Là học sinh em cần làm gì để chúng tỏ bản thân

Chứng tỏ là cụm từ dùng để chỉ hành động của việc làm, xuất phát từ một ai đó, khiến cho vấn đề của họ quan tâm được rõ ràng.

Ta có thể thấy từ "chứng tỏ" được dùng nhiều trong toán học, ví dụ như "chứng tỏ rằng tam giác ABC là tam giác đều" hay "chứng tỏ rằng a và d là hai đường thẳng song song"...

Trong cuộc sống, hẳn bạn cũng nghe từ "chứng tỏ" này rất nhiều, nhưng, nó được kèm thêm 2 từ nữa "chứng tỏ bản thân".

Vậy, chứng tỏ bản thân là gì? Chứng tỏ bản thân là bạn làm cho những người xung quanh mình thấy mình có những đặc điểm gì nổi bật, những tố chất đáng tự hào của bản thân được thể hiện ra. Và người ta cũng hiểu từ "chứng tỏ" này theo vô số nghĩa. Từ đó, cũng sinh ra vô số cách "chứng tỏ", nhất là trong giới trẻ ngày nay.

Ta hôm nay cũng là người trẻ, cũng bồng bột và muốn "chứng tỏ" lắm. Nhưng đôi khi cũng phải ngỡ ngàng vì cách "chứng tỏ" của mấy đứa em mình.

Ta ngày xưa thời học lớp 4, lớp năm, hay muốn chứng tỏ mình đã chẳng còn bé bỏng gì. Ta chứng tỏ mình giỏi lắm, bằng cách vùi vào học cho thật thuộc bài, cuối kỳ cầm tờ giấy khen chạy đi khoe khắp xóm, nghe mọi người khen "con bé giỏi thế" là cười tít cả mắt.

Thằng em ta hôm nay chẳng cần biết mình học được gì, giỏi dở cũng không quan tâm, việc nó quan tâm là làm sao lên cái "level" của mấy trò game online thịnh hành cho thật lẹ, không thì "quê với bạn bè lắm". Ta chỉ biết lắc đầu bảo nó chơi ít lại.

Ta lên cấp 2, việc chứng tỏ mình cũng chẳng gì khác ngoài việc học, được cái thêm việc nhà, biết nấu vài món đơn giản, ngày đám giỗ, lăng xăng phụ mẹ, cho cả bà con dòng họ thấy ta lớn rồi, phổng mũi lên khi được ai xoa đầu khen "bé thế mà biết phụ mẹ làm bếp".

Em ta ngày nay chứng tỏ bằng cái đầu láng mượt và quần áo thẳng nếp. Ta mắng mãi khi thấy nó đứng chải chuốt mãi trước gương. Ấy vậy mà đưa đứa em đi học rồi mới thấy cái "chứng tỏ" của em mình còn bình dân lắm.

Dừng xe trước cổng mà nghe loáng thoáng tụi nhỏ bây giờ "chứng tỏ" với nhau bằng nắm đấm, bằng cái gọi là "bảo kê". Ta nhún vai, thở dài, bảo em ta đừng tham gia vào mấy thứ ấy.

Ngày 20/11 ta về trường thăm thầy cô cấp 3, mới ra trường 1 năm, giờ quay lại thấy xúc động lắm. Nhưng chưa kịp ngắm nhìn trường xưa thì nghe vài câu chuyện của mấy em dưới ta một khoá, thế hoá ra mấy em ấy "chứng tỏ" với nhau bằng cách hỏi nhau xem đã "đá" bao nhiêu người, bằng việc phì phèo điếu thuốc, bằng những câu nói mà ta nghe đến lạnh người, lạnh hơn cả khi những lời thô tục ấy buột ra từ một chiếc áo dài trắng tinh!

Ta tặc lưỡi, dịch xe ra xa chút, để thôi nghe những lời ấy. Bạn bè ta đến, ta nhận ra họ và ta cũng bị mắc bệnh "chứng tỏ" mất rồi. Bạn bè ta chứng tỏ bằng những chiếc xe đắt tiền mới cáu, bằng những con dế, bằng những đêm ở vũ trường, quán bar. Ta mắc bệnh chứng tỏ khi chẳng dám lôi con dế cà tàng của mình ra nghe trước mặt bạn bè. Chợt nhìn lại..thế những thứ phù du ấy, từ đâu ta có? Hiển nhiên không phải từ mồ hôi của ta. Chúng có từ những giờ cật lực lao động của ba mẹ, của người thân, chỉ có ta điềm nhiên "chứng tỏ". Mờ mắt trước những giá trị phù du mà không thấy được giá trị của những việc giản đơn, đa phần người trẻ bây giờ thế, ta thế.

