Làm thế nào để cho con voi vào tủ lạnh năm 2024

Câu trả lời trên liệu có thể giải thích lý do bạn gặp rắc rối khi đối mặt với một bài toán cuộc đời (sống, yêu thương và làm việc). Vì nó bỏ qua hoàn toàn các bước giải quyết vấn đề chi tiết.

Vậy, ta có

Bước 1: Chia nhỏ bài toán thành những vấn đề nhỏ hơn.

Nếu bạn suy nghĩ kĩ hơn về câu hỏi, bạn sẽ thấy một vài vấn đề rõ ràng là chưa hề được trả lời.

  1. Chúng ta đang nói về cái tủ lạnh nào?
  2. Chúng ta đang nói về con voi nào?
  3. Nếu con voi quá to so với cái tủ lạnh thì phải làm sao?
  4. Mà phải tìm con voi ở đâu nhỉ?
  5. Làm sao để vận chuyển con voi đến chỗ cái tủ lạnh?

Khi làm việc, bạn cần tìm ra câu trả lời cho mỗi vấn đề nhỏ mình có thể nghĩ đến. Đó là lý do tại sao bước đầu tiên của chúng ta là việc chia nhỏ bài toán thành những "miếng" nhỏ.

Bước 2: Tìm giải pháp cho mỗi vấn đề nhỏ.

Bước thứ hai là tìm kiếm giải pháp cho từng vấn đề nhỏ mà chúng ta đã liệt kê ra. Ở bước này, mọi thứ cần được trình bày theo cách chi tiết nhất có thể.

  1. Cái tủ lạnh nào? - Cái tủ lạnh vừa với bếp nhà bạn.
  2. Con voi nào? - Một con voi châu Phi.
  3. Nếu con voi quá to thì sao? - Lấy một khẩu súng thu nhỏ để thu bé con voi lại.
  4. Tìm con voi ở đâu? - Châu Phi.
  5. Làm sao để vận chuyển con voi? - Cho vào cái túi sau khi đã thu nhỏ lại, rồi bay về nhà.

Đôi khi, bạn cần đào sâu xuống thêm một vài lớp nữa mới tìm được câu trả lời. Trong ví dụ trên, chúng ta có thể xem xét câu 3 và câu 4.

  1. Tìm khẩu súng thu nhỏ ở đâu? - Mượn từ một nhà khoa học điên ở nhà bên.
  2. Tìm voi ở địa điểm nào ở Châu Phi? - Công viên Addo, Nam Phi.

Một khi đã có tất cả câu trả lời cần thiết, bạn sẽ tập hợp chúng lại để có câu trả lời cho bài toán ban đầu.

Bước 3: Tập hợp các giải pháp lại một cách rõ ràng.

Vậy là, bài toán nhét con voi vào tủ lạnh có thể được giải quyết theo những bước sau:

  1. Mượn một khẩu súng thu nhỏ từ nhà khoa học hàng xóm.
  2. Bay tới Nam Phi.
  3. Đi tới công viên Addo.
  4. Tìm một con voi trong công viên.
  5. Bắn con voi bằng khẩu súng.
  6. Cho con voi tí hon vào túi.
  7. Quay trở lại sân bay.
  8. Bay về đất nước của bạn.
  9. Đi về nhà.
  10. Cho con voi vào tủ lạnh.

Vấn đề đã được giải quyết!

Vậy ta có thể áp dụng bài toán bỏ con voi vào tủ lạnh vào từng việc cụ thế,

VD:

"10h vẫn chưa thấy anh ta trở về, 10h30 trời mưa ra đóng cổng để thị uy rằng "tôi sẽ cho hắn ngủ ngoài đường" thì bắt gặp anh ta đang đèo cô đồng nghiệp về nhà."

Vấn đề ở đây là cô ta không đủ kiên nhẫn để nghe anh ta giải thích để từng bước giải bài toán "10h30 đưa đồng nghiệp về nhà", Cô ta chỉ có đáp án duy nhất "Quân khốn nạn, cút mẹ theo nó đi".

Mà chẳng hay biết rằng anh ta làm việc để cho gia đình cho cô sống hạnh phúc no đủ hơn => anh ta và cô ta tăng ca để kịp deadline, để thêm thu nhập => Nhanh chóng về nhà với cô ta "tôi nhớ vợ lắm rồi, nhanh chóng về đi!!" => Số đen là xe anh ta bị chết bugi do để xe ngoài mưa quá lâu => Cô đồng nghiệp đèo về => Có 1 áo mưa nên 2 người ngồi gần nhau cho đỡ ướt => bị vợ bắt gặp.

Nếu cô ấy xé nhỏ vấn đề, để logic vấn đề thì chắc sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rằng cô ta có 1 ông chồng thương vợ, nghĩ về vợ, chịu khó, lại còn tốt bụng!

Chúng ta có nên cố gắng bê con voi lên rồi ra sức nhét vào cái tủ lạnh không?

