Lãi suất ngân hàng trung ương

Đồng ruble của Nga. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Ngày 28/2, Ngân hàng trung ương Nga đã thông báo nâng lãi suất chủ chốt từ mức 9,5% lên 20%.

Trong tuyên bố, Ngân hàng trung ương Nga nêu rõ đây là biện pháp khẩn cấp trong bối cảnh các điều kiện bên ngoài đối với nền kinh tế Nga "thay đổi mạnh."

Biện pháp này sẽ đảm bảo tăng lãi suất tiền gửi lên mức cần thiết để bù đắp nguy cơ đồng nội tệ mất giá ngày càng lớn và các rủi ro về lạm phát.

Đây cũng là động thái cần thiết để hỗ trợ ổn định tài chính và giá cả, bảo vệ các khoản tiết kiệm của người dân.

Dự kiến Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina sẽ tổ chức họp báo vào lúc 13h giờ GMT [20h giờ Việt Nam].

[Nga: Đồng ruble mất gần 30% giá trị sau các lệnh trừng phạt mới nhất]

Trong một nỗ lực khác nhằm hỗ trợ đồng ruble, Ngân hàng trung ương Nga và Bộ Tài chính Nga đã yêu cầu các công ty xuất khẩu của nước này bán 80% doanh thu bằng ngoại tệ trên thị trường.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh tỷ giá đồng ruble tại sở giao dịch chứng khoán Moskva đã giảm xuống còn 90 ruble đổi được 1 USD và 101,19 ruble đổi được 1 euro. Đây là những động thái mới nhất trong loạt biện pháp của Nga nhằm hỗ trợ thị trường nội địa.

Trước đó, để duy trì sự ổn định của lĩnh vực tài chính, bất chấp các trừng phạt của phương Tây, Ngân hàng trung ương Nga đã yêu cầu các công ty tham gia thị trường chứng khoán từ chối các lệnh chào bán chứng khoán Nga của khách hàng nước ngoài.

Lĩnh vực tài chính Nga là một trong số mục tiêu của các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ngày 28/2, Anh tuyên bố đang tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, trong đó có việc cấm bất kỳ thực thể nào của Anh tiến hành giao dịch với Ngân hàng trung ương Nga.

Thông báo nêu rõ: "Chính phủ Anh sẽ thực hiện ngay lập tức mọi bước đi cần thiết để áp đặt các hạn chế có hiệu lực nhằm ngăn chặn mọi cá nhân hay tổ chức pháp nhân nào của Anh thực hiện các giao dịch tài chính với Ngân hàng trung ương Nga, Quỹ Tài sản Quốc gia Nga và Bộ Tài chính Nga."

Các biện pháp trừng phạt mới cũng bao gồm các lệnh hạn chế nhằm vào các thực thể tài chính của Nga và các biện pháp nhằm ngăn các công ty phát hành trái phiếu có thể chuyển nhượng và công cụ thị trường tiền tệ tại Anh.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã khiến chỉ số chứng khoán tại châu Âu giảm mạnh trong ngày 28/2. Cụ thể, chỉ số chứng khoán STOXX 50 của châu Âu đã giảm 3,4%, trong khi chỉ số DAX của Đức và FTSE của Anh đã lần lượt giảm ở mức 3,3% và 1,6%./.

Đặng Ánh [TTXVN/Vietnam+]

Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga tại Moskva. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Ngân hàng trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt xuống 11% tại một cuộc họp bất thường ngày 26/5, đồng thời dự báo khả năng cắt giảm thêm trong năm 2022, trong bối cảnh tốc độ lạm phát chậm dần từ các mức cao nhất trong hơn 20 năm qua và nền kinh tế dự kiến sẽ suy giảm.

Trước đó, Ngân hàng trung ương Nga đã giảm lãi suất chủ chốt xuống 14% trong tháng 4/2022, vài tuần sau khi khẩn cấp tăng lãi suất lên 20% để ứng phó tác động của chiến dịch quân sự đặc biệt triển khai tại Ukraine từ ngày 24/2.

Như vậy, kể từ tháng Hai đến nay Ngân hàng trung ương Nga đã giảm lãi suất chủ chốt tổng cộng 9%. Ngân hàng này cũng để ngỏ khả năng tiếp tục giảm lãi suất chủ chốt trong các cuộc họp sắp tới.

