Kinh tế văn hóa huyện thủy nguyên hải phòng

Cụ thể, trong năm tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,3% [cao hơn mức tăng trưởng trung bình của thành phố là 11,22% và đứng trong tốp đầu các quận, huyện]. Các chỉ tiêu tăng so với năm 2019: Nhóm công nghiệp - xây dựng tăng 18,6%; Nhóm dịch vụ tăng 11,2%; Nhóm ngành nông - lâm - thủy sản tăng 4,0%. Tổng vốn đầu tư xã hội 4.655 tỷ, tăng 36,9%; thu cân đối ngân sách 2.707,641 tỷ đồng, tăng 155,05%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng 3,4%.

Nổi bật trong bức tranh kinh tế huyện Thủy Nguyên năm 2020 là hàng loạt các công trình được khởi công, khánh thành nhiều nhất từ trước đến nay, làm thay đổi căn bản, rõ nét về giao thông, đô thị và vị thế của huyện, tiêu biểu là Dự án đầu tư xây dựng Tuyến đường vào và Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê; thông xe kỹ thuật đường tỉnh 359, đoạn đường từ Trung đoàn 238 chân cầu Bính đến ngã tư Núi Đèo; cơ bản hoàn thiện 43 công trình, dự án đầu tư công được xây dựng mới; khởi công xây dựng Cầu Dinh nối huyện Thủy Nguyên với thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; khởi công Dự án đường tỉnh 359 đoạn từ xã Thủy Triều đến trục đường giao thông Khu đô thị và công nghiệp Bến Rừng.

Chủ đề năm “Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách - Giải phóng mặt bằng - Tiếp tục nâng cao các tiêu chí nông thôn mới” được các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt nhiều kết quả. Thu ngân sách đạt và vượt kế hoạch thành phố, huyện giao. Nhiều dự án trọng điểm của thành phố được tập trung chỉ đạo từng bước tháo gỡ nút thắt về công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thi công cho các nhà thầu. Các tiêu chí nông thôn mới nâng cao được các xã chú trọng triển khai thực hiện và cơ bản hoàn thành; qua rà soát, đánh giá đến nay bình quân các xã đạt 17/17 tiêu chí [đạt 100%] xã nông thôn mới nâng cao. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường, trật tự xây dựng, giao thông được tăng cường.

Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện Thủy Nguyên cũng có những chuyển biến tích cực. Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trang trí khánh tiết chào mừng các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị của thành phố và huyện, được thành phố đánh giá cao.

Trong công tác giáo dục và đạo tạo, đảm bảo an toàn kỳ thi vào lớp 10 THPT và tốt nghiệp THPT với kết quả cao: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,2% [tăng 1,07% so với năm học 2018-2019]; tỷ lệ trúng tuyển vào các trường THPT công lập đạt 90,36% [tăng 0,27% so với năm học 2018-2019].

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được huyện tập trung triển khai thực hiện tốt theo kế hoạch; đặc biệt huyện đã chủ động bám sát địa bàn và tăng cường thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.

Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện hiệu quả, kịp thời, nhất là hỗ trợ xây, sửa nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; ủng hộ, chia sẻ với đồng bào lũ lụt miền Trung. Những hành động thiết thực ấy mang ý nghĩa nhân văn to lớn, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Lá lành đùm lá rách”, qua đó giúp những mảnh đời bất hạnh có điều kiện sống tốt hơn và vươn lên trong cuộc sống.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đặc biệt là đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy, giảm đáng kể các ổ nhóm, tụ điểm ma túy gây mất an ninh trật tự... Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các Đoàn công tác của Trung ương và thành phố về dự khởi công, khánh thành dự án trọng điểm và thăm các khu du tích lịch sử trên địa bàn huyện. Chất lượng tham mưu các văn bản chỉ đạo và giải quyết nhiệm vụ của các phòng, cơ quan, đơn vị có nhiều cải tiến.

