Kinh nghiệm viết CV cho sinh viên mới ra trường

Gợi ý: Đại học Công nghiệp Hà Nội [2017 - 2021]
  • Ngành: Công nghệ ô tô
  • Tốt nghiệp loại: Khá.
  • GPA [điểm trung bình học tập]: 3.1

Phần học vấn viết như thế nào mới đúng chuẩn ở CV xin việc cho sinh viên mới ra trường?

4. Kinh nghiệm làm việc

4.1. Với các bạn đã đi thực tập, đi làm thêm

+] Có trải nghiệm liên quan tới vị trí ứng tuyển:

Do là sinh viên mới ra trường nên chắc chắn các bạn ứng viên sẽ không có nhiều kinh nghiệm nhưng có thể liệt kê tới các công việc làm thêm, partime mà trước kia hoặc hiện tại đang làm. Ví dụ như ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh thì CV xin việc chúng ta có thể liệt kê tới các công việc như bán hàng ở các siêu thị, trung tâm thương mại, kinh nghiệm làm PG. Hay nếu bạn xin việc làm giáo viên có thể liệt kê các công việc gia sư...

Bên cạnh đó, ngoài công việc, nhiệm vụ chính, bạn hãy thêm vào gạch đầu dòng về việc bạn đã học được gì hoặc có thành tựu gì từ công việc làm thêm hoặc thực tập của mình nhé.
Gợi ý: Café sách [tên cửa hàng], Nhân viên thu ngân [9/2019 - 10/2020]

  • Tiếp nhận order tại quầy, hỗ trợ thanh toán và xuất hóa đơn cho khách.
  • Quen thuộc với hệ thống thanh toán, giao tiếp tự tin hơn, có kỹ năng chăm sóc khách hàng.
+] Công việc đã làm không liên quan tới vị trí ứng tuyển:

Vậy, trong trường hợp bạn đã từng đi làm part-time nhưng công việc kiếm thêm thu nhập đó lại không có chút nào liên quan đến việc làm bạn ứng tuyển hiện tại thì viết vào CV xin việc thế nào? Thực tế, dù không có mối liên hệ trực tiếp nhưng tất cả những trải nghiệm của bạn đều sẽ hữu ích theo một cách nhất định, đơn giản nhất là giúp bạn rèn luyện các kỹ năng chuyển đổi như thích nghi với môi trường làm việc, giao tiếp với nhiều người, kỹ năng lắng nghe hoặc sử dụng ngoại ngữ,... Lúc này, bạn vẫn có thể viết vào CV xin việc các trải nghiệm đó và bổ sung trong gạch đầu dòng về việc bạn đã học được từ công việc đó.

*Lưu ý: Giả sử bạn đã đi làm rất nhiều thì vẫn chỉ nên viết vào CV khoảng 3 - 5 kinh nghiệm mà trong đó có thời gian làm lâu nhất, tốt nhất là từ 3 - 6 tháng trở lên.

Không phải tất cả sinh viên đều từng đi làm hay tham gia chương trình thực tập. Vì nhiều lý do như sức khỏe, nhà xa, muốn tập trung học... mà bỏ lỡ các cơ hội việc làm thêm có thể khiến bạn có một số khó khăn khi viết kinh nghiệm trong CV xin việc. Thế nhưng, đừng quá lo lắng vì bạn vẫn có thể giải thích với nhà tuyển dụng theo cách hợp lý và thuyết phục qua thông tin ngắn gọn như:

  • Nếu trong thời gian đi học tại trường bạn có tham gia các khóa học khác như học ngoại ngữ, học kỹ năng mềm hay dành thời gian đó để học nâng cao thì hãy ghi vào phần kinh nghiệm [dù không thực sự là "làm việc"].
  • Đính kèm thư xin việc giải thích về nguyên nhân bạn chưa có kinh nghiệm nhưng có tiềm năng vì đã và đang học hỏi, phát triển bản thân bằng cách tập trung vào việc học tại trường và sẵn sàng dành thời gian để thử thách tại môi trường chuyên nghiệp.
  • Nếu bạn hoàn toàn không đi làm, không thực tập, không học gì trong suốt những năm đi học - vậy bạn có sử dụng thời gian đó hợp lý? Chẳng hạn như giúp đỡ việc buôn bán tại gia đình hay làm tình nguyện viên, hỗ trợ cho các tổ chức xã hội... Có thể không quá "đao to búa lớn" nhưng ít nhất bạn đã tích cực hoạt động trong giai đoạn đó thì cũng có thể viết vào phần này.
  • Cuối cùng, nếu bạn thực sự không hề có bất kỳ kinh nghiệm nào, không tham gia hoạt động nào như trên thì hãy trung thực. Viết vào CV xin việc rằng bạn chưa có kinh nghiệm, chỉ tập trung vào việc học trên trường [hoặc bổ sung lý do cá nhân - sức khỏe kém vào thời điểm đó chẳng hạn - nếu đó là trường hợp của bạn].