Thông báo của Ngân hàng trung ương Nga cho biết: "Áp lực lạm phát giảm nhờ động lực từ tỷ giá hối đoái của đồng ruble cũng như kỳ vọng lạm phát giảm đáng kể của các hộ gia đình và doanh nghiệp."

Ngân hàng trung ương Nga đánh giá tình hình bên ngoài đối với nền kinh tế Nga vẫn là một thách thức tuy nhiên nguy cơ bất ổn tài chính đã giảm phần nào, mở ra khả năng nới lỏng một số các biện pháp kiểm soát vốn.

[Nga: Tỷ lệ lạm phát tháng Tư tăng cao nhất trong vòng 20 năm]

Ngân hàng trung ương không đề cập dự báo lạm phát của Nga năm 2022 - trước đây dự báo ở mức 18-23%, tuy nhiên dự kiến lạm phát sẽ giảm xuống 5-7% trong năm 2023 trước khi đạt mục tiêu 4% trong năm 2024.

Bộ Kinh tế Nga cho biết tính đến ngày 20/5, lạm phát đã giảm xuống 17,51% từ mức 17,69% một tuần trước đó, trong bối cảnh tiêu dùng giảm, tuy nhiên mức này vẫn gần mức cao nhất kể từ đầu năm 2002.

Ngày 25/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ thị tăng 10% lương hưu và lương tối thiểu để giảm thiểu tác động của lạm phát đối với người dân Nga. Cuộc họp quyết định lãi suất tiếp theo của Ngân hàng trung ương Nga dự kiến diễn ra ngày 10/6./.

Minh Trang [TTXVN/Vietnam+]

Từ bài viết này, bạn sẽ học được:

  • Ngân hàng Trung ương là gì và vai trò của họ trong hệ thống tài chính
  • Những Ngân hàng Trung ương đáng chú ý trên thế giới
  • Các Ngân hàng Trung ương có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính như thế nào

Ngân hàng Trung ương là một ngân hàng quốc gia cung cấp các dịch vụ tài chính và ngân hàng cho hệ thống ngân hàng thương mại và Chính phủ của quốc gia đó. Đồng thời, Ngân hàng Trung ương cũng phát hành đồng tiền của quốc gia đó. Theo Ngân hàng Trung ương châu Âu: "một Ngân hàng Trung ương là một tổ chức công cộng quản lý tiền tệ của một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia và kiểm soát lượng cung tiền - theo nghĩa đen là lượng tiền đang lưu hành. Mục tiêu chính của nhiều Ngân hàng Trung ương là ổn định giá cả. Ở một số quốc gia, các Ngân hàng Trung ương cũng được pháp luật yêu cầu phải hành động để hỗ trợ thị trường việc làm.

Cần nhớ rằng Ngân hàng Trung ương không phải là một ngân hàng thương mại. Một cá nhân không thể mở tài khoản tại một Ngân hàng Trung ương hoặc yêu cầu cấp một khoản vay. Và Ngân hàng Trung ương không bị thúc đẩy bởi mục tiêu lợi nhuận.

Tại sao các Ngân hàng Trung ương lại rất quan trọng?

Chúng ta cần phải ghi nhớ rằng các ngân hàng trung ương rất quan trọng, không chỉ đối với những người tham gia thị trường, mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Ngân hàng Trung Ương chịu trách nhiệm cho sự ổn định giá, và cũng có thể hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hoặc việc làm.

Đối với thị trường tài chính, vai trò của Ngân hàng Trung ương là kiểm soát nguồn cung tiền. Điều này có nghĩa là một chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương hoặc việc thực hiện chính sách tài khóa có thể có tác động đến định hướng của thị trường forex [ngoại hối].

Một trong những công cụ chính của bất kỳ ngân hàng trung ương nào là ấn định lãi suất - còn được gọi là chi phí sử dụng tiền tệ. Khi Ngân hàng Trung ương thay đổi lãi suất, điều này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường lãi suất, mà cả thị trường forex [ngoại hối].