Ta vẫn đọc hằng ngày những bài báo, những tấm gương về những con người nghèo khó phấn đấu học tốt, những bạn chỉ trạc tuổi ta, còn rất trẻ, nhưng có thể tự đóng học phí, tự trang trải mọi chi phí khác bằng số tiền mình kiếm được. Ấy thế mà ta dửng dưng, chỉ biết xuýt xoa "sao họ giỏi thế" mà không hề nghĩ rằng "Ta phải làm gì để được như họ".

Ta chứng tỏ mình bằng những thứ phù phiếm, trong khi họ chứng tỏ bản thân bằng những giá trị đích thực. Càng nghĩ, ta càng thấy mình tệ, phải thức tỉnh thôi, phải sống bằng những giá trị của con người, không phải giá trị vật chất, không phải là việc so kè những thứ hão.

Ta lớn rồi, sắp 19 rồi còn gì, phải "chứng tỏ" thôi, chứng tỏ cho mọi ngưòi, bằng giá trị đích thực của bản thân...

Theo Mực Tím

Nội dung bài viết

  • Làm gương

  • Buông bớt trách nhiệm để con trở nên trách nhiệm

  • Giúp trẻ thiết lập những mục tiêu dài hạn

  • Thay vì cấm đoán hãy yêu cầu lựa chọn

  • Gắn kết con với các vai trò đã được công nhận về mặt pháp lý

Người dân trên toàn thế giới đang được yêu cầu ở trong nhà và đây sẽ là một khoảng thời gian đầy thử thách. Khi ấy, người trẻ, người trưởng thành và người chăm sóc phải học tập và làm việc tại nhà, đồng thời tập thích nghi với cách sống mới này để góp phần hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19.

Ở quá lâu trong nhà có thể rất khó khăn để thực hiện. Thói quen và lịch trình thường ngày bị gián đoạn, chúng ta cũng phải hạn chế đáng kể các giao tiếp xã hội thông thường. Điều này có thể gây tác động tiêu cực đối với chúng ta về mặt thể chất và tinh thần.

Một chế độ ăn cân đối, việc tập thể dục thường xuyên và một giấc ngủ ngon làm nên một con người khỏe mạnh. Tuy nhiên trong thời gian khó khăn này, không dễ gì để duy trì những thói quen đó.

Sau đây là một số mẹo giúp chúng ta giữ gìn sức khỏe, và có thể là học thêm một vài kĩ năng mới!

Quản lý thời gian

Thời gian biểu hàng ngày của chúng ta đột nhiên bị đảo lộn, nhưng ta vẫn cần duy trì các kế hoạch mà bản thân đặt ra.

  • Tạo thói quen: các thói quen giúp sinh hoạt thường nhật của chúng ta có tổ chức hơn. Đảm bảo hàng ngày bạn đều ăn sáng, đánh răng và ngồi vào bàn làm việc đúng giờ để ngày của bạn trôi qua thật hiệu quả.
  • Cân bằng giữa công việc và cuộc sống: hãy đảm bảo rằng bạn cân bằng được giữa công việc và nhu cầu của cá nhân bạn hoặc gia đình bạn. Một số người có xu hướng kéo dài thời gian làm việc bởi họ không còn ở văn phòng nữa. Muốn cân bằng, hãy chú ý giờ giấc.

Nhận biết cơ hội!

Làm việc tại nhà cũng có điểm cộng. Bạn sẽ chợt nhận ra rằng mỗi ngày, bản thân lại có thêm một hoặc hai tiếng rảnh rỗi, hoặc nhiều hơn. Đừng bỏ lỡ cơ hội này: hãy dành thời gian đó học thêm một ngôn ngữ, chơi nhạc cụ, làm thơ hoặc học yoga. Có nhiều ứng dụng di động và trang web giúp bạn học tại nhà.

Viết nhật ký cũng là một hoạt động hữu ích. Viết ra cảm nhận và trải nghiệm bản thân khiến bạn có thể quan tâm hơn tới cảm xúc và sức khỏe tinh thần của mình. Biết đâu một ngày nào đó những gì bạn ghi chép lại trở thành một câu chuyện thú vị!

Hãy tỉnh táo trong việc tiếp nhận thông tin

Các phương tiện truyền thông đăng tải đầy rẫy những câu chuyện đáng sợ về dịch COVID-19 và điều này có thể sẽ khiến bạn choáng ngợp. Bạn cần có cái nhìn khách quan và kiểm soát những gì bạn xem, đọc và nghe về virus corona để bản thân không quá lo lắng và căng thẳng.

