Khi tỷ giá hối đoái giảm xuống các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước có lợi hay bất lợi

BNEWS Trong những ngày qua, thị trường ngoại hối đã có đợt biến động mạnh khi tỷ giá trung tâm và tỷ giá USD tại các ngân hàng đồng loạt tăng mạnh và giữ ở mức cao so với thời điểm đầu năm.

Tuy nhiên, qua ghi nhận tại một số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, việc biến động tỷ giá này chưa ảnh hưởng ngay đến doanh nghiệp nhưng sẽ có tác động nếu tiếp tục kéo dài.

Nhìn chung, khi tỷ giá USD tăng sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu và bất lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa khi thanh toán bằng đồng USD.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Tổng Giám đốc điều hành Công ty thương mại Hà Nội Hapro cho hay, hiện nay Hapro đang xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang các thị trường truyền thống như Nga, Belarus và các nước Trung Đông.

Đồng thời, tìm kiếm các cơ hội thương mại tại các khu vực thị trường mới như châu Phi, Mỹ La Tinh, Tây Nam Á...

Các mặt hàng trọng tâm cho xuất khẩu của Tổng công ty là hạt tiêu, hạt điều, gạo, thủ công mỹ nghệ.

Việc tăng tỷ giá này có lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu vì doanh nghiệp thu về tiền USD và thu mua hàng nông sản trong nước để chế biến, xuất khẩu lại mua bằng VND.

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng để tiêu thụ trong nước tại các hệ thống siêu thị sẽ không có lợi.

Với Hapro, các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa đã được ký kết ngay từ đầu năm nên doanh nghiệp không bị ảnh hưởng trong đợt biến động tỷ giá này.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động nguồn hàng trong nước nên lượng hàng nhập khẩu về cũng không nhiều và không sử dụng tiền USD.

Còn ông Vũ Huy Ðông, Giám đốc Công ty cổ phần Dệt sợi Damsan bày tỏ, so với đầu năm, tỷ giá hiện tăng 0,92% nhưng biến động này tác động không đáng kể đối với doanh nghiệp vì vẫn ở ngưỡng cho phép [chưa đến 1%].

Giá trị đồng tiền Việt Nam hiện nay tương đối ổn định và như vậy, kinh tế vĩ mô càng ổn định góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Đối với ngành dệt may, da giày... mặc dù có kim ngạch lớn nhưng thực ra cũng chỉ gia công.

Còn với ngành sợi, dệt và nhuộm là ngành sản xuất nhưng nguyên liệu đầu vào vẫn phải nhập khẩu, do đó, việc tăng tỷ giá có thể sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhưng không lớn.

Theo ông Lê Đăng Minh, đại diện Công ty Gạch men Hoàng Gia, các ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng tỷ giá không nằm ngoài dự đoán, nhất là sau diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.

Mặc dù, doanh nghiệp cũng tham gia xuất khẩu nhiều loại gạch men sang một số nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng tỷ trọng không nhiều.

Thị trường tiêu thụ chính của doanh nghiệp hiện nay vẫn là phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước.

Nhưng sắp tới, việc tăng tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến thanh quyết toán các hợp đồng xuất khẩu, nhất là vào cuối năm.

Một số hợp đồng thanh toán của đối tác nước ngoài trả bằng USD quy đổi sang VND thì doanh nghiệp được lợi.

Song, nếu như doanh nghiệp phải vay ngoại tệ từ ngân hàng thương mại để thanh toán các hợp đồng đầu tư, tư vấn hoặc thuê chuyên gia nước ngoài thì lại phải chịu thiệt nhiều hơn.

Dù vậy, ông Lê Đăng Minh cũng đánh giá cao việc Ngân hàng Nhà nước đã có giải pháp kiểm soát tốt và giữ tỷ giá trong biên độ ổn định cho phép, không gây tác động quá lớn tới doanh nghiệp.