Ví dụ: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] thấy rằng nền kinh tế đang hoạt động tốt, tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng trưởng kinh tế vững chắc và lạm phát đang gia tăng. Trong tình huống này, Fed có thể sẽ tăng lãi suất để ngăn giá tăng quá nhiều. Khi lãi suất cao hơn, chi phí khoản vay trở nên đắt hơn, do đó, ít cá nhân và công ty quan tâm đến việc vay vốn. Điều này sẽ làm tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Nhưng làm thế nào điều này ảnh hưởng đến tiền tệ? Trong khi lãi suất cao hơn làm cho các khoản vay hoặc tín dụng trở nên đắt đỏ hơn, tiền gửi sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Vì vậy các nhà giao dịch có thể mua tiền để có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn. Điều này dẫn đến nhu cầu cao hơn đối với đồng đô la, do đó làm cho tiền tệ trở nên đắt hơn. Biểu đồ bên dưới là cách EURUSD phản ứng với chính sách tiền tệ của Fed vào tháng 12 năm 2016.

Tuy nhiên, lãi suất không phải là công cụ duy nhất của Ngân hàng Trung ương. Ngân hàng Trung ương đã phát triển và nhiều biện pháp mới đã được đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngân hàng Trung ương có thể mua trái phiếu chính phủ hoặc cho các tổ chức tư nhân vay tiền để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Hơn nữa, Ngân hàng Trung Ương cũng có thể mua tài sản từ các ngân hàng thương mại để ngăn chúng phá sản. Fed đã thực hiện những chính sách này sau cuộc khủng hoảng và điều này đã giúp khởi đầu sự tăng trưởng trong nhiều năm ở Phố Wall.

Như bạn có thể thấy, các Ngân hàng Trung ương có thể thiết lập xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, một số ngân hàng lại có ảnh hưởng hơn những những ngân hàng khác. Sau đây là danh sách các Ngân hàng Trung ương mà các nhà giao dịch thường chú ý.

Các Ngân hàng Trung ương quan trọng nhất 

Có 4 ngân hàng trung ương mà các quyết định của họ có thể có tác động đáng kể đến thị trường tài chính.

  1. Cục Dự trữ Liên bang - Cục Dự trữ Liên bang là Ngân hàng Trung ương của Hoa Kỳ. Ủy ban Thị trường mở Liên bang [FOMC] chịu trách nhiệm về cách thức vận hành thị trường mở có tác động rất quan trọng đối với thị trường tài chính. FOMC tổ chức 8 cuộc họp mỗi năm. Tại các cuộc họp này, Ủy ban xem xét các điều kiện kinh tế và tài chính, xác định lập trường phù hợp của chính sách tiền tệ và đánh giá rủi ro đối với các mục tiêu dài hạn là ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế bền vững. FOMC họp 2 lần một quý và cuộc họp cuối cùng trong mỗi quý sẽ đi kèm một cuộc họp báo và dự đoán kinh tế của FOMC. Các bài phát biểu của Chủ tịch Fed có thể có tác động tương tự như tăng lãi suất hoặc cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chú ý đến phát biểu của các thành viên khác trong ủy ban thiết lập chính sách vì các quyết định của FOMC thường dựa trên sự đồng thuận được tạo ra giữa các thành viên.
  2. Ngân hàng Trung ương châu Âu - Ngân hàng Trung ương châu Âu [ECB] là Ngân hàng Trung ương của Liên minh châu Âu. Đây là Ngân hàng Trung ương của 19 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu sử dụng đồng tiền chung euro. Nhiệm vụ chính của ECB là duy trì sự ổn định giá tại khu vực EU, duy trì sức mua của đồng euro. Hội đồng là cơ quan quyết định chính của ECB. bao gồm 6 thành viên Hội đồng và các Thống đốc của Ngân hàng Trung ương quốc gia của 19 quốc gia EU. Hội đồng họp để thảo luận về chính sách tiền tệ mỗi sáu tuần. Mỗi cuộc họp sẽ được tiếp theo sau bởi một buổi họp báo của Chủ tịch. Ngân hàng hiện đang được điều hành bởi Mario Draghi, người nổi tiếng vì đã chấm dứt tình trạng hỗn loạn với tuyên bố của mình rằng ECB sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ đồng euro.
  3. Ngân hàng Nhật Bản - Như tên gọi của nó, Ngân hàng Nhật Bản [BoJ] là Ngân hàng Trung ương của Nhật Bản. Nhiệm vụ chính của BoJ là duy trì sự ổn định về giá. Tuy nhiên từ những năm 90, nền kinh tế Nhật Bản đã gặp khó khăn. Tốc độ tăng trưởng gần bằng 0 trong khi lạm phát vẫn bị giới hạn và đôi khi chuyển thành giảm phát. Đó là lý do tại sao Ngân hàng Nhật Bản đã đưa ra các biện pháp phi thường nhất trong số các Ngân hàng Trung ương, bao gồm cả lãi suất âm. Các thành viên ngân hàng Nhật Bản họp 8 lần một năm để quyết định phương hướng của chính sách tiền tệ. Thống đốc ngân hàng trung ương là Haruhiko Kuroda, người sẽ xuất hiện tại cuộc họp báo sau mỗi quyết định chính sách tiền tệ.
  4.  Ngân hàng Anh - Ngân hàng Anh [BoE] là ngân hàng trung ương của toàn Vương quốc Anh, không chỉ nước Anh. Mục tiêu chính của nó là duy trì sự ổn định về giá, nhưng sau cuộc bỏ phiếu Brexit, BoE cũng đã sửa đổi lập trường của mình để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Mặc dù không chính thức, Ngân hàng Anh đã nhấn mạnh rằng nó sẽ hỗ trợ nền kinh tế trong thời kỳ Brexit. Các quyết định chính sách tiền tệ được thực hiện bởi Ủy ban chính sách tiền tệ họp tám lần một năm. Về khía cạnh kỹ thuật, các quyết định của BoE cũng tương tự như Fed. Thống Đốc sẽ tổ chức họp báo sau 4 cuộc họp. Tuy nhiên, Ngân hàng Anh sẽ công bố biên cuộc họp mới nhất của mình [một tài liệu mô tả một cuộc thảo luận đã diễn ra trong cuộc họp - nó cung cấp một cái nhìn sâu sắc bổ sung về định hướng chính sách tiền tệ] cùng với một quyết định chính thức. Còn Cục Dự trữ Liên bang sẽ công bố Biên bản 3 tuần sau khi cuộc họp diễn ra. BoE hiện đang được điều hành bởi Mark Carney, người sẽ từ chức khi quá trình Brexit hoàn tất.

