Kinh nghiệm nuôi cá rồng cộng đồng

Cá rồng là loài cá phong thủy vừa đẹp vừa mang ý nghĩa phong thủy tốt. Có nhiều người muốn nuôi chung 2 cá rồng trong một bể, nhưng có nên như vậy hay không? Và làm sao để nuôi chung 2 cá rồng? Hãy cùng Chợ Tốt thú cưng tìm hiểu kỹ hơn dưới đây.Bạn đang xem: Hướng dẫn nuôi cá rồng cộng đồng

Cá rồng là giống cá phong thủy cực kỳ đẹp, có ý nghĩa và cũng rất đắt đỏ, nhất là với những giống đẹp, hiếm có. Thông thường, các hộ gia đình nuôi làm cảnh sẽ chỉ nuôi một cá thể trong một bể. Các trại cá giống thì sẽ nuôi nhiều cá thể chung một bể. Tuy nhiên, cũng có nhiều người muốn nuôi chung 2 cá rồng trong một bể. Vậy có nên nuôi chung 2 cá rồng trong một bể hay không? Hãy cùng tìm hiểu về tập tính của loài cá này để đưa ra quyết định phù hợp cho mình.

Bạn đang xem: Nuôi cá rồng cộng đồng


Kinh nghiệm nuôi cá rồng cộng đồng


Có nên nuôi chung 2 cá rồng trong một bể

Đặc tính của cá rồng

Có thể bạn đã nghe nói, cá rồng chính là loài độc tôn lãnh địa, có tính hiếu thắng, bản năng của chúng là phải có lãnh địa riêng cho mình và bảo vệ khu vực đó. Chính vì thế, người ta chỉ thường nuôi mỗi cá thể trong một bể cá riêng biệt. Như vậy, về lý thuyết thì bạn không nên nuôi chung 2 cá rồng trong một bể. Nếu muốn nuôi một bể cá rồng chung như vậy, bạn cần nuôi từ 5 con cá rồng trở lên trong một bể lớn. Nếu sống trong một môi trường tập thể đông như vậy, tính tình của cá rồng mới trở nên ôn nhu, lành tính hơn.

Rất nhiều gia đình cảm thấy chỉ thả duy nhất một chú cá rồng trong bể sẽ rất đơn điệu, tuy nhiên lại chưa đủ kinh phí để nuôi hẳn một bể lớn từ 5 cá thể trở lên, vậy, liệu có giải pháp nào khác để nuôi chung 2 cá rồng trong một bể cá hay không? Trên thực tế là sẽ có giải pháp, hãy cùng tham khảo gợi ý dưới đây.

Cá Rồng quý hiếm, giá hời đang được rao bán trên Chợ Tốt!

Nếu bạn vẫn nhất quyết muốn nuôi chung 2 cá rồng thì sẽ buộc phải thiết kế một bể cá cộng đồng, tức là ngoài 2 cá thể cá rồng, bạn cần thả thêm những loài cá khác trong bể. Và đặc biệt, một trong hai con cá rồng phải có một con thuộc loại Ngân Long.

Loài cá rồng Ngân Long có vẻ ngoài khá hung dữ, tuy nhiên tính tình chúng lại là loài ôn nhu, hiền lành nhất trong số các loại cá rồng. Khi nuôi chung với một cá thể cá rồng khác, chúng sẽ ít có mong muốn tranh giành, đánh nhau vì lãnh thổ hơn. Do đó, chúng thích hợp để nuôi ghép trong hồ có 2 cá thể cá rồng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng sẽ không bao giờ đánh nhau, mà số lần đánh nhau sẽ ít hơn, và càng ngày càng giảm xuống khi 2 con cá rồng đã quen với môi trường sống.


Kinh nghiệm nuôi cá rồng cộng đồng


Cần phải lưu ý kỹ khi muốn nuôi chung 2 hoặc nhiều cá rồng chung 1 bể

Điều kiện môi trường bể nuôi cá rồng

Kích thước bể cá: Cá rồng thích bơi ở tầng nước trên cùng nên bể thả cá không cần quá sâu. Tuy nhiên, vì chúng ta cần nuôi ghép với loài cá khác nên bạn cần có một bể cá kích thước dài x rộng x sâu từ 180cm x 60cm x 45cm trở lên.

