Kinh nguyệt ít là dấu hiệu gì

Khoảng cách trung bình giữa hai chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 28 ngày. Nếu lượng máu mỗi lần có kinh nguyệt của bạn ít hơn bình thường, thì có thể bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất nhiều. Nhiều phụ nữ lo lắng về vấn đề kinh nguyệt ra ít nên ăn gì. Thực tế, nếu bạn có chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như cải thiện những rối loạn kinh nguyệt của bạn. 

Kinh nguyệt bình thường

Khi bắt đầu dậy thì, não ra tín hiệu cho cơ thể sản xuất hormone. Nhiệm vụ của những hormone này sẽ hoạt động chuẩn bị cho cơ thể bạn mỗi tháng đều rụng trứng để có thể mang thai. Đây được gọi là chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu trứng không được thụ tinh với tinh trùng, thì việc mang thai sẽ không xảy ra. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc. Những tế bào bong tróc cùng với máu chảy ra ngoài cơ thể qua âm đạo. Đây được gọi là hiện tượng có kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt được tính theo khoảng cách giữa hai ngày đầu tiên của hai lần có kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là khoảng 28 ngày. Hầu hết phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Giai đoạn ra máu điển hình kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Với lượng máu nhiều nhất trong 3 ngày đầu.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể giúp bạn hiểu được điều gì là bình thường đối với cơ thể bạn. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể đều đặn – cùng độ dài hàng tháng – hoặc hơi không đều. Kinh nguyệt của bạn có thể ít hoặc nhiều, đau hoặc không đau, dài hoặc ngắn nhưng vẫn được coi là bình thường.

Trong một phạm vi rộng, “bình thường” được hiểu là bình thường đối với bạn. Mặc dù chu kỳ kinh nguyệt không đều thường không gây nghiêm trọng nhưng đôi khi chúng có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe. Vì thế, khi tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra, nhiều người thường quan tâm kinh nguyệt ra ít nên ăn gì để cải thiện.

Kinh nguyệt ít là dấu hiệu gì

Chảy máu tử cung bất thường là khi kinh nguyệt của bạn không nằm trong mức được coi là bình thường. Mức độ nghiêm trọng của rối loạn này, phụ thuộc vào 3 yếu tố:

  • Số lượng máu chảy.
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu.
  • Kinh nguyệt kéo dài bao lâu.

Nếu xuất hiện một trong số những triệu chứng dưới đây, có thể bạn đang gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra ít hơn bình thường:

  • Thời gian có kinh nguyệt kéo dài ít hơn hai ngày.
  • Máu ra ít hơn bình thường, chỉ lấm tấm vài đốm (Lượng máu bình thường sẽ dựa trên số lần thay băng vệ sinh. Thông thường, thay băng vệ sinh ít nhất từ 4 đến 8 giờ một lần hoặc bất cứ khi nào miếng băng thấm nhiều, khi bạn cảm thấy ẩm ướt và khó chịu).
  • Không có kinh nguyệt trong nhiều tháng. Hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn.
  • Số chu kỳ kinh nguyệt ra máu ít thường xuyên hơn so với chu kỳ bình thường.
Kinh nguyệt ít là dấu hiệu gì
Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt ra ít hơn bình thường

Kinh nguyệt ra ít nên ăn gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng kinh nguyệt ra ít. Có thể đó là dấu hiệu của việc mang thai hay ảnh hưởng từ stress, thuốc, tuổi mãn kinh hay bệnh lý mạn tính. Ngoài ra, giảm hoặc tăng cân quá mức có thể khiến rối loạn kinh nguyệt. Đó là lý do tại sao phải duy trì cân nặng hợp lý.

Để tìm đáp án cho câu hỏi “Kinh nguyệt ra ít, nên ăn gì?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm hỗ trợ sau đây:

Thực phẩm giàu vitamin C

Một số người tin rằng vitamin C (axit ascorbic) có thể gây ra kinh nguyệt. Bởi vì vitamin C có thể tăng lượng estrogen và giảm lượng progesterone của bạn. Sự thay đổi này sẽ làm cho tử cung co lại. Và niêm mạc tử cung bị bong tróc dẫn đến hiện tượng hành kinh. Nhưng không có bất kỳ bằng chứng khoa học đáng tin cậy nào để chứng minh cho điều này. 

