Lãi suất ngân hàng tính thế nào mới nhất năm 2022

Ngân hàng luôn là một địa điểm lý tưởng cho các khách hàng có nhu cầu muốn gửi tiết kiệm hoặc để vay vốn bởi tính an toàn do Nhà nước bảo đảm. Người đi gửi tiết kiệm sẽ thường quan tâm đến ngân hàng có lãi suất cao để sinh lợi nhiều hơn. Còn người đi vay thì thường lựa chọn những ngân hàng có lãi suất thấp để tối thiểu nhất số lãi sẽ sinh ra.

Và nhiều người sẽ thắc mắc và đặt chung câu hỏi: “Cách tính lãi suất ngân hàng trong những trường hợp ấy sẽ như thế nào?” Hiểu được điều ấy, trong bài viết dưới đây Vaythoi sẽ hướng dẫn các bạn cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng và cách tính lãi suất vay ngân hàng nhé.

Hướng dẫn cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng

Có 2 hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng là gửi tiết kiệm theo kỳ hạn và gửi tiết kiệm không theo kỳ hạn. Và ứng với mỗi hình thức tiết kiệm sẽ có những cách tính lãi suất khác nhau. Vì thế mà bạn nên xác định rõ hình thức gửi tiết kiệm của mình là gì để áp dụng cách tính chính xác nhất.

Hướng dẫn cách tính lãi suất ngân hàng

Cách tính lãi suất với hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Với hình thức gửi tiết kiệm không theo kỳ hạn, người gửi có thể rút tiền mặt bất cứ khi nào họ cần dùng tới. Nhưng đi kèm với đó là mức lãi suất cũng không cao.

Công thức tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất [%/năm] x số ngày thực gửi/360

Ví dụ:

Anh A gửi tiết kiệm 10 triệu đồng không kỳ hạn tại ngân hàng có mức lãi suất là 4%/năm. Thời điểm khách hàng rút số tiền gửi đó là 06 tháng [180 ngày]. Vậy số tiền lãi anh A nhận được trong trường hợp này là:

Tiền lãi = 10 triệu x 4% x 180/360 = 200.000 đồng

Vậy sau 6 tháng gửi tiết kiệm không kỳ hạn với mức lãi suất 4%/năm thì anh A nhận được số tiền lãi là 200.000 đồng.

Cách tính lãi suất với hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Ngân hàng sẽ quy định nhiều mức kỳ hạn khác nhau [theo ngày, tháng, quý, năm] và kèm với đó là mức lãi suất ứng với kỳ hạn đó. Tùy theo nhu cầu của khách hàng, họ sẽ chọn cho mình hình thức gửi tiết kiệm phù hợp. 

 Ưu điểm của việc gửi tiết kiệm theo kỳ hạn là mức lãi suất cao hơn hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Và nếu khách hàng rút tiền theo đúng thời hạn cam kết thì sẽ nhận được toàn bộ lãi suất sinh ra. Vì thế đây là phương thức được nhiều khách hàng lựa chọn.

Công thức tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn

Cách tính lãi suất tiết kiệm theo ngày

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất [%năm] x số ngày gửi/360.

Cách tính lãi suất tiết kiệm theo tháng

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất [%năm]/12 x số tháng gửi.

Ví dụ:

Anh B gửi tiết kiệm 40 triệu đồng với kỳ hạn 1 năm tại ngân hàng có mức lãi suất là 6%/năm. Đến kỳ hạn 1 năm, anh B rút số tiền đã gửi ra. Vậy số tiền lãi anh B nhận được trong trường hợp này là:

Số tiền lãi = 40 triệu x 6% = 2,4 triệu đồng

Vậy sau 1 năm gửi tiết kiệm có kỳ hạn với mức lãi suất 6%/năm thì anh B nhận được số tiền lãi là 2,4 triệu đồng.

Hướng dẫn cách tính lãi suất vay ngân hàng

Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc

Với hình thức tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc thì số tiền lãi trả mỗi kỳ sẽ bằng nhau trong toàn bộ quá trinh vay. Nó được tính dựa theo số tiền gốc ban đầu. 

Công thức tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc:

Tiền lãi hằng tháng = Dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời gian vay

Ví dụ :

Anh A vay 30 triệu đồng trong 12 tháng với mức lãi suất là 10%/năm. 

Số tiền gốc phải trả ngân hàng hằng tháng là: 30 triệu/12 tháng = 2,5 triệu đồng

Số lãi phải trả ngân hàng hằng tháng là: [30 triệu x 10%]/12 tháng = 250.000 đồng

Số tiền phải trả hằng tháng là 2,750,000 đồng

Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần

Với hình thức tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần thì số tiền lãi phải trả dựa trên số nợ thực tế còn nợ sau khi đã trả những tháng trước đó. Nghĩa là số dư nợ mà người cho vay sẽ giảm dần cho đến khi trả hết nợ.

