Khởi nghĩa mai thúc loan vào năm nào năm 2024

Cách đây 1310 năm, từ vùng đất Nam Đàn, Mai Thúc Loan đã phát động, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu chống lại ách đô hộ tàn bạo của quân xâm lược nhà Đường. Dưới lá cờ tụ nghĩa của Mai Thúc Loan, cuộc khởi nghĩa nhận được sự hưởng ứng, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân đã nhanh chóng mở rộng ra cả vùng châu Thổ sông Hồng, lật đổ chế độ cai trị, áp bức bóc lột của nhà Đường. Người hào kiệt đất Sa Nam trở thành đấng Quân vương, lấy hiệu là Mai Hắc Đế, lập nên kinh đô Vạn An.

Đường Mai Thúc Loan nằm trên địa bàn ba phường Thuận Thành, Thuận Lộc và Phú Hòa, ba phần đường thuộc khu vực Thành Nội, phần còn lại ở phía ngoài cửa Đông Ba, khởi đầu từ đường Đoàn Thị Điểm, chạy qua ngã tư các đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Thánh Tôn, Ngô Đức Kế, Xuân Sáu Tám, Phan Đăng Lưu đến đường Huỳnh Thúc Kháng, dài 853m. Đường lưu thông hai chiều, cấm xe tải xe ca trên 30 chỗ, các loại ôtô khác và xe ba gác cấm qua cửa này vào giờ cao điểm.

2. Lịch sử con đường

Đường được hình thành vào đầu thế kỷ 19, cùng thời với việc xây dựng Kinh thành Huế. Từ 1955 trở về trước, thường gọi là đường Đông Ba [thời Pháp thuộc ở Huế có đường chính [Rue] Đông Ba, lại có cả đường bờ sông [Quai] lấy tên Đông Ba], trước xa nữa có tài liệu ghi là đường Dãy Trại [vì trước đây đường này có dãy nhà trại, làm nơi bố trí lưu trú cho quan viên mới vào Kinh nhận việc]. Sau năm 1956, đặt lại tên mới là đường Mai Thúc Loan cho đến ngày nay.

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Mai Thúc Loan [? - Quý Hợi 723] Người anh hùng dân tộc chống ách đô hộ nhà Đường thế kỷ thứ VIII, quê ở xã Mai Phụ, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Thọ, nay là xã Thạch Bắc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Sau lên ngôi vua vì tướng mạo đen sạm nên đương thời nhân dân xưng tặng là Mai Hắc Đế. Năm Tân Hợi, 713, ông cùng con là Mai Thúc Huy, chiêu mộ dũng sĩ dấy binh khởi nghĩa, đánh đuổi quan quân nhà Đường, tự lập làm vua, đóng đô ở thành Vạn An, núi Vệ, huyện Nam Đàn. Ông là người đầu tiên biết liên kết với Chiêm Thành, Chân Lạp gây thân thế tạo lực lượng đồng minh chống ngoại xâm của dân tộc. Mai Thúc Loan cầm quyền trị nước được khoảng 10 năm thì nhà Đường lại cử đại binh sang chiếm nước ta. Năm Nhâm Tuất, 722, quân Đường với hơn 10 vạn, do tướng Dương Tư Húc cầm đầu tràn xuống đến Nghệ An. Sau nhiều trận đánh khốc liệt, cuối cùng Mai Thúc Loan yếu thế thua trận, nghĩa quân phải rút lên núi Hùng Sơn tiếp tục cuộc chiến đấu. Giữa cuộc chiến cam go, Mai Thúc Loan lại đột ngột bị bệnh rồi mất, vào năm 723, cuộc khởi nghĩa lui vào thất bại. Hiện ở vùng núi Vệ, vẫn còn di tích thành cổ Mai Hắc Đế; đền thờ ông cùng Mai Thúc Huy ở xã Hương Lãm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Các triều đại sau đều có truy phong, triều Nguyễn phối thờ ông ở Miếu Lịch Đợi Đế Vương. Trường THPT bán công Bùi Thị Xuân, Nhà lưu niệm thời niên thiếu Bác Hồ ở Huế, Cây Baobap do kỹ sư Nguyễn Hữu Đính gửi mua giống từ Châu Phi về trồng tại Huế sau 1945, dân gian thường gọi là cây gòn quá cỡ - đây là một loại cây cực kì quí hiếm đối với những quốc gia Châu á, Miếu Âm Hồn, ngôi nhà rường cổ của cụ Phó bảng Trần Đình Bá nằm trên đường này.

