Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng tháng 2 2020 mới nhất năm 2022

Theo khảo sát tại phần lớn các ngân hàng, lãi suất huy động tiền VNĐ trong tháng 2/2022 tại nhiều ngân hàng đã được điều chỉnh tăng, trong đó, có ngân hàng huy động với lãi suất trên 12%/năm. Đơn cử, tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank], khách hàng được hưởng lãi suất cao nhất lên tới 12,4%/năm khi gửi tiền tiết kiệm Prime Savings trên ngân hàng số VPBank NEO. Đây là mức lãi suất cao nhất tại VPBank và cũng cao nhất toàn ngành tại thời điểm này. Như vậy, VPBank đã có bước tăng lãi suất thêm tới 0,7%/năm tại nhiều kỳ hạn so với hồi đầu tháng 1/2022.

Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam [MSB], lãi suất gửi, tiết kiệm online cao hơn 0,8%/năm so với gửi tại quầy. Theo bảng lãi suất mà MSB đang niêm yết, lãi suất tiền gửi tại quầy cao nhất là 5,6% cho kỳ hạn 12 tháng; còn 5-5,3%/năm cho kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng.

Hay như với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam [Techcombank], lãi suất tiền gửi cũng tăng 0,2-0,5%/năm, lên mức cao nhất 5,8%/năm với kỳ hạn 36 tháng; tiếp đến là mức 5,2%/năm với kỳ hạn 12 tháng. Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á [BacABank] và Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín [VietBank] đều tăng lãi suất kỳ hạn 12 tháng lên mức 6,5%/năm. Riêng lãi suất tiết kiệm online với kỳ hạn 12 tháng tại VietBank lên mức 6,8%/năm.

Lãi suất huy động đang có diễn biến tăng khá mạnh.

Trong khi đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu [ACB] và Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt [VietCapitalBank] cũng tăng lãi suất tiết kiệm cho kỳ hạn ngắn, song biên độ điều chỉnh không cao, chỉ trong mức từ 0,1 đến 0,2%/năm. Ngoài ra, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cũng có sự điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Không chỉ các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng thương mại nhà nước cũng không đứng ngoài cuộc đua huy động vốn. Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam [VietinBank], khách hàng gửi tiết kiệm online được cộng thêm 0,3-0,4%/năm so với gửi tại quầy và mức lãi suất áp dụng cao hơn so với cùng kỳ năm trước 0,2-0,4/năm, tùy theo kỳ hạn gửi.

Theo đó, lãi suất cao nhất 6%/năm được áp dụng cho kỳ hạn 12-36 tháng; kỳ hạn 9 tháng là 4,4%/năm. Nhiều ngân hàng khác lại triển khai các chương trình tặng quà, hoặc ưu đãi cho khách hàng gửi tiền. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] tặng khách 100.000 đồng khi gửi tiết kiệm tại quầy.

Về xu hướng lãi suất của năm 2022, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước] Phạm Chí Quang cho biết, Ngân hàng Nhà nước điều hành ổn định lãi suất dựa trên diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay.

Đối với lãi suất huy động sẽ tiếp tục ổn định. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành bảo đảm hài hòa quyền lợi của người gửi tiền và thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, năm 2022, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng dự kiến 14% so với năm 2021, tương ứng lượng vốn đưa ra thị trường khoảng 11,86 triệu tỷ đồng, tăng hơn 1,46 triệu tỷ đồng. Do đó, ngân hàng cần đẩy mạnh huy động nguồn vốn cho vay.

“Nguồn vốn tín dụng năm 2022 sẽ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Lãi suất điều hành phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các ngân hàng tiếp tục giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế”, ông Đào Minh Tú khẳng định.

Thái Bình

Cùng Đồng hành

4 ngân hàng nhà nước Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV có mức lãi suất dao động 5,5-5,6%/năm. [Nguồn: CafeF]

Lãi suất ngân hàng tháng 2/2022 cao nhất cho kỳ hạn 24 tháng thuộc về ngân hàng VRB với mức lãi 7,0%/năm, nhận lãi cuối kỳ.

Top 4 ngân hàng nhà nước [Big4] gồm Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV có mức lãi suất dao động 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.

Ngoài ra, mặt bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cao hơn các ngân hàng có vốn nhà nước từ 1% đến 2%

Nếu có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm với kỳ hạn ngắn dưới 3 tháng, những ngân hàng cỡ vừa và nhỏ đang là lựa chọn hợp lý, khi có mặt bằng lãi suất gửi tiết kiệm lên đến 4%/năm.

Nhóm ngân hàng lớn lại chỉ áp dụng lãi suất tiền gửi kỳ hạn này ở mức 3,4%/năm. Sở dĩ các ngân hàng lớn có thể đưa ra mức lãi suất thấp hơn bình quân hệ thống ngân hàng vì đã có được hệ thống mạng lưới rộng, dễ tiếp cận người có nhu cầu gửi.

Đối với kỳ hạn 6-12 tháng, lãi suất tiền gửi các ngân hàng hiện nay động từ 5,3%-7%/năm. Đặc biệt, hầu hết ngân hàng đều đưa ra mức lãi suất rất cao cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng. Điều này cũng cho thấy nhu cầu vốn của các ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung ở các khoản tiền gửi dài hạn, nhằm bù đắp tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn của hệ thống đang ở mức tương đối cao.

Lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn:

Với đặc thù của gói tiền gửi này là không có thời hạn ấn định cho nên lãi suất tiết kiệm ngân hàng chỉ rơi vào tầm 0.2% -0.1% áp dụng tại quầy và 0.2%-1% gửi trực tuyến mà thôi.

