Kỹ sư thiết kế kết cấu là gì năm 2024

- Hiểu và áp dụng đúng các tiêu chuẩn, qui chuẩn, quy phạm kỹ thuật của Việt Nam và Quốc Tế trong lĩnh vực thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp.

- Thiết kế kết cấu khi cần, tham gia nghiệm thu công trình hạng mục kết cấu và xây dựng.

- Thực hiện và kiểm tra các tính toán, phân tích kết cấu, tính toán nền móng, vận chuyển, thi công lắp đặt các công trình được phân công.

- Phụ trách toàn bộ các công việc thiết kế và giám sát thi công dự án của Công Ty, phối hợp với các đơn vị tư vấn thiết kế đưa ra phương án thiết kế hiệu quả và tiết kiệm.

Yêu cầu:

- Tốt nghiệp Đại học [Xây dựng, Kiến trúc, Giao thông] chuyên ngành kết cấu.

- Đã có kinh nghiệm ở vị trí tối thiểu 05 năm.

- Đã có kinh nghiệm làm việc với các Chủ đầu tư dự án quy mô lớn [Dự án chung cư, khách sạn 5-6*, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại,...]

- Thông thạo các phần mềm chuyên dụng, mô hình tính kết cấu [tính toán: ETAB, SAP, SACS,RDW ; đồ họa: AutoCAD].

Ngành xây dựng là một trong những ngành có thu nhập hấp dẫn nhất hiện nay. Trong ngành xây dựng, kỹ sư kết cấu là một vị trí quan trọng nhất và được tuyển dụng nhiều nhất. Hãy cùng mình tìm hiểu kỹ sư kết cấu là gì và cần phải làm gì để có được mức lương hấp dẫn nhé.

Kỹ sư kết cấu là gì?

Kỹ sư kết cấu, hay kỹ sư xây dựng người đảm nhận công việc thiết kế thi công cho các tòa nhà, căn hộ, công trình... Từ bản vẽ thiết kế của kiến trúc sư, kỹ sư kết cấu sẽ lập nên bản thiết kế thi công cho từng bộ phận trong công trình.

Công việc của kỹ sư kết cấu

Công việc chính của một kỹ sư xây dựng là lập bản thiết kế thi công và cùng kỹ sư công trình giám sát việc, theo dõi việc xây dựng. Cụ thể mô tả công việc của một kỹ sư xây dựng như sau:

  • Từ bản vẽ của kiến trúc sư, nghiên cứu, phân tích kết cấu công trình xây dựng.
  • Phối hợp với nhà địa chất để phân tích mẫu đất, kiếm tra có gặp vấn đề về đất như dễ có dễ sụt lún hay có tính chất đặc biệt gì không.
  • Tính toán, bố trí vật liệu [bê tông, sắt, thép...] phù hợp với kết cấu của công trình. Trong các trường hợp đặc biệt, kỹ sư kết cấu phải tính toán đến các tác động của động đất, thiên tai nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình.
  • Phối hợp với kỹ sư thiết kế, thống nhất phương án xây dựng, đảm bảo thẩm mỹ và an toàn nhất.
  • Thiết kế 3D, CAD
  • Phối hợp với nhà thầu xây dựng và giám sát nhằm đảm bảo công trình được thi công đúng theo thiết kế.

Có thể bạn quan tâm portfolio design là gì?

Yêu cầu để trở thành kỹ sư kết cấu là gì ?

Bằng cấp, kiến thức

Việc đầu tiên cơ bản để trở thành kỹ sư kết cấu đó là bạn phải tốt nghiệp Đại học về ngành xây dựng. Kỹ sư kết cấu phải là người có bằng kỹ thuật kết cấu, có kinh nghiệm làm việc từ 1 - 5 năm vị trí tương đương. Hiện nay rất nhiều công ty, tuyển dụng kỹ sư kết cấu với vị trí thực tập sinh không yêu cầu kinh nghiệm. Đây chính là cơ hội để bạn có thể apply và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm để dễ dàng ứng tuyển vào vị trí kỹ sư kết cấu các tập đoàn lớn. Bên cạnh việc nắm chắc kiến thức về nguyên vật liệu, kết cấu,... bạn còn phải cần có các kỹ năng mềm khác

Các kỹ năng mềm

Trong quá trình làm việc kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng để bổ trợ cho công việc một cách suôn sẻ và hoàn thành công việc một cách nhanh chóng hơn. Một số kỹ năng mềm cần có của kỹ sư kết cấu như sau:

