Khi nào doanh nghiệp trả tiền đào tạo nhân viên năm 2024

Khá nhiều doanh nghiệp mong muốn có một nguồn lực nhân sự vững chắc và hoạt động hiệu quả nhất. Vì vậy họ thường xuyên tìm hiểu và triển khai tổ chức các hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, vấn đề về chi phí khiến nhiều doanh nghiệp e ngại. Vì vậy cùng Lạc Việt tìm hiểu chi tiết những thông tin hữu ích về chi phí đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp hiện nay.

1. Chi phí đào tạo nhân viên là gì?

Trong quá trình công tác tại doanh nghiệp, các nhân viên thường được tham gia các khóa đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực. Qua đó, các công ty phải đầu tư một khoản chi phí để đào tạo nhân viên tùy thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực và nhu cầu đảm bảo phục vụ công việc hiệu quả.

Khi nhân viên được phân công tham gia vào hoạt động đào tạo nội bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, hay các kỹ năng nghề, các khoản kinh phí từ doanh nghiệp hoặc do đối tác tài trợ cho nhân viên thì doanh nghiệp nên tiến hành các hợp đồng đào tạo, trong đó liệt kê các khoản chi phí đào tạo chính.

Một khoản chi được tính là chi phí đào tạo khi đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Đầu tiên, các khoản chi dành cho đào tạo phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ về việc chi trả cho việc học tập của người lao động: cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ học tập hoặc các khoản tiền lương, bảo hiểm cho người lao động trao quá trình tham gia đào tạo.

+ Thứ hai, nếu người lao động được cử đi học tập tại nước ngoài thì các chi phí phải bao gồm thêm như: chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đó.

\>>> Xem thêm: Top 5 phần mềm đào tạo trực tuyến Elearning tốt nhất cho doanh nghiệp 2021

2. Chi phí đào tạo nhân viên có phải tính vào thuế thu nhập cá nhân?

Tại điều 2 điều 2 trong thông tư 111/2013/TT – BTC có đề cập về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

+ Thu nhập từ tiền công, tiền lương của người lao động được người sử dụng lao động trả.

+ Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền, ngoài tiền lương hoặc tiền công được doanh nghiệp trả mà người lao động được hưởng dưới mọi hình thức.

+ Đối với các khoản tiền để chi trả hộ tiền đào tạo nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho nhân viên phù hợp với công việc chuyên môn và nghiệp vụ hoặc đào tạo theo kế hoạch của doanh nghiệp sẽ không được tính vào thu nhập của người lao động.

Vì vậy, có thể rẳng định các khoản chi phí đào tạo sẽ không tính vào thuế TNCC của nhân viên.

3. Cách tối ưu hóa chi phí đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp

+Thực hiện các chương trình đào tạo với sự tham gia cùng lúc nhiều nhân viên: tham gia theo nhóm, phòng ban, tổ chức.

+Sử dụng nguồn nội lực hiện có, tận dụng nguồn giảng viên là các nhân viên nòng cốt, có thâm niên trong công ty để đảm nhiệm công tác giảng dạy, giảm chi phí thuê giáo viên bên ngoài.

+ Lưu trữ các sự kiện định kỳ cũng là một cách vừa đào tạo nhân viên hiệu quả lại tăng tính đoàn kết của nội bộ nhân viên trong công ty đó nhé!

+Đào tạo chéo giữa các phòng ban hoặc các nhân viên, giúp người lao động nắm được nhiều vị trí, đa dạng trong vai trò và trách nhiệm của công ty.

+ Sử dụng công cụ giản dạy và tài liệu đào tạo hiệu quả

+ Áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục (Phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến Elearning) để thực hiện công tác đào tạo, tiết giảm tối đa chi phí tổ chức lớp học truyền thống.

+ Các doanh nghiệp có thể tham gia vào các hội nhóm thương mại, đây chính là một trong những cách để tham gia vào các chương trình đào tạo được giảm giá hoặc miễn phí bởi các hội nhóm thương mại này tổ chức.