Đối với hình thức gửi tiền không kỳ hạn, hiện nay ngân hàng Vietinbank có mức lãi suất 0,25% áp dụng cho gửi tiền trực tuyến, là cao nhất so với các ngân hàng.

Kỳ hạn được áp dụng của mỗi ngân hàng khá linh hoạt để khách hàng dễ dàng chọn lựa. Hầu hết các ngân hàng đều có sự cạnh tranh lãi suất tiền gửi gay gắt ở gói tiền gửi tiết kiệm này.

Ngoài ra, hình thức gửi tiết kiệm online có mức lãi suất tiền gửi các ngân hàng hiện nay hấp dẫn hơn gửi tiền mặt tại quầy. Do đó, bạn có thể cân nhắc hình thức gửi để hưởng mức lãi suất và ưu đãi cao nhất.

Gửi tại quầy:

  • Ở mức thời hạn từ 1-3 tháng, ngân hàng GPBank và SCB có mức lãi suất cao nhất là 4%. Ngoài ra, các ngân hàng còn lại có mức lãi suất giao động không chênh lệch nhiều từ 3-3,5%. Thấp nhất là ngân hàng MB với 2,5% cho kỳ hạn 1 tháng, 3,2% cho kỳ hạn 3 tháng.
  • Gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng GBBank tiếp tục giữ mức lãi suất lần lượt là 6.35% và 6.45, cao nhất so với các ngân hàng còn lại. Thấp nhất là các ngân hàng thuộc Big4 [Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank], với mức lãi suất cán mốc 4%/năm.
  • Kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là SCB với mức lãi suất 7%. GPBank có mức lãi suất 6.7%. Thấp nhất là 4,85%/năm thuộc về ngân hàng MB.
  • Với những kỳ hạn dài hơn như 18, 24 tháng, ngân hàng SCB, VRB có mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng.
  • Gửi tiết kiệm các kỳ hạn dài hơn như 13, 18, 24, 36 tháng, ngân hàng SCB, Bắc Á, VRB có mức lãi suất cao nhất. Mức lãi suất 6.8% kỳ hạn 13 tháng, cùng mức lãi suất 7.0% cho các kỳ hạn 18, 24, 36 tháng.

Gửi trực tuyến:

  • Với kỳ hạn 1 tháng, khi gửi tiết kiệm online có khá nhiều lãi suất ngân hàng hiện nay ở mức hấp dẫn lên đến 5.5% bao gồm: ACB, Bắc Á, Bảo Việt, MaritimeBank, SCB, VIB.
  • Kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các ngân hàng đều dao động mức lãi suất từ 5-5.5%. Thấp nhất là ngân hàng Hong Leong với 3,15%/năm.
  • Kỳ hạn từ 6-9 tháng, SCB chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất tương ứng kỳ hạn 6 tháng: 6.65%, 9 tháng: 6.8%
  • Với các kỳ hạn từ 12- 36 tháng, Nam Á Bank là ngân hàng chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất: kỳ hạn 12 tháng là 7,2%, kỳ hạn 18-36 tháng là 7,4%.

Lãi suất ngân hàng sẽ như thế nào trong năm 2022?

“Lãi suất năm 2022 sẽ khó giảm thêm so với cuối năm 2021. Lãi suất nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ trở lại [quanh mức 0,25-0,5 điểm phần trăm], nhất là trong nửa cuối của năm 2022”, chuyên gia của Công ty chứng khoán Bảo Việt [BVSC] nhận định.

Tuy nhiên, diễn biến lãi suất năm 2022 được dự báo sẽ gặp nhiều biến động khó lường. Nhưng bên cạnh việc hỗ trợ thông qua hoạt động OMO, NHNN có thể bơm thanh khoản gián tiếp thông qua hoạt động mua ngoại tệ, khi đây là tháng cao điểm kiều hối dồn về tạo cung ngoại tệ lớn”, chuyên gia SSI nhận định.

Dự báo về lãi suất trong thời gian tới, chuyên gia SSI nhận định: “Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chúng tôi ước tính NHNN sẽ duy trì quan điểm chính sách tiền tệ phù hợp trong năm 2022, với lãi suất có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp nếu không có áp lực lạm phát bất ngờ [CPI năm 2022 là 4%].

Do lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng dưới 4% và lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng dao động trong khoảng 4,4% -5,0% tại ngân hàng thương mại nhà nước [4,5% -5,2% tại ngân hàng thương mại cổ phần], ước tính lãi suất huy động sẽ tăng khoảng 20-25 bps trong năm 2022 tại các ngân hàng lớn. Mức độ tăng lãi suất sẽ cao hơn tại các ngân hàng vốn có bảng cân đối kế toán kém lành mạnh hơn và tệp khách hàng gửi tiền yếu hơn nhiều.

Kết quả cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng trong tháng 12/2021 cho thấy các tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu tín dụng tiếp tục cải thiện trong quý I/2022 và cả năm 2022, trong đó nhóm ngành chế biến chế tạo, kinh doanh xuất nhập khẩu, mua nhà để ở, sản xuất phân phối điện và xây dựng là 5 lĩnh vực có nhu cầu vay tăng cao nhất trong năm 2022, phù hợp với kỳ vọng nền kinh tế phục hồi.

“Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức 14% trong năm 2022 - tương đồng với mức mục tiêu mà NHNN đặt ra. NHNN tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng, tập trung vào gói hỗ trợ lãi suất và mục tiêu có thể cắt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5%-1% trong 2 năm”, chuyên gia SSI nói

Video liên quan

Chủ Đề