Làm việc tại Samsung có độc hại không

Nhiều công nhân từng làm việc tại nhà máy của Samsung ở Hàn Quốc cáo buộc họ bị ung thư là do hóa chất tiếp xúc trong khi làm việc.

Tờ Guardian cho hay, khi cô con gái Yumi làm việc tại công ty điện tử Samsung, ông Hwang Sang-ki không khỏi tự hào. Bởi có công việc tại đây, Yu-mi có thể kiếm tiền giúp đỡ gia đình và hi vọng sẽ đủ tiền cho em trai học Đại học.

Nhưng tới năm 2007, 5 năm sau khi bắt đầu làm việc tại một trong những nhà máy bán dẫn của Samsung, Yu-mi qua đời trên ghế sau taxi khi ông đang đưa cô tới bệnh viện.

Cô gái 23 tuổi này đã được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Đây là căn bệnh mà cô cho rằng do tiếp xúc với hóa chất độc hại khi làm việc tại nhà máy Samsung ở Suwon.

"Tôi không tin Samsung khi họ nói rằng bệnh của Yu-mi không thể do sự tiếp xúc hàng ngày với các hóa chất này", ông cho hay.

Ông Hwang Sang-ki cho biết, khi còn sống, con gái nói công việc hàng ngày là nhúng các bộ phận bán dẫn vào chất lỏng có chứa hóa chất sau đó đưa ra ngoài.

Sở dĩ ông Hwang nghi ngờ về lời giải thích, do ông biết được một đồng nghiệp của con gái cũng bị căn bệnh này và qua đời.

Ông Hwang Sang-ki cố gắng đầu tranh vì quyền lợi của con gái đã qua đời

Đài NHK của Nhật Bản cũng từng nói đến trường hợp của Kim Eun-kyong - cựu nhân viên trong dây chuyền sản xuất chip suốt 5 năm trời tại Samsung hồi những năm 1990. Chỉ 10 năm sau khi nghỉ việc, cô bị bệnh bạch cầu. Vào thời điểm năm 2014, cô đang trải qua đợt hóa trị và làm tình nguyện viên trong nhà thờ.

Theo lời cô Kim, công việc hàng ngày của cô là nhúng một miếng vải vào chất lỏng rồi lau chip. Cô cho hay, thùng chứa chất lỏng luôn được đặt trên bàn và đậy nắp. Các công nhân sử dụng chất lỏng giống như nó là nước. Trong quá trình làm việc, cô thấy trên thùng chứa có chữ viết tắt là TC. Đây có thể là dung môi công nghiệp được gọi là trichloroethylene.

Hay như trường hợp cô Han He-gyong con gái bà Kim Si-nyeo cũng được chẩn đoán mắc u não hồi năm 2005. Thời điểm được chẩn đoán mắc ung thư là 4 năm sau khi cô nghỉ việc ở Samsung. Bà Kim cho rằng: "Con gái tôi hít nhiều dung dịch chứa chì và dung môi hữu cơ. Đó là lý do tại sao tôi tin bệnh tật của con gái liên quan đến công việc".

Hồi năm 2014, Han bị liệt một phần cơ thể và khó nói sau vài lần phẫu thuật não. Thấy con gái như vậy, bà Kim hứa với con gái sẽ không từ bỏ cho đến khi chứng minh được mối liên quan giữa công việc và bệnh tật của con.

Bà Kim chua xót nhớ lại, khi con gái được nhận vào làm ở Samsung, bà đã tổ chức một bữa tiệc và mời bạn bè tham dự. "Con gái làm việc cho công ty lớn nhất Hàn Quốc, vì vậy chúng tôi có lý do để ăn mừng", bà chua xót nói.

Kể từ năm 2008, 58 công nhân đã nộp đơn xin bồi thường về an toàn lao động từ Chính phủ. Chỉ có 10 người đã nhận được tiền, phần lớn trong đó là sau nhiều năm thương lượng. Một nửa trong số 46 yêu cầu khác bị từ chối và nửa còn lại vẫn được xem xét.

Bản thân ông Hwang Sang Gi cho biết, Samsung ngỏ ý bồi thường 1 tỷ Won [khoảng 864.000 USD] hồi năm 2007 nhưng ông từ chối và cùng 4 công nhân khác làm trong dây chuyền bán dẫn nộp đơn đòi bồi thường cho người lao động.