Xem thêm: "Đồ Bộ Đồ Cho Mẹ Sau Sinh Giá Rẻ, Bộ Đồ Sau Sinh Giá Tốt Tháng 10, 2021 Đồ Bầu

Trang bị cần có trong bể cá: Hệ thống lọc nước, sục khí là cần thiết khi bạn muốn nuôi chung 2 cá rồng và loài cá khác trong cùng một bể. Một bể cá cộng đồng nhiều khi sẽ khiến nước bể nhanh bị ô nhiễm hơn, và nếu có xảy ra xung đột, đánh nhau, để tránh cá rồng bị nhiễm bệnh từ môi trường, chúng ta cần đảm bảo nguồn nước phải sạch sẽ. Lọc nước, sục khí chính là thiết bị rất quan trọng.

Bên cạnh đó, trong bể nên có một số tiểu cảnh như hốc đá, mỏm đá để chúng có không gian để bơi lượn quanh, hoặc ẩn nấp khi cần thiết.

Vị trí đặt bể cá: Bể nuôi cá cần được đặt ở nơi ít người đi qua lại, tránh trường hợp cá bị kích động, bị stress, sẽ dễ dẫn tới đánh nhau. Cá rồng có đặc điểm là hợp ánh sáng mặt trời tự nhiên, vì thế nên đặt ở vị trí có ánh sáng buổi sáng, buổi chiều. Khi trời tối nếu tắt đèn hồ nước thì bạn cần bật đèn phòng trước vài phút rồi tắt, không nên tắt đèn hồ đột ngột chúng dễ đánh nhau. Khi thả chung với loài cá khác vào bể, bạn cũng cần chọn giống cá có chung đặc tính ưa ánh sáng này.Nước hồ nuôi: Nhiệt độ nước nuôi cá rồng trong khoảng từ 28 đến 32 độ C, độ pH là 6.5 đến 7.5 là được. Khi chọn cá thả chung với 2 con cá rồng, bạn cũng cần xem xét xem loài cá đó có thích nghi được với điều kiện môi trường nước như vậy hay không.


Kinh nghiệm nuôi cá rồng cộng đồng


Có thể nuôi thêm một số giống cá khác để bể cá thêm sinh động

Căn cứ vào tất cả những điều kiện này, có thể chọn ra một số loại cá thích hợp để thả vào bể nuôi chung 2 cá rồng đó là: Cá hồng két, cá phát tài, cá tai tượng, cá sấu hỏa tiễn, cá hồng kỳ phát tài, cá hoàng bảo yến, cá kim sơn, cá hải tượng, cá phi phụng,… Lưu ý, khi thả xen kẽ những loài cá này, bạn cũng nên thả chúng theo đàn bởi đa phần các loài này đều là loài sống bầy đàn.

Tổng kết lại, cách tốt nhất là bạn nên nuôi mỗi một bể một chú cá rồng, nếu có điều kiện hẳn thì bạn hãy nuôi một bể lớn từ 5 con cá rồng trở lên. Còn nếu muốn nuôi chung 2 cá rồng thì một trong 2 con cá rồng phải là giống Ngân Long, đồng thời nuôi thả chung với một số loài cá khác nữa để tạo nên một bể cá cộng đồng.

Cá rồng là loài cá cảnh không chỉ mang lại nhiều tài lộc gia chủ mà còn giúp xua đuổi những điều không may mắn, không tốt. giá cá rồng rất cao và tất nhiên, việc nuôi cá rồng cũng không hề đơn giản nếu như không hiểu rõ về đặc tính, kỹ thuật nuôi thì cá dễ bị ốm yếu, chết.

Trong bài viết này, maydochuyendung.com sẽ đưa chia sẻ đến bạn kinh nghiệm, cách nuôi cá rồng nhanh lớn và lên màu đẹp lung linh.