Từ ngày 23-25.2.2013 [tức từ 13-15 tháng Giêng Âm lịch] tại Khu lăng mộ vua Mai [xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, Nghệ An], UBND tỉnh Nghệ An sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 1300 năm khởi nghĩa Hoan Châu và Lễ hội đền Vua Mai 2013. Nhân dịp này, xin giới thiệu bài viết dưới đây của các tác giả Trần Văn Thức và Lê Đức Hoàng [Trường ĐH Vinh] về cuộc khởi nghĩa Hoan Châu chống ách đô hộ phong kiến phương Bắc đầu thế kỷ VIII gắn liền với công lao hiển hách của Anh hùng dân tộc Mai Thúc Loan.

1. Khởi nghĩa Hoan Châu chống ách đô hộ phong kiến phương Bắc đầu thế kỷ VIII gắn liền với công lao hiển hách của Anh hùng dân tộc Mai Thúc Loan. Mai Thúc Loan quê gốc ở Mai Phụ, Thiên Lộc xưa [nay là Mai Lâm, Mai Phụ, Lộc Hà, Hà Tĩnh], nhưng sinh ra, lớn lên và dấy nghiệp ở Ngọc Trừng, Nam Đường [nay là Nam Thái, Nam Đàn, Nghệ An]. Thân phụ của Mai Thúc Loan là Mai Sinh và thân mẫu là Vương Thị, đều là những người hiền đức. Mai Thúc Loan lên 10 tuổi thì phụ mẫu đều lần lượt qua đời, nên được Đinh Thế - một người bạn của Mai Sinh nhận làm con nuôi. Theo Việt điện u linh, Mai Thúc Loan là một nam nhi khỏe mạnh, “có chí lớn, đầu hổ, mắt rồng, tay vượn, dũng cảm, đa tài”. Đinh Thế cảm mến bèn gả con gái là Ngọc Tô cho Mai Thúc Loan. Nhờ người vợ hiền thục, hiếu thảo, vừa thông minh, chịu khó việc nhà lại tài giỏi việc canh tác, nên “gia sản ngày một nhiều, môn hạ ngày càng đông”.

Chứng kiến cảnh nhân dân lầm than dưới ách thống trị ngoại bang, khát vọng giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc ở Mai Thúc Loan ngày càng rực cháy để rồi thổi bùng ngọn lửa Hoan Châu chấn động nhà Đường, vang dội đất An Nam lúc bấy giờ. Trước khi lên đường tìm bạn tâm giao chuẩn bị sự nghiệp lớn, Mai Thúc Loan nói với vợ [Ngọc Tô] rằng: Kẻ nam nhi sinh không hợp thời, gặp nhiều vận bĩ. Ngày tháng trôi qua nhanh như bánh xe, thật đáng tiếc. Nay ta vốn có chí khí bình định thiên hạ, đi khắp trong ngoài để giao kết với hào kiệt bốn phương cùng lập sự nghiệp. Nàng ở nhà nuôi dạy các con, chăm lo việc nông trang, tích trữ lương thảo để chờ lúc lâm thời dùng đến.

Từ 1300 năm trước, trong bối cảnh các phương tiện giao thông liên lạc chưa phát triển, ấy vậy mà Mai Thúc Loan đã biết tận dụng mối liên kết với các nước trong khu vực tạo nên sức mạnh tổng hợp chống lại kẻ thù chung. Hiện nay, một số thế lực bên ngoài đang cố tình chia rẽ nội bộ cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện lợi ích của họ. Để đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, tạo hoà bình ổn định khu vực, chúng ta càng phải thắt chặt với các nước có chung lợi ích để tạo nên sức mạnh tập thể.