Bên cạnh thuận lợi với những doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, nông sản, việc nâng biên độ tỷ giá cũng sẽ ảnh hưởng đến ngành thép và xây dựng.

Bà Lê Kim Cương, Giám đốc, Công ty cổ phần XDB Việt Nam cho biết, việc các ngân hàng thương mại tăng tỷ giá trong thời gian gần đây chắc chắn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Bởi, công ty cần nhập khẩu từ nước ngoài các nguyên liệu như sắt, thép và các phụ kiện lắp ghép phục vụ công trình xây dựng.

Các đơn hàng nhập khẩu trong hai tuần qua liên tục phải điều chỉnh về giá khiến cho việc ký kết hợp đồng bị chậm.

Vì thế, ảnh hưởng tới tiến độ một số công trình mà doanh nghiệp đang nhận thầu.

Theo bà Lê Kim Cương, tuy rằng tỷ giá ngân hàng chênh lệch không lớn, nhưng độ chênh kéo dài nên với các hợp đồng có giá trị kinh tế cao thì thiệt hại cho doanh nghiệp cũng không nhỏ.

Quan trọng hơn nữa là đôi khi dẫn tới bất đồng quan điểm giữa các bên đối tác hoặc khó thống nhất về chất lượng và giá bán sản phẩm.

“Theo tôi, có lẽ cần một giải pháp gì đó, để giữ ổn định tỷ giá ngoại tệ. Đành rằng, đây là yếu tố khách quan. Song với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa như chúng tôi thì đây thật là việc khó khăn.” – bà Lê Kim Cương nói.

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp trong nước vẫn đang phải nhập thép và nguyên liệu thép từ nước ngoài, nên tỷ giá tăng, ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng nhưng không nhiều.

Bởi lẽ lượng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt sang thị trường có thanh toán bằng USD là không lớn như thị trường Mỹ.

Vấn đề của Việt Nam là thép nhập khẩu từ Trung Quốc có giá rẻ. Cả hai yếu tố này sẽ khiến thép trong nước càng khó cạnh trạnh.

Nhưng, tác động cụ thể ra sao thì cũng còn tùy vào từng doanh nghiệp, tùy theo hợp đồng và thời gian ký kết mà tỷ giá có tác động tới đơn vị đó.

Nếu là hợp đồng ký thời gian trước thì giá cả được thỏa thuận giữ nguyên.

Còn nếu trong thời gian tới, đồng USD tiếp tục tăng quá cao, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc nhập khẩu hàng của doanh nghiệp do giá đầu vào tăng cao thì giá bán ra sẽ tăng theo.

Để ứng phó thì doanh nghiệp vẫn cần nâng cao chất lượng sản phẩm, công nghệ sản xuất để có giá thành hợp lý, nâng cao uy tíǹ cạnh tranh trong nước và cả nước ngoài.

Nếu làm được như vậy thì trước mọi biến động, doanh nghiệp vẫn phát triển. ông Sưa nhấn mạnh.

Còn ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ cũng chưa đáng lo ngại vì thị phần xuất khẩu gỗ luôn phát triển và xuất siêu và việc tỷ giá biến động tăng sẽ có lợi cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm gỗ, mức biến động tăng lại không có lợi nhiều đối với doanh nghiệp do lợi nhuận sẽ thấp.

Bởi, khi tỷ giá tăng thì giá đầu vào cũng thay đổi dẫn đến giá thành sản xuất sẽ tăng lên, trong khi giá bán không tăng./.

Tỷ giá hối đoái cho biết tỷ lệ trao đổi giữa hai loại tiền tệ. Cụ thể, đây là hai đồng tiền đại diện cho hai quốc gia. Tỷ giá hối đoái Nói chung ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Vậy khi tỷ giá hối đoái tăng thì xuất khẩu tăng hay giảm?