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần:

  •  Tiền gốc hằng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay
  • Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng
  • Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay

Ví dụ:

Anh B vay 60 triệu đồng, thời hạn trong 12 tháng với mức lãi suất 12%/năm

Tiền gốc trả hằng tháng = 60 triệu/12 tháng = 5 triệu đồng

Tiền lãi tháng đầu = [60 triệu x 12%]/12 = 600.000 đồng

Tiền lãi tháng thứ 2 = [60 triệu - 5 triệu] x 12%/12 = 550.000 đồng

Các tháng tiếp theo tính tương tự như vậy cho đến khi trả hết nợ.

Lời kết:

Với những thông tin mà Vaythoi cung cấp trên đây, chúng tôi tin chắc rằng bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về cách tính lãi suất ngân hàng. Các bạn hãy xem xét và lựa chọn số tiền gửi/vay và thời gian gửi/vay phù hợp để nhận được mức lãi suất tốt nhất nhé.

Nội dung được biên tập bởi vaythoi.com

Bài viết liên quan

NGỌC DIỆP

Lãi suất bất ngờ lên 8%

Chị Hoàng Lan [Hoàng Mai, Hà Nội] mới đây đã tất toán một khoản tiết kiệm kỳ hạn sáu tháng tại Techcombank chi nhánh Linh Đàm. Tuy nhiên, chị được nhân viên ngân hàng đề nghị tiếp tục gửi tiền tại đây bởi ngân hàng này mới nâng lãi suất. Cụ thể, Techcombank đã nâng lãi suất tiết kiệm ở hầu hết các kỳ hạn. Nếu tháng trước, lãi suất kỳ hạn dưới 11 tháng cao nhất là 3,6%/năm thì tháng này đã tăng lên 4,1%/năm. Đáng chú ý, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tại Techcombank đã tăng mạnh lên 4,9%/năm, cao hơn các kỳ hạn dưới 36 tháng [là 4,8%/năm]. Tuy nhiên, chị Lan được nhân viên khuyên nên gửi tiết kiệm online [trực tuyến] vì khi gửi tiết kiệm online sẽ được cộng thêm 0,4%/năm so với gửi thông thường tại quầy.

Chị Xuân Hồng [Thanh Xuân, Hà Nội] cũng được nhân viên ngân hàng quen nhắn tin thông báo lãi suất tiền gửi cách đây mấy ngày. Cụ thể, ngân hàng này đã tăng lãi suất thêm 0,5% lên 6,3%/năm tại kỳ hạn 12 tháng mà chị Hồng hay gửi. Đây cũng là mức lãi suất tiền gửi cao nhất tại ngân hàng này tính đến cuối tháng 12/2021. Là khách VIP, chị Hồng cũng được nhân viên thông báo tham gia đợt bốc thăm trúng thưởng đợt cuối năm để tri ân khách hàng. Nhân viên ngân hàng này cũng động viên chị Hồng nếu còn tiền nhàn rỗi hãy gửi vào ngân hàng vì cuối năm lãi suất thường cao hơn các tháng vừa qua.

Không chỉ hai ngân hàng trên, một số ngân hàng cũng vừa nâng lãi suất tiết kiệm từ cuối tháng 11, đầu tháng 12 lên thêm 0,3-0,5%/năm: Techcombank, GPBank tăng 0,5% ở nhiều kỳ hạn; Eximbank cũng tăng lãi suất huy động thêm 0,1-0,3%/năm ở các kỳ hạn ngắn… Nếu gửi tiền tiết kiệm theo hình thức online, khách hàng còn được cộng thêm 0,2-0,4%/năm so với gửi tiết kiệm thông thường tại quầy. VPBank thậm chí tăng lãi suất gửi tiết kiệm online thêm 0,4-0,8%/năm ở một số kỳ hạn… Có một điểm đáng chú ý trong tháng cuối năm  này là một chi nhánh ngân hàng SHB tại Vạn Phúc, Ba Đình [Hà Nội] đã nâng lãi suất huy động lên 8,0%/năm, cao hơn mức lãi suất huy động cao nhất các tháng trước là 7,1%/năm. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp cá biệt áp dụng cho một số khách hàng đáp ứng điều kiện về số tiền gửi, kỳ hạn, điều kiện lĩnh lãi và cam kết không rút trước hạn; còn trên thực tế, lãi suất cơ sở tại SHB đến nay cao nhất chỉ là 6,6%/năm nằm trong gói tiết kiệm Đại Lợi, áp dụng cho kỳ hạn 18 tháng. 

Có thể thấy, lãi suất huy động cuối năm 2021 đã “nóng” hơn.

Năm 2022-Tăng tín dụng, ổn định lãi suất

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng cho biết, một số ngân hàng tăng lãi suất hiện nay là do nhu cầu thị trường thanh khoản chu kỳ cuối năm. “Dư địa giảm lãi suất là rất khó vì gần như không còn dư địa giảm lãi suất nữa, chưa kể ngân hàng còn rất nhiều khoản nợ cơ cấu của khách hàng mà khách hàng vẫn chưa có khả năng trả. Đây cũng là nguyên nhân khiến áp lực thanh khoản thời gian tới sẽ khó khăn hơn”, ông Hùng nói. 