*Lưu ý: Rõ ràng, bạn thấy rằng có kinh nghiệm dù là đơn giản hay ít ỏi cũng sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi tìm kiếm cơ hội lúc mới ra trường. Ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, hãy cố gắng sắp xếp thời gian, thử sức mình trong các công việc làm thêm, tìm cơ hội xin việc thực tập sinh và nghiêm túc học hỏi. Bạn cũng đừng nghĩ mình có thể nói dối ở phần này vì cho dù sau đó được mời phỏng vấn, nhà tuyển dụng gần như có thể "đọc vị" bạn chỉ bằng vài câu hỏi đơn giản.
Khi xin việc làm, bạn cũng có thể cân nhắc xin thực tập vài tháng trước khi ứng tuyển vào các vị trí toàn thời gian.

Hướng dẫn cách đề cập kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

5. Kỹ năng

Ít kinh nghiệm, thậm chí chưa từng đi làm ở đâu, CV xin việc cho sinh viên mới ra trường sẽ rất sơ sài nếu chẳng có gì nổi bật trong phần kỹ năng. Cùng với học vấn, bằng cấp chuyên môn thì đây cũng là nội dung quan trọng không thể thiếu. Khi lựa chọn các kỹ năng để đưa vào CV, bạn hãy cân nhắc dựa trên các yếu tố sau:

  • Bạn có thực sự có kỹ năng đó hay không? Bạn tự tin bao nhiêu phần trăm là có thể sử dụng thành thạo, ngay cả khi nhà tuyển dụng có bài kiểm tra cho bạn?
  • Liệu các kỹ năng bạn có có phải kỹ năng nhà tuyển dụng đang tìm kiếm cho vị trí bạn ứng tuyển?
  • Nếu kỹ năng bạn xuất sắc nhất không hề liên quan tới vai trò hiện tại, bạn có nên liệt kê trong CV không?

Sau khi phân tích, có lẽ bạn đã hình dung được phải viết vào CV thế nào với phần kỹ năng. Nguyên tắc là kỹ năng bạn có - tất cả đều liên quan tới kỹ năng nhà tuyển dụng kỳ vọng thì tốt nhất còn nếu không thì vẫn không sao [trùng với 1, 2 yêu cầu cũng được] vì biết đâu, kỹ năng đó lại hữu ích cho các nhiệm vụ tương lai.
*Lưu ý:

  • Không viết các kỹ năng bạn không quen thuộc, không viết quá ít hay quá nhiều kỹ năng - tốt nhất là 4 - 5 gạch đầu dòng [cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm].
  • Các kỹ năng, kể cả kỹ năng có thể chuyển đổi như giao tiếp, hành chính văn phòng đều sẽ hữu ích và giúp rất nhiều cho con đường sự nghiệp của bạn nên từ lúc là sinh viên, có thời gian bạn nên tự học, tự rèn luyện hoặc tham gia các khóa đào tạo [cả trực tuyến và trực tiếp] về lãnh đạo, hùng biện, thiết kế, marketing... - những gì bạn yêu thích và nghĩ rằng "biết đâu" sẽ có ích vào một thời điểm nào đó. Hoàn thiện, phát triển bản thân từng bước sẽ giúp bạn tự tin và có nhiều cơ hội hơn, dễ thăng tiến hơn.

Gợi ý: [vị trí nhân viên marketing cho ứng viên mới tốt nghiệp].

  • Kỹ năng viết, chỉnh sửa nội dung, viết kịch bản video.
  • Kỹ năng thiết kế cơ bản với Photoshop.
  • Kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin.
  • Kỹ năng chạy quảng cáo.
  • Kỹ năng SEO.

6. Hoạt động/Activities

Đây là mục khá quan trọng đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, thông qua hoạt động ngoại khóa, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được sự năng động và tài năng của ứng viên, dù mới chỉ là sinh viên nhưng nó thể hiện sự ham học hỏi, không ngừng hoàn thiện. Các bạn sinh viên mới ra trường hãy liệt kê các hoạt động ngoại khóa mình đã tham gia, tập trung vào hoạt động có liên quan tới vị trí mà mình ứng tuyển xin việc.

Gợi ý:

  • Thành viên CLB Xung kích [2018 - 2021].
  • Tham gia dự án tình nguyện mùa Hè tại Hà Giang [2019].
  • Tham gia hiến máu tại Viện Huyết học [2020].

Những hoạt động tình nguyện trong CV cũng sẽ giúp bạn chiếm ưu thế khi ứng tuyển

7. Sở thích

Bạn vừa mới tốt nghiệp, bạn là người trẻ và những người tiên phong thế nhưng không có nghĩa tất cả sở thích bạn đề cập trong CV xin việc đều phải thật năng động hay mạo hiểm. Thực chất, phần này được viết tùy theo cá nhân bạn và đặc điểm nghề nghiệp. Một nhân viên kinh doanh có thể thích kết bạn, chơi thể thao, tập gym trong khi một người thủ thư có thể chỉ cần thích đọc sách, đan lát [cho thấy sự tỉ mỉ là đủ].