Cách chọn giống cá rồng

Chọn giống cá rồng là công đoạn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá sau này. Khi chọn giống cá, bạn nên quan tâm đến những yếu tố như: màu sắc, hình dáng, mắt, vảy cá,…

Kinh nghiệm nuôi cá rồng cộng đồng

Chọn giống cá rồng có kích thước to và dài

Thân hình cá: Bạn nên chọn cá có kích thước to và dài bởi những con này có sức khỏe tốt và thừa hưởng gen trội từ bố mẹ. Không nên chọn giống cá rồng quá to, quá nhỏ hoặc dị dạng,…

Tư thế bơi: Khi chọn cá, bạn cũng nên để ý đến tư thế bơi, nhất định phải cân bằng và khi bơi, các vảy cá xòe ra. Để chắc chắn và chính xác, bạn nên quan sát chúng bơi lội trong khoảng 5-10 phút.

Mật độ nuôi cá rồng

Trong cách nuôi cá rồng nhanh lớn, anh em cũng cần quan tâm đến mật độ nuôi cá rồng bởi cá rồng là loài độc tôn lãnh địa và hiếu thắng nên bạn không thể nuôi 2-3 con trong 1 hồ mà chỉ có thể nuôi riêng 1 con/1 hồ hoặc 6-10 con trong hồ thật lớn. Khi sống trong môi trường tập thể, tính hiếu thắng của cá rồng cũng thuân hậu hơn.

Thiết kế hồ nuôi cá rồng

Theo kinh nghiệm nuôi cá rồng của các tay thợ chuyên nghiệp việc thiết kế bể cá rồng sao cho chiều dài, chiều rộng và chiều cao phải phù hợp. Nếu giống cá nhỏ có kích thước khoảng 15cm thì kích thước bể cá cảnh cần có là 120 x 45 x 45cm. Còn nếu 30cm trở lên thì bể 180 x 60 x 45 cm là lý tưởng nhất.

Kinh nghiệm nuôi cá rồng cộng đồng

Bể cá rồng cần có kích thước phù hợp

Không nên đặt bể cá ở những nơi có nhiều người qua lại, bởi sẽ tạo áp lực cho cá và ảnh hưởng đến màu sắc của cá rồng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, cách đặt bể cá cảnh lý tưởng nhất là ở những nơi ít người qua lại, có nhiều ánh sáng mặt trời vào buổi sáng và chiều.

Độ pH của nước nuôi cá rồng

Cách nuôi cá rồng lên màu đẹp phải đặc biệt chú ý đến độ pH trong môi trường nước nuôi cá. Độ pH của nước nuôi cá rồng lý tưởng nhất là từ 6.5 đến 7.5 bởi cá rồng thích nước nhạt và hơi đục. giữ được chỉ số pH này cũng là cách giúp cá rồng lên màu đẹp lung linh.

Để biết được nồng độ pH trong môi trường nước, bạn nên sử dụng máy đo độ pH của nước. Các máy này có giá thành rẻ chỉ khoảng hơn 100.000đ, độ bền và tính chính xác cao.

Nhiệt độ nước nuôi cá rồng

Cũng theo kinh nghiệm nuôi cá rồng của các tay thợ chuyên nghiệp, nhiệt độ nước nuôi cá rồng lý tưởng nhất từ 28 – 32 độ C, trừ trường hợp chữa bệnh thì tăng lên 34 độ C. Khi nhiệt độ thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, nhiệt độ cao giúp loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm cho tế bào mềm xung quanh đầu cá nhăn nhiều hơn.

Kinh nghiệm nuôi cá rồng cộng đồng

Nhiệt độ nước nuôi cá rồng lý tưởng nhất từ 28 đến 32 độ C

Một số máy đo pH được tích hợp cả chức năng đo nhiệt độ của nước, bạn có thể tham khảo: Bút đo pH/Nhiệt độ P-2S giá chỉ khoảng 280.000đ hay như bút đo pH/Nhiệt độ chống nước P-3 giá chỉ khoảng 650.000đ,...

Oxy hòa tan trong hồ cá rồng

Hàm lượng oxy hòa tan trong hồ cá rồng lý tưởng nhất là trên 4,5ppm. Khi hàm lượng oxy thấp sẽ làm cá chậm phát triển và tăng độ mẫn cảm với bệnh, cá rồng dễ bị chết hơn do thiếu oxy. Chính vì vậy, cần kiểm tra oxy hòa tan trong hồ cá rồng bằng máy đo oxy hòa tan cầm tay để điều chỉnh về ngưỡng tiêu chuẩn.