Những bí mật đằng sau

Theo điều tra của AP, cơ quan chức năng Hàn Quốc không cung cấp thông tin về hóa chất mà công nhân tiếp xúc khi sản xuất chip và màn hình LCD cho các công nhân và gia đình họ.

Lim Ja-woon - luật sư đại diện cho 15 nhân viên của Samsung nói, các khách hàng của Lim không thể nhận được các báo cáo đầy đủ về kiểm tra các cơ sở sản xuất, chỉ có trích dẫn một số kiểm tra độc lập trong 1 số phán quyết của tòa án.

Khi giải thích về việc che giấu thông tin, công ty cho rằng đó là bảo vệ bí mật thương mại.

Trong một bài viết của AP năm 2016, hãng này cho hay, mặc dù Samsung không bỏ sót danh sách hóa chất như đã làm trong trường hợp của Hwang Yu-mi. Tuy nhiên, thông tin về mức độ tiếp xúc hay cách các hóa chất này được kiểm soát vẫn không được tiết lộ.

Nhiều công nhân vẫn đang chờ bồi thường

AP dẫn tuyên bố của Samsung trên Website cho hay, hệ thống quản lý của công ty nghiêm ngặt và tân tiết. Công ty giám sát hóa chất theo thời gian thực 24/7 tại các nhà máy từ năm 2007 - đây cũng là thời điểm mà cái chết của Yu-mi bắt đầu được cơ quan chức năng điều tra.

Tuy nhiên, Samsung đã bắt đầu theo dõi một số sản phẩm phụ độc hại được phát hiện trong lần kiểm tra hồi năm 2012 gồm benzen và formaldehyde tại nhà máy sản xuất chip.

Hồi năm 2014, Tổng giám đốc điều hành Samsung đã đưa ra lời xin lỗi mang tính chính thức gửi tới công nhân đang mắc bệnh và cam kết trao cho các công nhân này tài liệu mà họ cần để bồi thường.

Cũng năm 2014, Phó Chủ tịch Samsung Kwon Oh Hyun đã lên tiếng xin lỗi các nạn nhân và gia đình. Ông cho hay: "Chúng tôi lấy làm tiếc đã không tìm thấy một giải pháp cho vấn đề nhạy cảm này một cách kịp thời và muốn dùng cơ hội này để bày tỏ lời xin lỗi chân thành của chúng tôi đối với những người bị ảnh hưởng]

Một cuộc điều tra độc lập của hãng thông tấn AP phát hiện, nhà chức trách Hàn Quốc đã nhiều lần cho phép Samsung sử dụng chiêu bài "quan ngại lộ các bí mật thương mại" để ngăn cản việc công bố thông tin về môi trường làm việc độc hại tại các nhà máy sản xuất vi xử lý [chip] và màn hình tinh thể lỏng [LCD] của hãng.

Hwang Sang-gi, cha của nữ công nhân Hwang Yu-mi đã chết vì bệnh bạch cầu sau 4 năm làm việc tại nhà máy Samsung, đang đấu tranh đòi công ty này phải xin lỗi và bồi thường đầy đủ cho các công nhân của hãng. Ảnh chụp tháng 4/206. Ảnh: AP

Khi còn là học sinh cấp 3, Hwang Yu-mi đã làm công việc nhúng các mạch vi xử lý vào hóa chất tại một nhà máy chuyên sản xuất chip cho laptop và các thiết bị điện tử khác của Samsung. 4 năm sau, cô qua đời vì bệnh bạch cầu.

Sau cái chết của Yu-mi vào năm 2007, cha của cô - Hwang Sang-gi - biết được rằng, một công nhân 30 tuổi làm việc tại cùng dây chuyền sản xuất thiết bị bán dẫn với con gái ông, cũng qua đời vì bệnh bạch cầu. Người cha làm nghề tài xế taxi ngay sau đó đã khởi xướng một cuộc vận động đòi chính phủ Hàn Quốc phải điều tra về những nguy cơ sức khỏe tại các nhà máy thuộc công ty Samsung điện tử [Samsung Electronics].