Trên đây là và cách mà các doanh nghiệp có thể tham khảo triển khai nhằm tối ưu hóa chi phí đào tạo nhân viên tại tổ chức mình. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế tại mỗi doanh nghiệp cần có những kế hoạch triển khai cụ thể khác nhau, đảm bảo hiệu quả nhất.

\>>> Xem thêm: Ưu điểm của đào tạo trực tuyến

Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt với kinh nghiệm 20 năm trong việc triển khai phần mềm cho các doanh nghiệp. Phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến Elearning của Lạc Việt

Hệ thống quản lý đào tạo Elearning của Lạc Việt có đầy đủ các tiện ích như: Tạo bài trắc nghiệm online, Công cụ bài giảng tương tác, tổ chức lớp học ảo, kho học liệu…

Ngoài ra, với hệ thống quản lý thi hỗ trợ phương thức ra đề ngẫu nhiên, thiết lập quy tắc tính điểm tùy biến. Tổ chức thi không giới hạn: thi kết thúc bài, thi cuối khóa … Hệ thống elearning của Lạc Việt đảm bảo chất lượng đào tạo đồng nhất đến từng nhân viên trong thời kỳ kỷ nguyên số.

Trong quá trình làm việc, để nâng cao trình độ, tay nghề, người sử dụng lao động có thể cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Theo như quy định trên thì trong trường hợp người lao động được đào tạo nghề để nâng cao trình độ thì người lao động và người sử dụng lao động phải tiến hành ký hợp đồng đào tạo nghề.

Đáng chú ý là chi phí đào tạo nghề nâng cao trình độ sẽ do người sử dụng lao động chi trả hoặc do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Như vậy, khi doanh nghiệp cử người lao động đi đào tạo nghề thì người lao động sẽ được nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng, chuyên môn nghề và không mất bất kỳ chi phí nào.

Khi nào doanh nghiệp trả tiền đào tạo nhân viên năm 2024

Khi được doanh nghiệp cử đi đào tạo học nghề thì người lao động sẽ có những quyền lợi như thế nào?

Vi phạm hợp đồng đào tạo nghề, người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo?

Người lao động sau khi được đào tạo phải làm việc cho người lao động theo đúng thời gian đã cam kết trong hợp đồng đào tạo. Sau đó, không thiếu trường hợp người lao động tự ý bỏ việc , khiến cho các doanh nghiệp không những bị khủng hoảng về nhân sự mà còn bị thiệt hại do mất kinh phí đào tạo.

Trong trường hợp này người lao động có thể sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề cho người sử dụng lao động.

Do hợp đồng đào tạo nghề là sự thỏa thuận của các bên nên nếu trong hợp đồng đã nêu rõ trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo thì việc trả lại chi phí sẽ thực hiện theo thỏa thuận. Nếu có quy định về miễn trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo thì người lao động thuộc trường hợp đó sẽ không phải trả lại chi phí này.

Nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động không thỏa thuận một cách rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo thì việc hoàn trả chi phí được thực hiện như sau:

Trường hợp 1: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 thì không đặt ra trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

Tuy nhiên, Điều 61 Luật Giáo dục và nghề nghiệp 2014 lại có quy định như sau:

Nghĩa vụ làm việc có thời hạn của người học

1. Người tốt nghiệp các khóa đào tạo theo chế độ cử tuyển, theo các chương trình do Nhà nước đặt hàng, cấp học bổng, chi phí đào tạo hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

2. Người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

Theo đó, người lao động vẫn có trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động nếu không làm việc theo đúng thời gian đã cam kết.

Trường hợp 2: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Do đó, trong trường hợp này, người lao động cũng phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

Có thể thấy, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải có trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo dù đúng luật hay trái luật.

Bởi vậy, để tránh tranh chấp xảy ra sau này, các bên khi ký hợp đồng đào tạo nghề cần thỏa thuận rõ các điều kiện phải hoàn trả chi phí đào tạo và trường hợp được miễn trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động?

Căn cứ vào Điều 60 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.

2. Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, hằng năm người sử dụng lao động phải xây dựng kế hoạch và danh sách kinh phí cho việc đạo tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động.