  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng này sẽ giúp kỹ sư kết cấu có thể dễ dàng truyền tải những thông tin, giải thích những vấn đề trong công việc cho đối tượng liên quan, giúp công việc hoạt động suôn sẻ hơn
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Một công trình kiến trúc thành công ngoài kỹ sư kết cấu cần có sự phối hợp với các bộ phận khác. Vì thế kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp kỹ sư thiết kế phối hợp ăn ý với từng bộ phận khác khi làm việc
  • Kỹ năng phân tích, tính toán: Giúp kỹ sư kết cấu có thể phân tích các vấn đề liên quan đến công việc như bản vẽ thiết kế, vấn đề về vật liệu, tính toán sức bền sức căng và áp lực mỗi thành phần công trình phải chịu. Trong các trường hợp đặc biệt các kỹ sư kết cấu phải chú ý đến các tác động của động đất, thiên tai đảm bảo tính an toàn cho công trình.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi các vấn đề phát sinh. Vì vậy, kỹ sư kết cấu cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa ra các phương án giải quyết một cách trơn tru nhất.

Chịu áp lực tốt

Một công việc luôn đòi hỏi phải đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ đã đề ra khi thực hiện dự án thì việc chịu áp lực là điều không thể tránh khỏi. Vậy là một kỹ sư kết cấu, bạn cần có yếu tố chịu áp lực tốt để dễ dàng thích nghi trong công việc

Triển vọng và thu nhập của nghề kỹ sư kết cấu

Với tốc độ phát triển của kinh tế, các tòa nhà chọc trời ngày một nhiều dẫn đến ngành xây dựng luôn là một trong những ngành được coi là tăng trưởng ấn tượng nhất. Bên cạnh đó, vị trí kỹ sư kết cấu là một trong những bộ phận quan trọng nhất của mỗi dự án công trình. Do đó cơ hội việc làm của các kỹ sư kết cấu chưa bao giờ hết hot và cơ hội thăng tiến luôn rộng mở.

Là một công việc mang tính chuyên môn cao, cùng với việc phải đi công tác thương xuyên tại nhiều công trình khác nhau do đó mức lương của một kỹ sư kết cấu dao động từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/tháng. Với kỹ sư chuyên nghiệm dày dặn kinh nghiệm có thể phụ trách nhiều dự án, mức thu nhập còn có thể tăng tới hàng chục triệu đồng/ tháng cùng với các khoản thưởng hấp dẫn sau khi hoàn thành dự án.

Hy vọng, với bài viết trên mà việc làm Cần Thơ chia sẻ về kỹ sư kết cấu là gì và mức lương như thế nào sẽ giúp bạn có thêm những thông tin có ích.

Kỹ sư thiết kế kết cấu lương bao nhiêu?

Thu nhập của kỹ sư kết cấu Độ khó của công việc này tương xứng với nguồn thu nhập mà bạn nhận được. Tại nước ngoài, mức lương của kỹ sư kết cấu sẽ dao động từ 600 – 750 USD/tháng, còn tại Việt Nam mức lương của công việc này sẽ dao động từ 12.000.000 – 30.000.000 VNĐ/tháng.

Kỹ sư xây dựng lương tháng bao nhiêu?

Mức lương trung bình cho vị trí kỹ sư xây dựng tại Việt Nam hiện nay là khoảng 15.500.000 VNĐ/tháng và khoảng 186.000.000 VNĐ/năm. Trong đó, dải lương phổ biến dao động từ 8.300.000 VNĐ/tháng đến 23.400.000 VNĐ/tháng. Đây là mức lương trung bình hàng tháng bao gồm nhà ở, phương tiện đi lại và các lợi ích khác.

Thiết kế kết cấu gồm những gì?

Thiết kế kết cấu bao gồm việc tính toán và triển khai các chi tiết và phương án của kết cấu móng, cột, dầm, sàn, cầu thang, bể nước. Việc thay đổi các loại kết cấu hay phương án chịu lực, phương án móng sẽ ảnh hưởng lớn tới chi phí xây dựng và tiến độ thi công.

Kỹ sư kết cấu cần những gì?

Những điều cần biết về công việc của kỹ sư kết cấu.

Kỹ sư kết cấu là người thiết kế bản vẽ cấu trúc cho các công trình xây dựng..

Kỹ sư cần biết cách phác thảo ý tưởng và mô tả thông số kỹ thuật một cách dễ hiểu..

Tính toán số liệu kỹ thuật chuẩn xác đảm bảo tính an toàn cho công trình khi thi công..

Chủ Đề