Qua quá trình chuẩn bị lực lượng, vào năm 713 từ đất Hoan Châu, Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa và nhanh chóng giành thắng lợi. Trên cơ sở đó, Mai Thúc Loan thiết lập vương triều, xưng Mai Hắc Đế, xây dựng bộ máy chính quyền tự chủ, tiếp tục chiêu tập binh sĩ nhằm mở rộng phạm vi khởi nghĩa. Theo Việt điện u linh của Lí Tế Xuyên thì Mai Hắc Đế còn ra chỉ dụ cho Tiết Công và Hoắc Đan sang chiêu dụ Chân Lạp, Lâm Ấp và đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của hai nước này. Vua Lâm Ấp lúc đó là Phạm Hồ Dĩnh sai tướng Chư Hương An đem sang 10 vạn quân, còn vua Chân Lạp là Hề A Khiêm cũng sai tướng Tham Ninh Na đem 10 vạn quân sang giúp Mai Hắc Đế. Khi chiêu tập đông đảo binh sĩ, xây dựng thêm căn cứ và ổn định tình hình ở Hoan Châu, Mai Hắc Đế tiến quân ra Bắc, tấn công phủ thành Tống Bình [thuộc Hà Nội nay], làm cho quan quân nhà Đường ở đây phải tháo chạy về nước. Nhưng đến năm 722, khi nhà Đường dẹp xong các thế lực nổi loạn ở trong nước, chúng có điều kiện tập trung lực lượng, điều quân tràn sang trấn áp khốc liệt. Khởi nghĩa Hoan Châu bị đàn áp, vương triều họ Mai theo đó cũng kết thúc.

Có thể nói, trong 10 năm [713 - 722], cuộc khởi nghĩa từ Hoan Châu dần mở rộng phạm vi và phát triển về lực lượng, không chỉ lôi cuốn nhân dân trong vùng mà còn liên kết với nhiều địa phương khác tham gia. Như Tân Đường thư [quyển 207, truyện Dương Tư Húc] của tác giả Âu Dương Tu và Tống Kỳ [Trung Quốc] chép thì Mai Hắc Đế tập hợp được dân chúng ở 32 châu, số lượng lên tới 40 vạn người. Kết quả là nhân dân ta giành được độc lập. Đất Hoan Châu xuất hiện vương triều tự chủ của người Việt với thành Vạn An [thuộc Nam Đàn nay] được xem là quốc đô.

Sắc phong ngày 21 tháng 8 niên hiệu Gia Long năm thứ 9 [1810] tại Đền Vua Mai [thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn]

Lăng Mai Hắc Đế [xã Vân Diên, huyện Nam Đàn]

Đền Mai Hắc Đế [thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ngày nay]

Đền Mai Hắc Đế xưa kia

2. Cuộc khởi nghĩa Hoan Châu là bằng chứng lịch sử hùng hồn, thể hiện sức đề kháng mạnh mẽ, khẳng định khát vọng độc lập tự chủ của dân tộc ta trước sự xâm lược, thống trị ngoại bang, có tác dụng cổ vũ và tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc để đi đến giành lại độc lập tự chủ hoàn toàn đầu thế kỷ X.

Xuất phát từ sự thống trị, áp bức tàn bạo của nhà Đường [Trung Quốc] đã làm bùng nổ khởi nghĩa Hoan Châu, lúc đầu giành được thắng lợi nhưng kết cục lại bị đàn áp, vương triều họ Mai sụp đổ. Lí giải về sự thành bại của nó, một số nhà khoa học cho rằng, chính cuộc khởi nghĩa Hoan Châu đã tận dụng được thời cơ vương triều Đường đang trong giai đoạn rối loạn, phải tập trung giải quyết những tranh chấp nội bộ nên chưa có điều kiện tập trung lực lượng đủ mạnh để trấn áp những cuộc khởi nghĩa ở vùng đất phương Nam xa xôi. Đồng thời, Mai Thúc Loan có tài năng đức độ, có tinh thần yêu nước, có tầm hiểu biết và có mối quan hệ khá rộng, nên khi phất cờ khởi nghĩa thì nhận được ủng hộ nhiệt tình của nhân dân... Tuy vậy, khi nhà Đường đã giải quyết ổn thoả tình hình nội bộ, tập trung lực lượng tấn công sang An Nam thì thành quả khởi nghĩa Hoan Châu lại bị đàn áp sau gần 10 năm tồn tại. Sự thất bại này liên quan đến việc chính quyền của Mai Hắc Đế còn non trẻ với thời gian tồn tại tuy kéo dài gần 10 năm nhưng hầu như đều phải tập trung vào việc bổ sung lực lượng, xây dựng căn cứ để tiếp tục mở rộng phạm vi khởi nghĩa, nhằm giành độc lập tự chủ trên lãnh thổ cả nước. Cho nên việc củng cố, hoàn thiện cơ cấu chính quyền chưa được quan tâm nhiều. Ngoài ra, Mai Hắc Đế xây dựng hệ thống phòng ngự tại Hoan Châu quá xa Tống Bình nên sự hỗ trợ tác chiến một khi có chiến sự xảy ra không thể kịp thời...