Thay nước hồ cá rồng

Thay nước cho cá rồng khoảng 1-2 lần/tuần và tùy từng theo cỡ cá sẽ có cách thay khác nhau: 30% đối với cá nhỏ và 50% đối với cá lớn. Nếu thay bằng nước mát, bạn có thể pha thêm “nước đen” (Black Water Extract) có tác dụng làm dịu độ pH cũng như tạo môi trường quan thuộc của nước tự nhiên.

Cách thả cá rồng mới mua vào bể

Cách thả cá rồng mới mua vào bể cũng là kĩ năng mà những người mới chơi cần biết. Tha đúng cách để không gây ra những tổn thương cho cá:

Kinh nghiệm nuôi cá rồng cộng đồng

Cách thả cá rồng mới mua vào bể

  • Trước khi thả cá, nên để nước trong hồ, bể cá rồng lắng xuống tối thiểu 48h.
  • Bỏ muối hột 1% so với dung tích nước và tăng máy oxy chạy tối đa. Nếu có nước đen, bạn có thể hòa vào khoảng 20cc.
  • Mở bịch cá, lấy 1 ly nước hồ đổ vào bịch để cá làm quen với môi trường nước.
  • Đổ khoảng ½ nước trong bịch ra hồ, 5 phút sau đổ ly nước trong hồ vào bịch cá cho đến khi đầy bịch
  • 5 phút sau cho cả bịch vào hồ và thả cá ra.
  • Không nên cho cá ăn trong ngày đầu thả cá.

Cho cá rồng ăn bao nhiêu là đủ

Cho cá rồng ăn theo đúng liều lượng cũng là yếu tố quan trọng trong cách nuôi cá rồng lên màu đẹp. Mặc dù 80% màu sắc của cá rồng phụ thuộc vào gen của bố mẹ. Nếu cung cho cá đầy đủ thức ăn bổ dưỡng sẽ kích thích quá trình lên màu của cá. Khi cho cá ăn tôm nhỏ hoặc tép nguyên chất trong bữa ăn chính cũng là cách giúp cá rồng lên màu đỏ đẹp lung linh.

Kinh nghiệm nuôi cá rồng cộng đồng

Tép nguyên chất - 1 trong những thức ăn của cá rồng

Nên mua dế và gián do người nuôi nhằm tránh cá bị ngộ độc bởi thuốc côn trùng. Những loài cá như: xiêm, 3 đuôi, nhái,…hãy chắc chắn rằng chúng được nuôi riêng khoảng 1 tuần trước khi chuyển sang làm mồi cho cá. Nguyên nhân là do những loại cá này có chứa nhiều giun sán độc dễ lây qua cho cá.

Với những loài cá rồng dưới 25cm bạn nên cho ăn 2-3 lần/ngày còn cá lớn hơn cho ăn 1 lần/ngày và chỉ cho ăn khoảng 70% để cá không có cảm giác chán đồ ăn. Không nên để thừa thức ăn trong hồ cá rồng sẽ làm ô nhiễm môi trường nước nuôi cá, dùng vợt với đồ ăn thừa sau mỗi lần cho cá ăn.

Mong rằng với những chia sẻ của maydochuyendung.com về cách nuôi cá rồng nhanh lớn sẽ giúp nhiều anh em có thêm kiến thức về kỹ thuật nuôi cá rồng đỉnh cao, hạn chế rủi ro không mong muốn. Nếu bạn có nhu cầu mua máy kiểm tra nước sạch để kiểm soát chất lượng nước trong hồ cá rồng, bạn có thể liên hệ với Maydochuyendung qua hotline: Hà Nội: 0904810817- 0902148147 và Sài Gòn: 0979244335-086568014.

Maydochuyendung là đại lý chính thức của nhiều thương hiệu nổi tiếng phân phối các sản phẩm máy móc, thiết bị như máy hàn, máy rửa xe, thiết bị cơ khí, dụng cụ đo điện, xe đẩy hàng, thang nhôm, cân điện tử...