Diều hâu và Bồ câu

"Chín người mười ý", do đó, không có gì ngạc nhiên khi các nhà hoạch định chính sách có thể có quan điểm khác nhau về nền kinh tế cũng như chính sách tiền tệ. Các Ngân hàng Trung ương có thể chia thành hai nhóm - diều hâu và bồ câu.

Diều Hâu - Diều hâu là những nhà hoạch định chính sách tập trung vào việc giữ lạm phát ở mức thấp. Đây là ưu tiên hàng đầu của họ. Những Ngân hàng này thích lãi suất cao và thường có chính sách tiền tệ thận trọng hơn để kiểm soát lạm phát. Họ cũng ít lo lắng hơn về tình trạng chung của nền kinh tế.

Bồ câu - Bồ câu là những nhà hoạch định chính sách có thể đánh đổi mức lạm phát cao hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ việc làm. Các nhà hoạch định chính sách như vậy thường ưa thích mức lãi suất thấp hơn.

Như bạn có thể thấy, có 2 cách để mô tả lập trường của Ngân hàng Trung ương về chính sách tiền tệ. Nếu một Ngân hàng Trung ương thuộc phe Diều hâu, điều đó có nghĩa là nó muốn tăng lãi suất hoặc có quan điểm lạc quan về nền kinh tế. Ví dụ, chính sách diều hâu của Fed sẽ báo hiệu việc tăng lãi suất, do đó dẫn đến đồng đô la mạnh hơn. Mặt khác, một Ngân hàng Trung ương ôn hòa - hay "bồ câu" thường sẽ có tác động tiêu cực đến tiền tệ vì họ thường không vội vàng trong việc thắt chặt chính sách của mình.

Người có quyền lực lớn nhất trên thị trường

Các Ngân hàng Trung ương có thể được xem là những người quyền lực nhất trên thị trường. Quyết định của họ - hoặc thậm chí là một tuyên bố từ một trong những nhà hoạch định chính sách - có thể có tác động đáng kể không chỉ đối với tiền tệ, mà còn đối với chứng khoán và thị trường trái phiếu. Đó là lý do tại sao một nhà giao dịch thận trọng nên theo dõi chặt chẽ mọi thứ liên quan đến các quyết định chính sách tiền tệ và các quyết định của ngân hàng trung ương.

Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn. 

Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.
Đầu tư CFD dùng đòn bẩy sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.

Video liên quan

Chủ Đề