trong ngục tối. Người đời thương tiếc nhà Tây Sơn gọi là "Ông Vò". Do sự thù hằn của nhà Nguyễn, nhiều chứng tích về Nguyễn Huệ và nhà Tây Sơn, trong đó có lăng mộ của ông, được xem là đã bị phá huỷ. Một số công trình nghiên cứu gần đây của các nhà chuyên môn muốn nêu ra các giả thuyết về việc an táng ông.

Mộ giả[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Quang Trung mất [16-9-1792 dương lịch], các triều thần sai sứ sang Nhà Thanh dâng biểu giả rằng Mộ vua được chôn tại Tây Hồ gần Bắc Thành để bày tỏ sự "trung thành" với Nhà Thanh. Vua Càn Long tưởng thật tặng tên hiệu cho ông là Trung Thuần, lại thân làm một bài thơ viếng và cho một pho tượng, 300 lạng bạc để sửa sang việc tang. Cả triều thần nhà Thanh được lệnh làm lễ truy điệu vua Quang Trung. Sứ nhà Thanh sai quan án sát Quảng Tây là Thành Lâm đến tận mộ ở Linh Đường [mộ giả] thuộc huyện Thanh Trì [Hà Nội] để viếng và đọc văn tế. Trong văn tế có câu:

“ Chầu ngôi Nam cực, Lòng trung nghĩa hết đạo thờ vua Chôn đất Tây hồ ”

Các giả thuyết về mộ thật[sửa | sửa mã nguồn]

Lăng Đan Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Việc xây lăng và đắp mộ cho Quang Trung là một việc lớn, Triều Tây Sơn thực hiện hết sức bí mật vì những lý do chính trị lúc đó . Ngô Thì Nhậm, một triều thần nhà Tây Sơn vào thời gian này, trong bài Cảm Hoài cho biết Quang Trung có một cung điện tên là Đan Dương, được xây trong một vùng rừng núi được chọn làm nơi đặt thi hài của ông:

Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta

Vị trí của Đan Lăng nằm ở đâu hiện nay không có chút tư liệu xác thực nào còn lưu lại.

Phủ Dương Xuân[sửa | sửa mã nguồn]

Một số nghiên cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân gần đây cho rằng Lăng Đan Dương [hay Đan Lăng] nằm gần chùa Thiền Lâm, gần nơi làm việc thái sư nhà Tây Sơn Phan Huy Ích. Thêm vào đó, khi Ngọc Hân mất để thực hiện nguyện vọng của bà là được chôn cùng Quang Trung. Trong điều văn của bà có câu: "Bên Đan Lăng quanh quất mạch liên châu". Từ những lời chỉ dẫn của hai cận thần nhà Tây Sơn và nghiên cứu địa hình Phú Xuân, ông Nguyễn Đắc Xuân cho rằng Đan Lăng nằm gần Phủ Dương Xuân, mà hiện nay có thể nằm ở ấp Bình An, Thành phố Huế.

Lăng Ba Vành[sửa | sửa mã nguồn]

Một số nguồn khác, nhà nghiên cứu Trần Viết Điền cho rằng lăng của Vua Quang Trung nằm ở vị trí của Lăng Ba Vành ở làng Cư Chánh, ngoại ô Huế. Cùng với việc công bố công trình nghiên cứu về Lăng Ba Vành, ông Trần Viết Điền cũng nghiên cứu độ tin cậy của các giả thuyết về lăng mộ Vua Quang Trung. Qua bài phản biện về giả thuyết của ông Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Viết Điền đã đưa ra những đánh giá của mình về độ tin cậy của giả thuyết Nguyễn Đắc Xuân.

Núi Khuân Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

Giả thuyết này dựa vào một bài thơ "Kiến Quang Trung linh cữu" [Thấy linh cữu vua Quang Trung] của người đương thời là Lê Triệu [1771-1846], quê ở Lệ Trung, Đại Trung, Hoằng Hóa, Thanh Hóa:

“ Trấp niên sất sá tẩu phong vân Như thử anh hùng cổ hãn văn Hàm Dã độc Lưu thiên vạn cốt "Khuân Sơn" hoạ tại bách niên phần Không hàm chỉ chỉ thiên thu hận Cô phụ đường đường bát xích thân Quang cảnh nhất ban thành phấn mị Linh nhân chung cổ tiếu Doanh Tần! ”

Dịch thơ [Hồng Phi phiên âm và dịch]:

“ Bao năm thét mắng át phong vân Đủ thấy anh hùng - bậc vĩ nhân Hàm Đan hận vùi muôn vạn xác "Khuân Sơn" phần mộ hoạ trăm năm Ngậm hờn chỉ trích ngàn thu hận Nỡ phụ đường đường tám thước thân Quang cảnh thảy đều thành cát bụi Khiến đời muôn thuở cợt Doanh Tần! ”

Bài thơ ý miêu tả rắng tác giả đã từng đến viếng Quang Trung tại núi "Khuân Sơn". Núi Khuân Sơn ở phía nam huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.

Bình Thuận[sửa | sửa mã nguồn]

Một ngôi mộ khác ở xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận cũng được nhiều người tin rằng đó mới chính là mộ của Quang Trung Hoàng đế. Theo đó, do sợ triều Nguyễn phát hiện nên mộ vua được an táng kín đáo trong một khu rừng già, cách xa biển và khu dân cư. Để giữ bí mật, hoàng hậu Lê Ngọc Hân không cho đặt bức tượng nào cạnh mộ vua. Trải qua bao đời, người địa phương gọi ngôi mộ này là "Mả ông Duông", do phát âm trại từ "Mả ông Vua".

Giả thuyết lăng mộ vẫn còn nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Một số nghiên cứu lại sử Nhà Nguyễn [nguồn mô tả việc phá lăng nhiều nhất] gần đây chỉ ra rằng: lăng mộ vua Quang Trung có thể vẫn còn nguyên vẹn, vị vua đầu triều nhà Nguyễn là Gia Long vẫn chưa quật phá mộ của Quang Trung vì tình thế lịch sử.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • ^ Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược Lưu trữ 2008-01-30 tại Wayback Machine
  • ^ Thanh Tùng [31 tháng 3 năm 2007]. “Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung”. Báo Tiền Phong online. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  • Những bí ẩn về lăng mộ Vua Quang Trung sắp được giải mã ? Lưu trữ 2008-03-07 tại Wayback Machine BaoBinhDinh, truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2008
  • Nhà vật lý đi tìm mộ vua Quang Trung Lưu trữ 2009-03-19 tại Wayback Machine, Tuổi trẻ Online, truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2008
  • “Phản biện giả thuyết Nguyễn Đắc Xuân”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2009.
  • ^ Hồng Phi - Hương Nao [ngày 8 tháng 8 năm 2006]. “Bài thơ chữ Hán "Nhìn thấy linh cữu Quang Trung" mới tìm thấy”. Báo điện tử Sân khấu Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2008. Trong nguyên bản "Khuân" là một chữ Nôm, rất ít dùng, viết theo tên gọi của địa phương. Khuân Sơn, theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, tập I [Nhà xuất bản Thuận Hoá, Huế 1992] chép: "Núi Khuân Sơn ở phía Nam huyện Phong Điền, có tên nữa là Thượng Sơn, vì hình núi tròn như vựa thóc, thượng lưu sông Phong Điền chảy về phía Tây, có một con đường theo ven núi chạy về phía Bắc, đi theo về phía Tây có thể đến đất người Man Thượng"

Chủ Đề