Tỷ giá hối đoái cho biết mức tỷ lệ trao đổi của hai loại tiền tệ hệ đại diện cho hai quốc gia

Muốn biết tỷ giá hối đoái tăng thì xuất khẩu tăng hay giảm, trước tiên bạn cần hiểu rõ về định nghĩa tỷ giá hối đoái là gì. Có như vậy, bạn mới có cơ sở để phân tích sự biến động của tỷ giá này tác động như thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Tỷ giá hối đoái cho biết mức tỷ lệ trao đổi của hai loại tiền tệ hệ đại diện cho hai quốc gia. Nói cách khác giá của một loại tiền tệ nước này được tính theo tiền tệ nước khác. Hiểu cho đơn giản đơn, đến mua một đơn vị tiền tệ của nước này thì bạn phải dùng đến bao nhiêu đơn vị tiền tệ của nước kia, gọi đó chính là tỷ giá hối đoái.

Chẳng hạn tỷ giá hối đoái USD / VND hiện giờ là 22.755. Trong trường hợp này bạn có thể hiểu rằng 1 USD có thể đổi lấy 22.755 VND.

Tại Hoa Kỳ và vương quốc Anh, định nghĩa về tỷ giá hối đoái lại hoàn toàn ngược lại. Theo đó, tỷ giá hối đoái được hiểu là số lượng đơn vị ngoại tệ cần phải bỏ để có thể mua về một đồng USD hoặc GBP [đồng bảng Anh].

Từ năm 1997, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã đưa ra định nghĩa cụ thể về tỷ giá hối đoái. Cụ thể, tỷ giá hối đoái cho biết giá trị đồng VND so với giá trị của đồng ngoại tệ. Ngân hàng nhà nước có quyền tham gia vào việc điều chỉnh và công bố tỷ giá hối đoái.

Trước tiên bạn cần hiểu rằng hoạt động ngoại thương diễn ra trong một quốc gia luôn bao gồm hoạt động xuất và nhập khẩu. Tác động của tỷ giá hối đoái nói chung được đánh giá dựa trên biến động về tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Tỷ giá thả nổi tăng thì xuất khẩu tăng hay giảm?

Trong trường hợp tỷ giá đồng nội tệ tăng lên cho biết lượng ngoại tệ có được từ hoạt động xuất khẩu đang có xu hướng giảm xuống nhanh. Khi đó, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu có xu hướng giảm theo. Tỷ giá và lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu thường tỷ lệ nghịch với nhau. Có nghĩa khi chỉ giá tăng liên tiếp trong thời gian dài, lợi nhuận lại từ hoạt động xuất khẩu lại giảm dần. Điều này đồng nghĩa hàng xuất khẩu đang gặp khó, kim ngạch xuất khẩu có khả năng sẽ bị sụt giảm trầm trọng.

Ngược lại khi tỷ giá đồng nội tệ giảm, số lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu lại tăng lên. Lúc này, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng theo. Ngành xuất khẩu gần như đang khá tươi sáng. Thế nhưng điều kiện kèm theo đó phải là chi phí theo đầu vào xuất khẩu không được tăng lên quá nhiều.

Vậy tỷ giá hối đoái tăng thì xuất khẩu tăng hay giảm? Theo phân tích trên tỷ giá thả nổi tăng không hoàn toàn tốt cho xuất khẩu. Bởi khi tỷ giá tăng có nghĩa đồng nội tệ đang mất giá so với đồng ngoại tệ. Một doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để phục vụ sản xuất nhưng lượng ngoại tệ thu về lại giảm.

Sau khi đã phần nào hiểu tỷ giá thả nổi tăng thì xuất khẩu tăng hay giảm, bạn nên tìm hiểu qua về cách phân loại tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái được phân chia theo nhiều khía cạnh

Dựa theo đối tượng xác định tỷ giá, người ta đã phân loại tỷ giá hối đoái thành hai loại cơ bản.