Năm 2021 là năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm [2021 - 2025] và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm [2021 - 2030] tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình hành động số 03-CTr/HU ngày 16/10/2020 của Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025; tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Là năm chuẩn bị các điều kiện triển khai Đề án thành lập thành phố Thủy Nguyên trực thuộc thành phố Hải Phòng thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bối cảnh ấy mở ra nhiều cơ hội mới nhưng cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cho huyện Thủy Nguyên trên hành trình xây dựng và phát triển. Song dựa trên nền tảng những kết quả đã đạt được cùng tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của toàn hệ thống chính trị, tin tưởng rằng huyện Thủy Nguyên sẽ tiếp tục có những bước đi đúng đắn, vững vàng để ngày càng phát triển lên tầm cao mới./.

Những năm qua, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định vai trò là một vùng kinh tế động lực, từng bước phát triển trở thành đô thị, Trung tâm hành chính - chính trị của thành phố Hải Phòng.

Giai đoạn 2015 -2020, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thủy Nguyên luôn vượt mục tiêu, kế hoạch đề ra và duy trì ở mức cao, đạt 15,6%/năm. Tổng giá trị sản xuất các ngành đạt trên 98.400 tỷ đồng, gấp 2,3 lần giai đoạn 2010 – 2015. Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản.

Đặc biệt, công nghiệp - xây dựng phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khẳng định vai trò động lực của kinh tế thành phố Hải Phòng ở một số nhóm ngành như: Công nghiệp khai thác, sản xuất xi măng, dịch vụ hậu cần tàu biển, sản xuất thép, đúc kim loại, nhiệt điện, công nghiệp phụ trợ, sản xuất linh kiện, lắp ráp hàng điện tử. Cùng với đó, các làng nghề truyền thống của Huyện tiếp tục duy trì và phát triển, trong đó nổi bật là làng nghề đúc Mỹ Đồng với các sản phẩm cơ khí chính xác đã được xuất khẩu đi các nước châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Một góc thị trấn Núi Đèo - huyện Thủy Nguyên

Hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng, đúng định hướng, chất lượng và hiệu quả ngày càng được nâng lên. Nổi bật trong đó có một số loại hình dịch vụ phát triển khá nhanh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như: Thương mại, vận tải, tài chính, công nghệ thông tin, viễn thông, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, ăn uống, dịch vụ phụ trợ đối với khu công nghiệp...

Hoạt động thương mại phát triển khá mạnh và toàn diện, doanh thu ngành thương mại trên địa bàn Huyện năm 2020 đạt 5.996 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2015. Huyện đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác chợ cho doanh nghiệp và phát triển các siêu thị, khu thương mại, dịch vụ trung tâm xã, cụm xã, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến tích cực, phong phú về loại hình và nâng cao về chất lượng. Du lịch tâm linh đã và đang trở thành thế mạnh, chiếm ưu thế trong hoạt động du lịch của Huyện. Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư phát triển. Trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đã hình thành và đang tiếp tục mở rộng các khu vui chơi, giải trí, nhà nghỉ, khách sạn... Ước tính, tổng lượng khách du lịch đến Thủy Nguyên khoảng trên 02 triệu lượt/năm.

Nông nghiệp - thủy sản chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, theo hướng sinh thái, an toàn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Đến nay, tổng diện tích vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện là 1.451 ha, trong đó có diện tích nuôi trồng giá trị lên đến 6 tỷ đồng/ha. Các vùng nuôi thâm canh luôn tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với hoạt động khai thác thủy sản, hiện nay Thủy Nguyên là địa phương có đội tầu khai thác thủy sản xa bờ lớn nhất khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ. Các tầu khai thác đều mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục được mở rộng theo hướng gia trại, trang trại và đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được tăng cường, cơ cấu cây trồng được vật nuôi được chuyển đổi phù hợp với điều kiện sản xuất của Huyện. Trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đã hình thành nhiều vùng trồng rau màu, cây ăn quả với tổng diện tích 1.800 ha theo tiêu chuẩn VietGAP, được tiêu thụ tại các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu. Toàn Huyện có 54 trang trại nuôi gia súc, gia cầm… đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 188 triệu đồng/ha/năm, tăng 16% so với năm 2015.

Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP có diện tích 1,6 nghìn ha trên địa bàn huyện Thủy Nguyên

Cùng với phát triển kinh tế, huyện Thủy Nguyên cũng luôn quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, qua đó thúc đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần làm thay đổi diện mạo của Huyện. Trong giai đoạn 2015-2020, Thủy Nguyên đã huy động được trên 5 nghìn tỷ đồng để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Nhờ hạ tầng giao thông nông thôn phát triển, cùng với giao thông trục chính đang dần hoàn thiện như: Cầu Hoàng Văn Thụ, đường 359, đường Gia Minh - Minh Đức, đường vào Bãi cọc Cao Quỳ [tuyến vành đai phía Tây Bắc huyện], đường từ Hoa Động đi Thiên Hương... đã tạo sự kết nối thuận lợi giữa các các khu vực trên địa bàn Huyện, cũng như giữa thành phố Hải Phòng với các tỉnh lân cận.

Bên cạnh đó, hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp. Nhiều trụ sở các cơ quan hành chính và các công trình văn hóa, đền, đài được đầu tư xây dựng, giúp cho diện mạo nông thôn ngày thêm đổi mới. Hạ tầng điện, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, thu gom rác thải sinh hoạt ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Được biết, hiện nay hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đã hoàn thành quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, đã có 152,4 km đường dây được đầu tư cải tạo, nâng công suất; 174 trạm biến áp được xây mới, cải tạo nâng cấp; có trên 50 nhà máy nước, cơ bản đạt tiêu chuẩn nước sạch. Hiện nay, Huyện cũng đang phối hợp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Gia Minh để sớm đưa vào vận hành.

Cầu Hoàng Văn Thụ - cây cầu hiện đại nối huyện Thủy Nguyên với trung tâm thành phố Hải Phòng

Đặc biệt, với định hướng phát triển đô thị theo hướng văn minh hiện đại, những năm qua, công tác quản lý trật tự xây dựng, chỉnh trang đô thị luôn được huyện Thủy Nguyên chú trọng và tăng cường, qua đó tạo sự kết nối giữa các đô thị vệ tinh của Huyện với thành phố. Nhiều công trình xây dựng, kiến trúc đô thị ngày càng được quan tâm đầu tư, chỉnh trang, nâng cấp theo hướng hiện đại. Đến nay, Thủy Nguyên đã trở thành một trong ba hướng phát triển không gian đô thị của thành phố Hải Phòng. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị mới Bắc Sông Cấm gắn với Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP đã hình thành làm cơ sở cho việc xây dựng Trung tâm hành chính - chính trị mới của thành phố Hải Phòng, là cơ sở để thu hút các dự án đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, khách sạn, trường học quốc tế, công nghiệp, công nghệ cao, nhà ở hiện đại của thành phố, đồng thời tạo kết nối với hành lang công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc Bộ. Đến năm 2020, tỷ lệ phát triển đô thị của huyện Thủy Nguyên đã đạt 29,8%, có 02 thị trấn đạt tiêu chí đô thị và nhiều xã đang tiệm cận với tiêu chí đô thị.

Đáng chú ý, kết quả thu hút đầu tư vào địa bàn huyện Thủy Nguyên thời gian qua có bước phát triển nhanh và mạnh. Giai đoạn 2016 – 2020, tổng đầu tư toàn xã hội trên địa bàn Huyện đạt 63,6 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 7,6%/năm. Trong đó, thu hút vốn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 1,2 tỷ USD. Các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phát triển mạnh cả về quy mô, doanh thu và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Tính đến tháng 6/2020, trên địa bàn có 1.702 doanh nghiệp, gấp 2,1 lần so với năm 2015; tổng số hộ kinh doanh cá thể là 9.687 hộ, gấp 1,6 lần so với năm 2015. Mô hình kinh tế tập thể phát triển mạnh, đến năm 2020, toàn Huyện có 45 hợp tác xã sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thực hiện chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã, đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh tế địa phương. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện rõ rệt, từng bước khẳng định Thủy Nguyên là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Những kết quả trên cho thấy, huyện Thủy Nguyên đã và đang khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tài nguyên khoáng sản, phát triển kinh tế biển, du lịch, ngành nghề truyền thống đề phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Đó là nền tảng quan trọng cho lộ trình xây dựng dựng huyện Thủy Nguyên đến năm 2025 trở thành đô thị văn minh, hiện đại; Trung tâm hành chính – chính trị, công nghiệp, dịch vụ, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao của thành phố Hải Phòng.

Chủ Đề