Kinh nguyệt ít là dấu hiệu gì

Với phương pháp này, bạn có thể thử ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C. Trái cây họ cam quýt, quả mọng, nho đen, bông cải xanh, rau cải bó xôi, cải Brussels, ớt đỏ và xanh, cà chua đều là những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Nếu dùng thực phẩm bổ sung, hãy cẩn thận với liều lượng giới hạn an toàn được khuyến nghị.

Trái dứa

Dứa là một nguồn cung cấp rất nhiều bromelain, một loại enzyme được cho là có ảnh hưởng đến estrogen và các hormone khác. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy bromelain có thể giúp giảm viêm. Điều này có nghĩa là loại enzyme này có thể giải quyết nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều liên quan đến viêm nhiễm. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc bổ sung dứa hoặc bromelain sẽ gây ra kinh nguyệt.

Kinh nguyệt ít là dấu hiệu gì
Bổ sung dứa vào chế độ ăn có thể điều hòa kinh nguyệt

Gừng

Kinh nguyệt ra ít nên ăn gì? Từ lâu, gừng là một phương thuốc truyền thống giúp tạo ra kinh nguyệt. Thực phẩm này được cho là gây ra các cơn co thắt tử cung. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học. Bạn có thể dùng gừng trong các món ăn hoặc cách đơn giản nhất là pha trà gừng.

Rau mùi tây

Mùi tây có chứa hàm lượng vitamin C cao cũng như chất apoil, có thể giúp kích thích các cơn co thắt tử cung. Tuy nhiên, apoil cũng có nguy cơ gây độc với một lượng nhất định. Đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Không nên dùng rau mùi tây nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc có vấn đề về thận.

Nghệ

Nghệ từ lâu đã được xem như bài thuốc dân gian với nhiều công dụng rất bổ ích cho sức khỏe. Trong đó cũng có vai trò điều hòa kinh nguyệt. Có nhiều cách để thêm nghệ vào chế độ ăn uống của bạn. Bạn có thể sử dụng nghệ tươi làm gia vị trong nhiều món ăn gia đình. Hay bột nghệ pha thức uống.

Dong quai

Dong quai là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là một phương thuốc thảo dược phổ biến đã được sử dụng hàng trăm năm. Dong quai giúp tạo ra kinh nguyệt bằng cách cải thiện lưu lượng máu đến xương chậu cũng. Loại thảo mộc này cũng giúp kích hoạt các cơn co thắt tử cung.

Black cohosh

Black cohosh là một loại thảo dược bổ sung khác giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Với tác dụng làm săn chắc cơ tử cung và thúc đẩy sự bong tróc của niêm mạc tử cung. Black cohosh được biết có tương tác với nhiều loại thuốc. Không khuyến khích dùng thảo dược này cho những người đang điều trị bệnh tim mạch hoặc bệnh lý về gan.

Kinh nguyệt ra ít phải làm sao?

Bạn có thể trải qua một chu kỳ kinh nguyệt bất thường mà không tìm được lý do cụ thể nào. Nhưng bạn vẫn nên tìm đến gặp bác sĩ của mình. Thông qua thăm khám và xét nghiệm, có thể giúp xác định bất kỳ nguyên nhân cơ bản nào có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng chảy máu âm đạo bất thường của bạn. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn kinh nguyệt ra ít nên ăn gì và đưa ra những kế hoạch điều trị thích hợp.

Kinh nguyệt ít là dấu hiệu gì
Kinh nguyệt ra ít, không đều khi nào nên gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nếu bạn gặp một trong những vấn đề sau đây:

  • Không có kinh nguyệt liên tục kéo dài hơn 3 lần nhưng không có thai.
  • Nguyên nhân có kinh nguyệt ít là do bạn nghĩ có thể đang mang thai.
  • Có kinh nguyệt không đều.
  • Chảy máu giữa các kỳ kinh.
  • Ngoài ra, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng khó chịu liên quan nào khác.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tìm được đáp ăn cho câu hỏi “kinh nguyệt ra ít nên ăn gì?“. Thực tế, mỗi phụ nữ có thể có chu kỳ kinh nguyệt khác nhau. Kinh nguyệt có thể gặp vấn đề bất thường và kéo dài dai dẳng. Lúc này, bạn có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Nếu kinh nguyệt ra ít là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng, bạn có thể điều trị bằng các loại thuốc hoặc các biện pháp can thiệp khác.