Yêu cầu đòi bồi thường đầu tiên của ông Hwang đã bị bác bỏ. Khi tiến hành khởi kiện sau đó, ông Hwang đã phải vật lộn để có được các thông tin chi tiết về môi trường làm việc trong nhà máy, do Samsung không tiết lộ những thông tin đó với các quan chức quản lý an toàn lao động.

Một cuộc điều tra của hãng thông tấn AP phát hiện, nhà chức trách Hàn Quốc đã nhiều lần che giấu thông tin về các hóa chất mà công nhân tại các nhà máy sản xuất chip và LCD của Samsung phải tiếp xúc, không để chính những người công nhân và gia đình họ biết.

Trong khi đó, các công nhân phát bệnh cần tiếp cận những thông tin như trên thông qua chính phủ hoặc tòa án Hàn Quốc để đòi nhà chức trách bồi thường cho họ. Nếu không, các quan chức chính phủ thường bác bỏ các vụ kiện.

Trong ít nhất 6 vụ kiện liên quan đến 10 công nhân Samsung, lí lẽ biện minh cho việc che giấu thông tin của công ty là quan ngại lộ các bí mật thương mại.

Luật pháp Hàn Quốc cấm các cơ quan chính phủ che giấu thông tin liên quan đến sự an toàn và sức khỏe cộng đồng do các quan ngại lộ bí mật thương mại. Song, hiện không có bất kỳ hình phạt nào dành cho những vi phạm luật này.

Trong các báo cáo về an toàn lao động, Samsung hiện không còn bỏ sót danh sách các hóa chất dùng trong những dây chuyền sản xuất của hãng như từng làm trong vụ của cô Hwang Yu-mi. Tuy nhiên, các quan chức vẫn giấu nhẹm những chi tiết về lượng tiếp xúc cũng như cách kiểm soát các hóa chất của công ty như thế nào.

"Cuộc đấu tranh của chúng tôi thường là chống lại các bí mật thương mại. Bất kỳ nội dung nào có thể không có lợi cho Samsung sẽ bị xóa bỏ với lí do bí mật thương mại", Lim Ja-woon, một luật sư đại diện cho 15 công nhân Samsung bị phát bệnh, nói.

Các khách hàng của ông Lim đã không thể xem được các báo cáo đầy đủ, của bên thứ ba về những cuộc kiểm tra nhà máy Samsung. Họ chỉ được tiếp cận các trích đoạn của một số báo cáo kiểm tra độc lập trong một số phán quyết của tòa án.

Samsung tuyên bố, hãng không bao giờ "cố ý" ngăn cản các công nhân tiếp cận thông tin và rằng hãng luôn minh bạch về mọi hóa chất được yêu cầu tiết lộ cho chính phủ. Công ty này nhấn mạnh, không có vụ việc nào mà việc tiết lộ thông tin bị ngăn cản trái pháp luật. "Chúng tôi có quyền bảo vệ các thông tin của mình trước bên thứ ba", Baik Soo-ha, Phó chủ tịch Samsung Electronics, cho hay.

Các chính sách của chính phủ Hàn Quốc nhìn chung ưu ái Samsung và các "chaebol" [tập đoàn lớn] khác, những doanh nghiệp đã thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Hàn Quốc sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953. Theo giới chức địa phương, các lợi ích của tập đoàn được ưu tiên hàng đầu. Việc đánh giá các tuyên bố bí mật thương mại rất khó và họ sợ sẽ bị kiện vì chia sẻ thông tin trái ý muốn của một công ty.

Cho tới hiện tại, Samsung là công ty lớn nhất của Hàn Quốc, với khoảng 100.000 công nhân. Công ty này thống trị lĩnh vực sản xuất chip - bộ nhớ máy tính kể từ đầu những năm 1990. Song, thành công đó bao gồm cả việc sử dụng các hóa chất độc hại và thường là những chất sinh ung thư như arsen, acetone, methane, axit sulfuric và các kim loại nặng như chì - những nguy cơ đã biết trong sản xuất thiết bị bán dẫn, điện thoại di động và LCD.