  • Tỷ giá chính thức: Đây là loại tỷ giá xác định bởi ngân hàng trung ương từng quốc gia. Quá trình xác định cần dựa vào hệ thống ngân hàng thương mại và nhiều tổ chức tín dụng tham gia vào ấn định cụ thể tỷ giá giao dịch ngoại tệ trên thị trường giao ngay, hoán đổi hoặc có kỳ hạn.
  • Tỷ giá thị trường: Là loại tỷ giá xác định dựa trên cung cầu thực tế của thị trường thế giới toàn cầu.

Nếu xét trên kỳ hạn thanh toán, chúng ta có tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn

  • Tỷ giá giao ngay: Được xác định bởi các tổ chức tín dụng làm nhiệm vụ niêm yết giá giao dịch. Bên cạnh đó, loại tỷ giá hối đoái này còn có thể xác định dựa theo theo thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch nhưng phải tuân theo biên độ quy định bởi ngân hàng nhà nước. Quá trình thanh toán chỉ thực hiện trong thời gian hai ngày tính từ thời điểm làm việc tiếp theo hoặc sau khi đã chính thức cam kết mua bán .
  • Tỷ giá giao dịch có kỳ hạn: Loại tỷ giá này được xác định bởi các tổ chức tín dụng tham gia giao dịch. Thế nhưng phải tuân theo biên độ dao động ảnh của ngân hàng nhà nước theo đúng tỷ giá hiện hành.

Căn cứ theo giá trị của từng tỷ giá, tỷ giá tiếp tục phân loại thành 2 nhóm.

  • Tỷ giá theo danh nghĩa: Đây là dạng tỷ giá đại diện cho một loại tiền tệ cho biết giá trị ở thời điểm hiện tại. Có nghĩa người ta không tính toán đến bất kỳ yếu tố ảnh hưởng nào từ sự lạm phát.
  • Tỷ giá thực: Tỷ giá hối đoái có tính toán đến ảnh hưởng của lạm phát. Cùng với đó đó là tức mua vào chùa vượt gặp tiền tệ. Nó phản ánh giá hàng hóa có khả năng tác động đến giá bán ra tại chính thị trường nước ngoài ngoài và cả hàng hóa tiêu thụ trong nước. Trong phân tích tài chính, tỷ giá thực cho biết khả năng cạnh tranh tranh trên thị trường quốc tế của một quốc gia nào đó.

Cách thức chuyển ngoại hối cũng là một phần căn cứ để người ta phân loại tỷ giá hối đoái.

  • Tỷ giá điện hối: Do bên ngân hàng niêm yết, là dạng tỷ giá chuyển ngoại hối bằng đường điện. Nó là cơ sở để các tổ chức tài chính tính toán những tỷ giá khác.
  • Tỷ đồng thư hối: Cho biết tỷ giá chuyển ngoại hối bằng đường thư. Loại tỷ giá này thấp hơn so tỷ giá điện hối.

Thực tế, tỷ giá mua luôn thấp hơn so với tỷ giá bán. Mức chênh lệch này chính là phần lợi nhuận mà bên kinh doanh ngoại hối thu được.

Tỷ giá hối đoái song phương và tỷ giá hối đoái hiệu dụng cũng là một 2 tỷ giá khá quan trọng bạn cần quan tâm.

  • Tỷ giá hối đoái song phương: Đây là tỷ giá của loại tiền tệ này so với loại tiền tệ khác chưa tính toán đến yếu tố lạm phát giữa hai quốc gia. Trong trường hợp NEER lớn hơn 1, một đồng tiền lãi được xem là mất giá so với những loại tiền tệ còn lại. Trường hợp NEER nhỏ hơn 1, một đồng tiền sẽ được xem là có giá hơn các loại tiền tệ còn lại.
  • Tỷ giá thả nổi hiệu dụng: Nói cho chính xác thì đây là một loại chỉ số thì đúng hơn tỷ giá. Bởi nó cho biết chỉ số trung bình của một loại tiền tệ so với những loại tiền tệ còn lại.