Ông Hùng cũng cho biết, đầu năm 2022, do lạm phát của Việt Nam ổn định ở mức thấp, lãi suất huy động khó có thể tăng cao hơn bởi khi lãi suất cho vay vẫn được duy trì ở mức thấp thì ngân hàng khó tăng lãi suất huy động do còn phải giữ biên lợi nhuận. 

Giám đốc chi nhánh một ngân hàng lớn tại Cầu Giấy [Hà Nội] cũng đồng tình khi cho biết, gần đây lãi suất tăng nhưng mức tăng không lớn và chỉ do một số ngân hàng quy mô nhỏ thực hiện. “Theo chu kỳ hằng năm, dịp cuối năm là thời điểm các ngân hàng chuẩn bị vốn để doanh nghiệp trả lương thưởng, vay vốn chuẩn bị cho sản xuất, kinh doanh năm tới, ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh cho quý I, quý II năm sau. Nhưng hiện nay thanh khoản các ngân hàng rất dồi dào dù nhiều ngân hàng được tăng chỉ tiêu tín dụng. Nếu để ý hoàn toàn có thể thấy một số ngân hàng tăng lãi suất đợt này chủ yếu là số ít, quy mô rất nhỏ do căng thẳng thanh khoản và một số ngân hàng đang huy động vốn cho các dự án triển khai ngay đầu năm tới của khách hàng lớn”, vị này thông tin.

Còn về dài hạn, theo chuyên gia tài chính Đinh Trọng Thịnh [Học viện Tài chính], cuối năm, một số ngân hàng đã tăng lãi suất nhưng tất nhiên Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước vẫn mong muốn giảm lãi suất và duy trì lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. “Do đó, nếu theo xu hướng lãi suất tăng thì mức tăng cũng nhỏ. Mọi người nhìn thấy nguy cơ lạm phát tăng trong năm 2022 nhưng không lớn, nên năm 2022 lãi suất có tăng cũng chỉ tăng nhẹ”, ông Thịnh nói.

Thông tin về chính sách tiền tệ năm 2022, ngày 28/12, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành lãi suất ổn định. “Nếu có điều kiện, các ngân hàng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế bằng cách giảm lãi suất, cộng với các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, tạo hiệu ứng chung vừa có hỗ trợ của ngành ngân hàng vừa có gói hỗ trợ phục hồi kinh tế. Đặc biệt, dành nguồn vốn cho các lĩnh vực khó khăn, lĩnh vực cần ưu tiên; không tập trung vốn cho các lĩnh vực không ưu tiên”, ông Tú nói.

Phó Thống đốc cũng cho biết, năm 2022, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 14%, cao hơn mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2021 là 12%. “Năm nay mở rộng đến 14%. Đây là con số đặt ra để định hướng. Còn thực tế có thể hơn hoặc chưa đến vì năm tới có nguy cơ tác động đến lạm phát, mà mục tiêu của chúng ta là ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát”, Phó Thống đốc cho hay.

Nợ xấu tăng lên 8,2%

Phó Thống đốc Đào Minh Tú thông tin thêm, mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là duy trì nợ xấu toàn ngành dưới 3%, tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại phát triển quy mô, lành mạnh hóa quan hệ tín dụng… Tuy nhiên do dịch bệnh, số liệu thống kê đánh giá đến nay, nợ xấu nội bảng là 1,9%, cao hơn con số cuối năm 2020 là 1,69%. Nếu tính cả nợ xấu bán cho Công ty Mua bán nợ và tài sản [VAMC] và nợ tiềm ẩn thì nợ xấu nội bảng là 3,79%.

“Trong trường hợp thận trọng, tính đầy đủ hơn, tính toán tác động của dịch và cơ cấu đến hạn chưa trả, chính sách miễn giảm theo Thông tư 01, 03 và sau này là Thông tư 14 có nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu này là 8,2%. Nợ xấu này không ai mong muốn nhưng nó là của nền kinh tế, của dịch bệnh. Người ta không muốn, chứ không phải do sai phạm cố tình hay làm ăn thua lỗ”, ông Tú đánh giá. Phó Thống đốc cũng cho hay, nếu dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì nợ xấu còn tăng hơn nữa. Nợ xấu do dịch thì càng cần hành lang pháp lý đủ mạnh, đủ sức xử lý trong thời gian tới.

Được biết, để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, kể từ khi có dịch Covid-19 đến nay, các ngân hàng đã giảm 34 nghìn tỷ đồng lợi nhuận để giảm lãi suất. Trong đợt cam kết gần nhất của 16 ngân hàng lớn giảm lãi suất từ tháng 7 đến hết năm 2021, số tiền lãi cam kết giảm là 20 nghìn tỷ đồng, riêng bốn ngân hàng thương mại nhà nước giảm thêm 4.000 tỷ đồng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 30/11, các ngân hàng đã giảm 18.095 tỷ đồng tiền lãi suất, tương đương 87,78% số cam kết. Đến hết năm 2021, Ngân hàng Nhà nước dự tính sẽ đạt 100% cam kết.

Video liên quan

Chủ Đề