Mười ba thế kỷ đã trôi qua, công lao của Mai Thúc Loan cùng chiến tích khởi nghĩa Hoan Châu vẫn còn đó, luôn là di sản quý báu để chúng ta tự hào. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ về khởi nghĩa Hoan Châu cũng như sự nghiệp của Mai Thúc Loan là việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong giai đoạn lịch sử hiện nay - khi mà tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng và xâm phạm đến chủ quyền biên giới lãnh thổ của một số quốc gia. Vì từ 1300 năm trước, trong bối cảnh các phương tiện giao thông liên lạc chưa phát triển, ấy vậy mà Mai Thúc Loan đã biết tận dụng mối liên kết với các nước trong khu vực tạo nên sức mạnh tổng hợp chống lại kẻ thù chung. Hiện nay, một số thế lực bên ngoài đang cố tình chia rẽ nội bộ cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện lợi ích của họ, trong đó có vấn đề sông Mê Kông và vấn đề Biển Đông. Để đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, tạo hoà bình ổn định khu vực, chúng ta càng phải thắt chặt với các nước có chung lợi ích để tạo nên sức mạnh tập thể.

3. Không chỉ riêng Mai Thúc Loan mà cả gia đình của ông đều một lòng vì nước. Dựa vào các tài liệu, chúng ta biết vợ đầu của Mai Thúc Loan là Ngọc Tô, vợ thứ là Phạm Thị Uyển, bốn người con là Mai Thị Cầu, Mai Bảo Sơn, Mai Kỳ Sơn và Mai Thúc Huy. Dù trực tiếp hay gián tiếp, họ đều có đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chống giặc ngoại xâm ở các mặt trận, bảo vệ độc lập tự chủ. Riêng bà Phạm Thị Uyển còn cùng với hoàng tử Mai Bảo Sơn chỉ đạo nghĩa quân trực tiếp chiến đấu với quân của Dương Tư Húc trên sông Tô Lịch.

Ngày nay, không chỉ trên quê hương xứ Nghệ mà còn có nhiều địa phương khác đang lưu lại các di tích lịch sử - văn hoá liên quan đến Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Hoan Châu. Tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh có Nhà thờ họ Mai và Đền thờ vua Mai ở xã Mai Phụ. Ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An có Đền vua Mai tại thị trấn Nam Đàn, Đền và Lăng mộ vua Mai ở xã Vân Diên, Khu mộ thân mẫu vua Mai trên núi Dẻ ở xã Nam Thái, Đền Nậm Sơn Thượng tướng và Miếu thờ Mai Thiếu Đế [Mai Thúc Huy] trên núi Đụn ở xã Vân Diên, Đình Khả Lãm ở xã Nam Thượng, di tích Thành Vạn An thuộc làng Vạn An, xã Vân Diên... Ở Hà Nội có cụm di tích Đền Dục Anh và Đình Trong thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy. Ở Hải Phòng có cụm di tích đền Điều Yêu ở xã Quốc Tuấn, huyện An Dương...

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan là sự tiếp nối truyền thống chống ngoại xâm, giành độc lập tự chủ của dân tộc ta trong thời kỳ Bắc thuộc. Hàng nghìn năm qua, truyền thống đó đã trở thành sức mạnh to lớn, không ngừng được các thế hệ người dân xứ Nghệ và toàn thể dân tộc ta kế thừa và phát huy trong công cuộc đấu tranh bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Để tôn vinh tinh thần của hào khí Hoan Châu và công lao của người anh hùng Mai Hắc Đế, từ bao đời nay, cứ mỗi dịp xuân về nhân dân huyện Nam Đàn và tỉnh Nghệ An lại tưng bừng mở hội Đền Vua Mai. Hoạt động này vừa là nghĩa cử cao đẹp của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa là bài học giáo dục truyền thống sinh động và thiết thực đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân địa phương.

Chủ Đề