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề tỷ giá thả nổi tăng thì xuất khẩu tăng hay giảm, bạn còn phải chú ý đến chế độ tỷ giá.

Với chế độ tỷ giá thả nổi giá trị của một loại tiền có thể biến động. Loại loại tiền tệ ứng dụng cơ chế thả sẽ được gọi là tiền tệ thả nổi.

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi luôn lý tưởng nếu so với tỷ giá cố định

Phần lớn giới phân tích kinh tế đều nhận định rằng với hầu hết các tình huống, chế độ tỷ giá thả nổi luôn lý tưởng nếu so với tỷ giá cố định. Bởi nhờ có sự biến động theo thị trường, các bên tham gia giao dịch có thể phần nào bớt cú sốc trước biến động tỷ giá. Mặt khác, loại tỷ giá này sẽ không làm biến dạng hoạt động chung của nền kinh tế.

Chế độ tỷ giá cố định mô tả giá trị của một loại tiền tệ gắn liền với giá trị của một loại tiền khác. Hoặc cũng có thể là một tổ tiền tệ hãy những loại tài sản khác, ví dụ như vàng.

Trong quá trình đối chiếu tham khảo mức tăng giảm, giá trị của đồng tiền theo dõi thường leo vào loại tiền tệ hoặc tài sản mà đồng tiền đó được gắn giá trị. Chế độ tỷ giá cố định hoàn toàn ngược lại so với với chế độ tỷ giá thả nổi.

Chế độ tỷ giá này đã có điều tiết nhằm cân bằng giữa tỷ giá thả nổi và cố định. Xét trên lý thuyết, tỷ giá thả nổi luôn lý tưởng hơn so với tỷ giá cố định. Tuy nhiên trong tình hình thực tế, hiếm có đồng tiền nào 100%.

Chế độ tỷ giá đã điều tiết đã có điều tiết nhằm cân bằng giữa tỷ giá thả nổi và cố định

Mặt khác, mặc dù chế độ tỷ giá ổn định tạo ra tính bình ổn nhưng để có thể duy trì sự ổn định này đòi hỏi phải cách thật nhiều biện pháp. Đó thực sự là một quá trình khó khăn và hao tiền tốn của. Quan trọng hơn cơ chế điều tiết thái quá còn khiến đồng tiền trở lên mất giá trị.

Chính bởi vậy, rất ít đồng tiền nào hoàn toàn thường áp dụng cơ chế hối đoái cố định. Thay vào đó người ta sẽ sử dụng cơ chế thả nổi nhưng kết hợp với biện pháp can thiệp điều chỉnh tỷ giá, cốt yếu để tỷ giá không hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường.

Từ phần phân tích tỷ giá hối đoái tăng thì xuất khẩu tăng hay giảm, bạn đã biết rằng tỷ lệ tiền tệ phụ thuộc vào cung cầu thị trường. Việc xác định tỷ giá hối đoái cực kỳ cần thiết trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Nó được xem như cơ sở quan trọng xác định chiến lược sản xuất, kinh doanh.

Tỷ giá hối đoái xác định trên cơ sở ngang giá vàng hoặc sức mua

Hiện nay để xác định tỷ giá hối đoái, người ta có thể sử dụng hai phương pháp chính dựa vào giá vàng và sức mua.

Nhà phân tích cần so sánh số lượng vàng giữa 2 loại tiền tệ với nhau. Chẳng hạn lượng vàng tương đương với một đồng GBP tương ứng 2.1328 gam và một USD tương ứng 0.7366 gam vàng. Như vậy, tỷ giá hối đoái của GBP / USD sẽ là 1 GBP = 2.8954 USD.

Đây là Phương tỷ giá hối đoái dựa trên quá trình so sánh sức mua của hai loại tiền tệ. Chúng được sử dụng để so sánh với giá sản phẩm dịch vụ. Từ đó phục vụ triển khai kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu.