Hãy bình tĩnh giải quyết vấn đề, bằng các logic, xé nhỏ vấn đề. Đó lại chính là cách đơn giản hóa vấn đề đấy! Mọi thứ sẽ đơn giản hơn, cuộc sống sẽ bớt rắc rối hơn. Tôi cam đoan đấy!

Chẳng là chồng em làm tuyển dụng nhân sự. Hôm qua về nhà, lúc ăn cơm chồng kể chuyện ở công ty. Anh bảo, chiều nay anh cho 3 ứng viên cao cấp làm bài kiểm tra này để test IQ nhưng buồn quá, cả 3 đều không trả lời okie :(

Em mới hỏi anh hỏi câu gì mà hỏng ai trả lời được hết vậy? Thì anh bảo những câu này xưa lơ xưa lắc rồi. Vầy nè: Làm thế nào để bỏ con voi vào trong tủ lạnh? Thì cả 3 đều trả lời vầy:

  1. Xẻ thịt con voi ra rồi nhét vào tủ lạnh! -> Sai.
  1. Không có câu trả lời, cười (chắc nghĩ nhà tuyển dụng đang đùa)
  1. Làm sao mà có chuyện hoang đường vậy được, con voi nặng hàng tấn, to khổng lồ trong khi chiếc tủ lạnh nhỏ xíu.

Em định nói thêm là hình như loạt này có những mấy câu hỏi lận á (em để cuối bài) thì chồng bảo trả lời sai bét câu đầu rồi thì sao trả lời tiếp những câu sau vì chúng đều có tính logic cả.

Nói rồi chồng quay ra con trai 5 tuổi đang chăm chú nghe ba mẹ nói chuyện, hỏi:

- Con trả lời được không?

- Con biết rồi, thì mở tủ lạnh ra bỏ con voi vô phải không ba?

- Ồ, sao con lại nghĩ vậy?

- Vì con thấy mẹ khi bỏ bất cứ cái gì vào tủ lạnh cũng đều mở ra để bỏ vô mà

Chồng em nghe con trả lời thế mắt sáng rỡ, ổng bỏ dở chén cơm lao qua hôn lấy hôn để thằng con trai bảo nó giỏi quá khiến em cười tít mũi. Ít ra, việc em hi sinh công việc ở nhà lo cho gia đình, dạy con cái học hành cũng đã có kết quả tốt.

Hí hí, sẵn tiện khoe con, em khoe các mẹ luôn phương pháp dạy con tư duy logic nè, cái này em nghiên cứu nhiều sách báo lắm mới rút ra được và dạy con á :)

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, cách tốt nhất giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo là ĐẶT CÂU HỎI cho trẻ trả lời. Do đó, nếu mẹ thường xuyên làm điều này sẽ giúp con có được năng lực tư duy và học tập tốt hơn rất nhiều trong tương lai

Và nhà tâm lý học Benjamin Bloom của Mỹ đã tìm hiểu tính cách, đặc tính của trẻ và phát triển một hệ thống phân nhóm Bloom’s Taxonomy theo 6 mức độ dưới đây. Cụ thể:

Làm thế nào để cho con voi vào tủ lạnh năm 2024

GHI NHỚ: Nền tảng đầu tiên là ghi nhớ. Khi con trẻ bắt đầu biết quan sát mẹ hãy giúp các ghi nhớ các sự kiện xung quanh trẻ như: Chiếc lá màu gì? Ông mặt trời thường mọc khi nào lặn khi nào?... Sau mỗi câu hỏi đó mẹ hãy để trẻ tự nhớ, tự suy nghĩ trả lời tuyệt đối không nhắc bài trẻ nhé!

HIỂU, BIẾT CÁCH SUY LUẬN: Khi con nhận biết tốt hơn hãy giúp con hiểu các khái niệm, nguyên tắc cơ bản, sự so sánh, đối chiếu…. bằng các câu hỏi thúc đẩy con phải suy nghĩ, diễn giải và suy luận. Ví dụ: Đưa củ cà rốt và củ cải lên hỏi con xem đó là gì và vì sao con phân biệt được củ cải và cà rốt? Để rèn luyện kỹ năng này ở con, mẹ phải thường xuyên áp dụng kiểu đặt câu hỏi này ở con bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu

ÁP DỤNG: Khi trẻ đã qua được 2 mức độ trên, mẹ hãy đưa ra những câu hỏi, tình huống mở bắt buộc trẻ phải động não suy nghĩ để đưa ra giải pháp đúng đắn và phù hợp. Ví dụ em đặt câu hỏi cho con: Khi đi lạc thì con sẽ làm gì? (Tất nhiên với câu hỏi này, trước đây em đã dạy con ghi nhớ là phải nhờ gọi điện cho ba mẹ, nhờ chú công an bác bảo vệ giúp đỡ…).