Tổ chức an toàn lao động cho công nhân Banolim [viết tắt là SHARPS trong tiếng Anh] đã dẫn chứng bằng tài liệu hơn 200 vụ phát bệnh nghiêm trọng, kể cả bệnh bạch cầu, lupus ban đỏ [lao da], ung thư hạch bạch huyết và chứng đa xơ cứng ở những cựu công nhân nhà máy sản xuất thiết bị bán dẫn và LCD của Samsung. 76 người trong số họ đã chết, phần lớn trong độ tuổi 20 và 30.

Các nhà hoạt động bảo vệ sự an toàn cho công nhân muốn chính phủ và tòa án của Hàn Quốc hiểu một cách linh hoạt hơn sự liên đới giữa điều kiện làm việc với các bệnh tật, do y học hiện thậm chí còn chưa rõ nguyên nhân chính xác làm khởi phát nhiều căn bệnh ở các công nhân nhà máy. Họ cũng muốn công bố đầy đủ hơn thông tin về các rủi ro liên quan đến môi trường làm việc trong các nhà máy Samsung.

Kể từ năm 2008, 56 công nhân đã tìm cách đòi bồi thường về an toàn lao động từ chính phủ Hàn Quốc. Chỉ có 10 người được chấp nhận bồi thường, hầu hết sau nhiều năm tranh chấp pháp lý. Một nửa trong số 46 nguyên đơn khác đã bị bác bỏ và một nửa còn lại vẫn đang trong quá trình xem xét.

Gia đình của các nạn nhân, chủ yếu là những người trẻ tuổi thuộc tầng lớp lao động đến từ nông thôn, thường phải lấy hết tiền tiết kiệm và bán nhà cửa để trả chi phí điều trị cho bệnh viện, và rốt cuộc phải sống nhờ trợ cấp. Một số công nhân khác cuối cùng trở thành người tàn phế và không còn khả năng lao động.

Chẳng còn mấy lựa chọn, hơn 100 gia đình công nhân đã chấp nhận một kế hoạch bồi thường do Samsung đề xuất hồi năm ngoái, trong khi nhiều gia đình khác từ chối nó. Hwang Sang-gi kể, Samsung đề nghị bồi thường cho ông 1 tỉ won [864.000 USD] vào năm 2007 để ông không xúc tiến vụ kiện liên quan đến cái chết của con gái mình. Ông đã từ chối, sáng lập Banolim và cùng 4 cựu công nhân nhà máy sản xuất thiết bị bán dẫn của Samsung, những người cũng mắc nhiều dạng bệnh ung thư máu khác nhau, làm đơn kiện đòi bồi thường cho họ.

Năm 2014, 7 năm sau cái chết của con gái ông Hwang, một tòa án phúc thẩm đã công nhận phán quyết của tòa án cấp thấp hơn về "mối quan hệ nhân - quả nghiêm trọng" giữa bệnh bạch cầu của cô và sự tiếp xúc với benzen, các hóa chất khác cũng như sự phát xạ in-on hóa tại nơi làm việc. Ông Hwang đã nhận được gần 175.000 USD tiền bồi thường từ chính phủ.

Tổng giám đốc điều hành Samsung đã phát đi tuyên bố xin lỗi chính thức gửi tới những công nhân đang bị bệnh vào năm 2014, dù một số người trong số họ coi hành động đó là chưa đủ. Công ty cũng cam kết trao cho những công nhân này các tài liệu mà họ cần để đòi bồi thường. Đến năm nay, Samsung đã thành lập một ủy ban thanh tra để xem xét lại các cuộc kiểm tra độc lập đối với một số nhà máy của hãng.

Các công nhân và gia đình của họ hiện muốn một lời xin lỗi đầy đủ hơn từ Samsung cũng như những thay đổi về cách thức tiến hành bồi thường. Ông Hwang và những người tham gia chiến dịch vận động khác thường xuyên cắm trại bên ngoài khu phức hợp của Samsung ở Gangnam để phản đối. Họ coi việc kiện Samsung là một lựa chọn bất đắc dĩ, vì tiêu chuẩn bằng chứng đòi hỏi cao hơn trong các vụ đòi bồi thường của công nhân và theo luật Hàn Quốc, họ không thể đòi bồi thường thiệt hại.

Tuấn Anh [Theo ABCNews]

Video liên quan

Chủ Đề