Chẳng hạn: Công ty A mua 10 USD, 15 AUD dựa trên sức mua. Như vậy, tỷ giá hối đoái giữa USD và AUD là 1 USD = 1.5 AUD.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Ví dụ như tỷ lệ lạm phát, lãi suất, hoạt động thương mại. Trong đó, yếu tố hoạt động thương mại chúng tôi đã phần phân tích trong mục tỷ giá hối đoái tăng thì xuất khẩu tăng hay giảm.

Tỷ lệ lạm phát trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu và tác động đến lưu thông ngoại tệ. Từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái.

Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng lớn đến tỷ giá hối đoái

Trong trường hợp tỷ lệ lạm phát của một quốc gia thấp hơn các quốc gia khác có nghĩa tỷ hối đoái đang giảm. Như vậy, đồng nội tệ đang mạnh lên.

Khi thực hiện đầu tư chứng khoán tại thị trường nước ngoài, lãi suất là yếu tố tác động trực tiếp đến tỷ giá đến tỷ giá hối đoái.

Lãi suất cơ bản của mỗi quốc gia tác động lớn đến tỷ giá hối đoái

Giả dụ: Lãi suất cơ bản tại thị trường Việt Nam thấp hơn so với Lào. Lúc này, nhà đầu Việt sẽ lựa chọn rót vốn vào một số ngành nghề tại Lào. Bởi lãi suất của nước này đang cao hơn Việt Nam giúp nhà đầu tư Việt thu được lợi gì lớn hơn. Điều tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái của 2 quốc gia. Vì khi đó nhu cầu về đồng tiền của Lào đã tăng lên, trong khi đó nhu cầu về đồng VND lại giảm xuống.

Tỷ giá hối đoái của bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi thu nhập trung bình của từng quốc gia.

  • Ảnh hưởng trực tiếp: Khi thu nhập của mỗi quốc gia tăng, người dân nước đó lại có xu hướng sử dụng hàng nhập khẩu nhiều hơn. Lúc này, nhu cầu sở hữu và sử dụng ngoại tệ cũng tăng. Ngược lại khi thu nhập quốc gia giảm, nhu cầu về đồng ngoại tệ cũng giảm khiến tỷ giá hối đoái giảm theo.
  • Ảnh hưởng gián tiếp: Khi thu nhập càng cao thì nhu cầu chi tiêu trong nước của người dân lại càng tăng. Nó làm tăng lạm phát.

Hoạt động thương mại thường bị chi phối bởi 2 yếu tố cơ bản. Bạn có thể tham khảo lại mục tỷ giá hối đoái tăng thì xuất khẩu tăng hay để hiểu hơn.

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi tốc độ tăng giá của các mặt hàng xuất khẩu tăng cao hơn giá mặt hàng nhập khẩu. Có nghĩa hoạt động trao đổi thương mại đang rất sôi động. Nó thúc đẩy đồng nội tệ mạnh lên khiến tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại khi tốc độ nhập khẩu cao hơn tốc độ xuất khẩu có nghĩa đồng nội đang bị mất giá làm tỷ giá hối đoái tăng.
  • Cán cân thanh toán: Khi cán cân thanh toán toàn cầu tăng kéo theo đồng ngoại tệ tăng, còn đồng nội tệ lại giảm khiến tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại nếu cán cân thanh toán nội địa tăng lại cho thấy đồng nội tệ tăng, đồng ngoại tệ giảm. Từ đó thúc đẩy tỷ giá hối đoái giảm.

Như vậy, sau phần chia sẻ trên đây hy vọng bạn có làm rõ thắc mắc tỷ giá hối đoái tăng thì xuất khẩu tăng hay giảm. Khi nhận thấy tỷ giá hàng tăng có nghĩa đồng nội tệ đang bị mất giá so với đồng ngoại tệ, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu có xu hướng giảm.

Video liên quan

Chủ Đề