Nhờ vào những câu hỏi này, khả năng gải quyết tình huống của con sẽ trở nên nhạy hơn, nhanh hơn qua đó cũng giúp trẻ nhận ra được những nguy cơ mình có thể gặp phải khi ra ngoài cùng ba mẹ và trở nên thận trọng hơn

è Với 1 cậu bé 5 tuổi em đang dạy con đến mức này thôi. Tuy nhiên vẫn còn 2 mức nữa em chia sẻ cùng các mẹ luôn nhé, để áp dụng cho các con khi bước vào cấp 1, thậm chí cấp 2

PHÂN TÍCH: Khi con đã nhuần nhuyễn 3 mức độ trên mẹ có thể rèn cho con khả năng phân tích bằng cách đưa ra những tình huống, sự kiện, câu chuyện và hỏi con nghĩ gì về điều đó, quan điểm của con như thế nào. Các chị lưu ý là để con trả lời hoàn toàn tự nhiên, không mớm lời hay áp đặt con gì hết nhé. Sau câu trả lời thấy con phân tích hợp lý thì khen con để khuyến khích con phát huy, ngược lại hãy nhẹ nhàng phân tích cho con hiểu những gì chưa hợp lý trong câu trả lời của mình.

Việc đặt ra cho con những câu hỏi, tình huống đòi hỏi khả năng phân tích mới trả lời được sẽ giúp con luôn tự tin trong học tập và cuộc sống sau này và có những suy nghĩ tích cực để hoàn thiện bản thân.

ĐÁNH GIÁ: Mẹ đưa ra cho con 1 kết quả, sản phẩm nào đó yêu cầu con đánh giá. Ví dụ khi nấu ăn xong, mẹ bày thức ăn lên bàn và nhờ con đánh giá món ăn như thế nào. Để đánh giá bắt buộc trẻ phải có cái nhìn tổng quát cũng như đi sâu vào chi tiết như cách trang trí món ăn, màu sắc, mùi vị món ăn ra sao…

SÁNG TẠO: Khi con đủ lớn để có thể tự mình đưa ra một ý kiến, đề nghị… Cha mẹ hãy tạo điều kiện để con được thể hiện điều này bằng cách khuyến khích con trình bày ý tưởng về chuyến đi picnic của gia đình sắp tới chẳng hạn, hay tự thiết kế căn phòng của con cho đẹp… Thỉnh thoảng mẹ cũng nên hỏi con những vấn đề liên quan đến cuộc sống, gần gũi với con như: “Nếu cho con làm bộ trưởng bộ giáo dục thì con sẽ làm gì…?”

Em đã nghiên cứu tư liệu này khi con em mới sinh và khi áp dụng cho con em thấy khá hiệu quả nên chia sẻ cùng các mẹ. Hy vọng sẽ hữu ích cho các mẹ nha!

Còn loạt câu hỏi test IQ của chồng em đây ạ

Một câu hỏi xưa ơi là xưa, héng!!! Đọc thử coi sao!

Câu hỏi 1: Làm sao để bỏ con voi vào trong cái tủ lạnh?

— Xẻ thịt con voi ra rồi nhét vào tủ lạnh!

— Sai.

— Dùng phòng lạnh thay cho tủ lạnh để chứa con voi!

— Sai.

— Dùng đèn pin của Đôrêmôn thu nhỏ con voi lại rồi cho vào tủ lạnh!

— Sai.

Bạn đã hết quyền trả lời.

Câu trả lời đúng là: Mở tủ lạnh ra, cho con voi vào rồi đóng cửa tủ lại.

Câu hỏi 2: Làm sao để bỏ con hươu cao cổ vào trong tủ lạnh?

— Mở tủ lạnh ra, cho con hươu cao cổ vào rồi đóng cửa tủ lại.

— Sai!

— Mở tủ lạnh ra, bẻ đầu con hươu cao cổ qua một bên rồi nhét vô, đóng của tủ lại.

— Sai!

Bạn đã hết quyền trả lời lần thứ hai.

Câu trả lời đúng là: Mở tủ lạnh ra, lấy con voi ra rồi cho con hươu cao cổ vào và đóng cửa lại.

Câu hỏi 3: Vua sư tử đang tổ chức một hội nghị các loài vật. Tất cả các con vật đều tham dự, ngoại trừ một con. Đó là con vật nào?

— Ai mà biết!

Con hươu cao cổ. Nó vẫn còn ở trong tủ lạnh, nhớ không? Dính đòn tiếp nhá !

Câu hỏi 4: Có một con sông mà bạn phải đi qua, nhưng dưới sông lại có cá sấu sống. Bạn sẽ xử lý ra sao?— Đóng bè bơi qua!

— Sai.

— Tìm cây cầu rồi leo lên cầu đi qua!

— Sai.

— Giết hết cá sấu rồi bơi qua!

— Sai

— Đu dây như Tarzan qua sông!

— Càng sai.

Câu trả lời đúng là: Bạn cứ từ từ bơi qua sông. Không có con cá sấu nào cắn bạn vì chúng bận đi dự cuộc họp của vua sư tử rồi, phải không?

Đây thật ra là bài kiểm tra logic học thường được sử dụng trong phỏng vấn hay test IQ cho những ứng viên cao cấp