8. Chứng chỉ

Không hẳn là các chứng chỉ chuyên ngành mà hiện nay, cơ bản thì nhiều bạn đã thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ, thiết kế hoặc marketing ngay từ khi còn ở trong trường. Nếu có, đây sẽ là phần giúp bạn khẳng định năng lực và gia tăng khả năng cạnh tranh nên đừng quên đưa vào CV xin việc. Nếu không, bạn có thể để ẩn phần này nhé.

Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?

9. Tham chiếu

Tham chiếu thông tin là phần người tham khảo. Vì là sinh viên mới tốt nghiệp nên trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường, phần này tốt nhất là đề cập đến giảng viên hướng dẫn của bạn. Một địa chỉ liên hệ là đủ, bao gồm họ tên, chức danh, số điện thoại và email. Trước đó, bạn cần xin ý kiến thầy/cô nhé.

IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng sinh viên mới ra trường

Tuyển sinh viên mới ra trường, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ phải dành nguồn lực để đào tạo, cho các bạn thời gian thích nghi. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là họ dễ dàng hạ thấp tiêu chuẩn vì từ quan điểm của doanh nghiệp, chỉ người làm được việc mới có thể đóng góp, cống hiến. Dù cho mới tốt nghiệp, bạn cũng không thể thụ động và ỷ lại, thay vào đó, hãy năng động và cố gắng không ngừng, coi công việc là đam mê để thành công, tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp.
Với mỗi nhà tuyển dụng, tiêu chuẩn để đánh giá và thuê sinh viên mới ra trường không giống nhau, phụ thuộc vào điều kiện làm việc thực tế và ngành nghề. Điểm chung là họ đều coi trọng các yếu tố như:

  • Tinh thần cầu tiến, ham học hỏi.
  • Nhanh nhẹn, có năng lượng tích cực.
  • Chăm chỉ, không ngại vất vả.
  • Biết lắng nghe, thẳng thắn, tự tin bày tỏ ý kiến và sẵn sàng thay đổi vì mục tiêu trung trong công việc.
  • Có nhiều kỹ năng chuyển đổi, kỹ năng bổ sung như ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ, thiết kế,...

Nhà tuyển dụng tuyển sinh viên mới ra trường dựa trên những yếu tố nào?

V. Lỗi cần tránh khi viết CV xin việc mà sinh viên mới ra trường hay mắc phải

Bởi vì vẫn còn khá "non nớt", chưa va vấp nhiều trong môi trường làm việc chuyên nghiệp nên khi viết CV xin việc, các bạn sinh viên mới ra trường rất dễ mắc lỗi. Để tránh được, hạn chế được sai sót thì bạn cần biết lỗi đó là gì và cách khắc phục.

  • Viết CV quá dài: CV xin việc của một sinh viên mới ra trường không nên dài quá 1 trang vì thực tế bạn không có nhiều thông tin để chia sẻ trong khi nhà tuyển dụng cũng chỉ lướt qua các thông tin họ cho là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, CV dài có thể do bạn viết thành đoạn lan man, không có trọng tâm.
  • Nói dối trong CV: Đừng nghĩ rằng nói dối trong CV xin việc là điều hiển nhiên vì một khi bị phát hiện, đó là lỗi gần như không thể chấp nhận. Nhà tuyển dụng có vô số cách để ngay lập tức nhận ra bạn đang viết thông tin đúng hay sai. Ví dụ, bạn chỉ có kinh nghiệm thực tập 3 tháng nhưng viết rằng trong thời gian đó mình đã ký được hợp đồng 1 tỷ cho công ty.
  • Liệt kê quá nhiều kinh nghiệm nhưng thời gian làm quá ngắn: Dù biết rằng không nhiều sinh viên đi làm thêm cả 1, 2 năm hoặc làm mãi ở một vị trí nhưng về cơ bản, bạn đừng viết vào CV các việc thực tập, việc làm part-time trong nửa tháng, 1 tháng - hãy viết những trải nghiệm từ 3 - 6 tháng trở lên [nếu bạn chỉ từng đi thực tập 2 tháng thì trường hợp này có thể được chấp nhận].
  • Sử dụng mẫu CV quá màu mè: Đơn giản, gọn gàng sẽ tốt hơn cho sinh viên mới ra trường.

Những cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường và phương pháp chọn mẫu CV, xác định nội dung cần thiết trong CV mà JOBOKO vừa chia sẻ đến bạn sẽ giúp bạn định hướng và sẵn sàng hơn khi bắt đầu gây dựng sự nghiệp. Đừng quên chỉ nên giới hạn CV trong 1 trang hoặc dài hơn không đáng kể nhé!

MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường​
II. Mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường​
III. Cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng sinh viên mới ra trường
V. Lỗi cần tránh khi viết CV xin việc mà sinh viên mới ra trường hay mắc phải

Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc

Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc

Video liên quan

Chủ Đề