Tự giới hạn số lượng tin tức bạn đọc và hãy kiểm tra nguồn tin. Cập nhật từ những nguồn chính thống và đừng quá đắm chìm trong những tin tức về dịch bệnh, hãy dành thời gian nghe nhạc, đọc sách và xem các chương trình TV.

Hãy lưu tâm tới sức khỏe tinh thần của bạn

Trong nhiều trường hợp, stress và căng thẳng, lo âu về những gì đã xảy ra và có thể xảy ra cũng nguy hiểm như virus corona vậy. Ngoài việc tập trung giữ cho cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cũng cần ổn định về mặt tinh thần. Một số ứng dụng di động có thể giúp bạn giảm lo lắng và stress.

“Những người lúc nào cũng chỉ biết lo lắng rằng mọi chuyện tồi tệ sẽ xảy ra thì chẳng làm được gì.”
― Michel de Montaigne

Sống tốt bụng

Hãy tốt bụng với chính bạn và với những người khác. Hiện nay, nhiều người cảm thấy stress và lo lắng, một số thì cảm thấy cô đơn. Vậy hãy giúp đỡ những người dễ bị tổn thương và thử làm một việc tử tế mỗi ngày.

Bằng việc thường xuyên áp dụng các mẹo kể trên, bạn sẽ giữ được tinh thần và thể chất khỏe mạnh trong thời gian khó khăn này. Có khi bạn còn học thêm được những điều mới mẻ nữa!

Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá rất cao vai trò của thanh niên trong công cuộc góp phần xây dựng, phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, đồng thời vận động thế hệ thanh niên tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Song để hiệu quả thì trong mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ được Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay? Vậy trách nhiệm đó là như thế nào? Chúng tôi mời Khách hàng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng Tổ quốc văn minh, vững đẹp, giàu mạnh

Từ rất lâu đảng và nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong việc góp phần bảo vệ, xây dựng non song đất nước.

Song nhận thức này qua hàng năm lại càng được đẩy mạnh hơn nữa, do nền kinh tế có nhiều thay đổi, thời kỳ hội nhập quốc tế mở rộng nên các cấp, ngành và các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội cũng đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tuy nhiên để xây dựng thì biện pháp, vai trò từ các cấp,các ngành, các tổ chức, cơ quan thôi chưa đủ mà còn phải xuất phát từ nhận thức của thế hệ trẻ.

Muốn xây dựng, muốn trả lời được về Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là như thế nào? Thì trước tiên đối với công cuộc xây dựng tổ quốc thanh niên cần phải:

– Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.

– Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

– Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.

– Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…

– Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ Tổ quốc

Trải qua nhiều năm kháng chiến để bảo vệ tổ quốc thì Việt Nam ta càng thấy rõ Lòng yêu nước chính là vũ khí hàng đầu để dân tộc Việt Nam mới có thể chiến thắng được mọi ách của giặc ngoại xâm. Từ đó, chúng tôi nghĩ mỗi người cần có lòng tự tôn dân tộc, có lòng yêu nước.

Lòng yêu nước tại thời bình thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, có thể kể đến đó là:

– Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, điều này thể hiện qua việc bản thân mỗi chúng ta luôn hướng về cội nguồn, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, quê hương của mình và khi đi xa luôn hướng về quê hương, Tổ quốc.

– Là người con Việt nam thì phải có tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc, phải cảm thông sâu sắc nỗi đau của đồng bào, dân tộc, mong muốn đồng bào mình được sống ấm no, hạnh phúc.

– Bản thân mỗi người luôn có lòng tự hào về con người, quê hương, đất nước, anh hùng hào kiệt, danh nhân văn hoá, về non sông gấm vóc, những sản vật phong phú.

– Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Trong bất kì thời đại hòa bình hay chiến tranh thì chúng ta luôn phải xây dựng, ý thức củng cố, vững mạnh hơn nữa về Đoàn kết dân tộc, về kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền, nền độc lập, không chịu làm nô lệ.

Ngày nay khi đất nước đã hòa bình lặp lại, chúng ta được sống trong môi trường tốt hơn, mọi thứ đầy đủ và sung túc. Càng như vậy chúng ta càng phải thấm nhuần, biết ơn những người đã hi sinh đi trước để Bảo vệ Tổ quốc mang lại cuộc sống bình yên. Để cảm ơn những vị cha, anh, chị đã hi sinh thì chúng ta phải sống ý nghĩa và phải gia sức bảo vệ Tổ quốc.

Mỗi chúng ta để làm tốt điều này thì phải coi đây là một nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của mỗi công dân. Từ đó chúng ta sẽ ý thức được Trách nhiệm của thanh niên, học sinh hiện nay là:

– Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.

– Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, Cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

– Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa…

– Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

– Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước

Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh.

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những gì được hưởng

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay? Thông tin bài viết đem lại, Khách hàng có gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề