Khám sức khỏe để kết hôn với người nước ngoài ở đâu

Song hành với quá trình giao lưu và hội nhập thế giới, vấn đề kết hôn với người ngoại quốc cũng dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều người, việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn và giấy khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài vẫn còn khá xa lạ.

1. Vì sao cần khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài?

1.1. Khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài là bắt buộc theo quy định pháp luật

Quy chiếu theo điều 20 thuộc nghị định 126/2014/NĐ-CP về việc hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình, khi cư dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong hồ sơ đăng ký kết hôn bắt buộc phải có giấy khám sức khỏe, xác nhận cả hai không mắc các bệnh về tâm thần hoặc những bệnh không làm chủ được hành vi năng lực của bản thân. Giấy khám phải được cấp bởi những cơ sở y tế có đủ thẩm quyền trong và ngoài nước. Thời gian thực hiện khám sức khỏe không quá 6 tháng kể từ ngày cấp giấy tới ngày đăng ký hồ sơ kết hôn.

Tại Việt Nam, giấy khám sức khỏe là giấy tờ bắt buộc không thể thiếu khi làm thủ tục kết hôn với người ngoại quốc. Tuy nhiên với các quốc gia khác, do đạo luật khác nhau, bạn cần tìm hiểu rõ để chuẩn bị hồ sơ phù hợp và đúng quy định pháp luật.

Khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài là bắt buộc theo quy định của pháp luật [St]

1.2. Khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài – Lợi ích cho cả hiện tại và tương lai

Bên cạnh việc tuân thủ pháp luật, khám sức khỏe trước khi kết hôn mang lại nhiều lợi ích khả quan hơn thế. Thông qua kết quả thăm khám, cặp đôi biết được tình trạng sức khỏe của bản thân hiện tại, thăm dò chức năng hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể, đồng thời phát hiện sớm các triệu chứng bệnh lý như bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm, bệnh di truyền,… từ đó có phương án điều trị kịp thời, giúp bạn trẻ yên tâm bước vào cuộc sống hôn nhân với tâm thế tự tin, vững vàng.

Đặc biệt, trong khoảng thời gian hậu covid-19 hiện nay, Việt Nam đang thiết lập trạng thái bình thường mới, mở cửa dần với các các quốc gia khác, vấn đề sức khỏe lại càng được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh chẩn đoán bệnh tật, bác sĩ thăm khám cũng sẽ đưa ra những lời khuyên, tư vấn thay đổi một số thói quen trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nhằm giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe và phòng ngừa dấu hiệu bệnh..

Và lợi ích không thể bỏ qua là sức khỏe cha mẹ  sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới con cái của họ trong suốt quá trình sinh con. Việc biết được tình trạng sức khỏe giúp vợ chồng có kế hoạch sinh nở, kế hoạch hóa gia đình phù hợp với thời gian, tiền bạc, sức khỏe.

Khám sức khỏe trước khi kết hôn với người nước ngoài đem lại nhiều lợi ích

2. Thực trạng khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam hiện nay

Những năm gần đây, tình trạng người Việt nam, đặc biệt là phụ nữ Việt kết hôn với người nước ngoài ồ ạt đã tạo nên “cơn sốt” lấy chồng ngoại, chủ yếu là Đài Loan và Hàn Quốc. Số trường hợp lên tới hàng chục nghìn người mỗi năm. Tuy vậy, vấn đề khám sức khỏe trước khi kết hôn với người ngoại quốc tại Việt Nam vẫn khá lỏng lẻo và qua loa. Tình trạng mua giấy khám giả, hối lộ bác sĩ, quy trình thăm khám sơ sài diễn ra thường xuyên. Đây được coi là hành vi gian lận y tế, có thể bị phạt hành chính nghiêm trọng hoặc chịu hậu quả nặng nề nếu bị phát hiện. Trường hợp bệnh viện không đủ điều kiện thăm khám, hệ thống máy móc xuống cấp, không đủ khả năng chẩn đoán tình trạng bệnh lý hệ thần kinh, gây ra sự sai lệch trong kết luận –  được coi là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các cặp đôi chưa tìm hiểu kỹ, chuẩn bị thiếu hồ sơ khiến quá trình thăm khám bị gián đoạn, không hoàn thiện, dẫn tới việc “đi cửa sau”. Hồ sơ khám sức khỏe kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm:

  • Giấy xác định tình trạng hôn nhân bản cứng và bản photo
  • Chứng minh nhân dân
  • 04 ảnh kích thước 3cm x 4cm chụp không quá 6 tháng
  • Lệ phí khám

Vì những lý do trên, những bạn trẻ chuẩn bị kết hôn với người nước ngoài cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn cơ sở thăm khám chuẩn cũng như có kiến thức nền tảng và chuẩn bị hồ sơ khám đầy đủ.

Kết hôn với người nước ngoài đã trở thành trào lưu tại Việt Nam

3. Lựa chọn cơ sở khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài có thẩm quyền

Đối với việc khám sức khỏe để kết hôn với người nước ngoài, pháp luật Việt Nam quy định chỉ có những bệnh viện, cơ sở y tế được cấp phép mới đủ thẩm quyền thực hiện thăm khám và cấp giấy chứng nhận. Để hỗ trợ cho người dân tới đúng địa điểm được cấp phép, tại mỗi tỉnh thành phố, Sở Tư Pháp và Sở Y Tế sẽ lưu trữ danh sách những bệnh viện, cơ sở y tế đủ thẩm quyền cấp giấy khám sức khỏe. Khi lựa chọn điểm khám, bạn cũng cần chú ý tới các tiêu chuẩn cơ bản để chọn nơi phù hợp.

Một trong những điều kiện tiên quyết với những cơ sở muốn được cấp phép khám và cấp giấy khám sức khỏe cho người muốn kết hôn có yếu tố nước ngoài là những bệnh viện chuyên khoa tâm thần, hoặc những bệnh viện đáp ứng đủ điều kiện và được Sở Tư Pháp, Sở Y tế cho phép. Trường hợp tỉnh thành không có bệnh viện chuyên khoa tâm thần đạt điều kiện, người dân cần tới bệnh viện đa khoa cấp tỉnh hoặc liên hệ tới Sở Tư Pháp để được hỗ trợ tư vấn về địa điểm khám.

Ngoài tiêu chuẩn thẩm quyền, bạn cũng cần lựa chọn thêm về:

  • Bệnh viện – cơ sở y tế có đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, dày kinh nghiệm khám chữa, tận tâm tư vấn và chẩn đoán
  • Quy trình khám cần đảm bảo khép kín, đầy đủ các danh mục khám theo yêu cầu của Bộ Y tế
  • Chi phí khám được niêm yết rõ ràng
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị tân tiến, giúp kết quả thăm khám có độ chính xác cao
  • Chất lượng phục vụ đảm bảo, có thể hỗ trợ tốt nhất trong việc đặt lịch khám và hướng dẫn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cặp đôi.

Chốt lại, khám sức khỏe tiền kết hôn với người nước ngoài không chỉ là thủ tục bắt buộc theo quy định pháp luật, mà còn là nền tảng đảm bảo cho cuộc sống hôn nhân mới toàn vẹn, hạnh phúc, không bị cản trở bởi bệnh tật. Hy vọng qua bài viết, các cặp đôi có thêm hiểu biết và kinh nghiệm để lựa chọn cho mình nơi khám phù hợp, uy tín, chất lượng.

Đối với thắc mắc của bạn về thủ tục khám sức khỏe để kết hôn với người nước ngoài, căn cứ quy định tại Điều 20 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì:

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a] Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định;

b] Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

c] Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

d] Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

đ] Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú [đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước], Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú [đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau].

2. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:

a] Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó;

b] Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

c] Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì còn phải có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này.

Theo quy định trên đây, cụ thể tại Điểm b, Điểm c Khoản 1, các giấy tờ như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác của cơ quan y tế có thẩm quyền là những giấy tờ phải có trong hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài, bạn đã có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì hoàn toàn có thể làm thủ tục khám sức khỏe tâm thần.

- Về thủ tục, theo quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, trong hồ sơ của hai bên nam, nữ phải có giấy xác nhận của tổ chức y tế chuyên khoa về tâm thần của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên xác nhận hiện tại đương sự không mắc bệnh tâm thần.

Ở Việt Nam, muốn được khám sức khỏe về tâm thần để kết hôn đương sự liên hệ với các bệnh viện chuyên khoa về tâm thần, trường hợp ở các tỉnh, thành nào không có bệnh viện chuyên khoa về tâm thần thì liên hệ với bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, để được khám theo chỉ định của Sở Tư pháp.

Tại TP.HCM, để khám sức khỏe kết hôn đương sự liên hệ với:

+ Bệnh viện tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 766, Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5

+ Bệnh viên Chợ Rẫy

Địa chỉ: 201B, Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5

Tại Hà Nội, để khám sức khỏe kết hôn đương sự liên hệ với:

+ Bệnh viện tâm thần Hà Nội

Địa chỉ: Ngõ 467, Nguyễn Văn Linh, Phường Sài Đồng, Quận Long Biên

+ Bệnh viện tâm thần trung ương I

Địa chỉ: Xã Hòa Bình, huyện Thường Tín

+ Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương

Địa chỉ: CS1: Số 4, Hồng Mai, Phường Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng

Hồ sơ nộp cho bệnh viện bao gồm: Tờ khai đăng ký kết hôn; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Giấy CMND [tất cả đều là bản phô-tô, khi đi khám xuất trình bản chính giấy CMND] và 4 ảnh [3x4] kèm theo Lệ phí. Trong vòng 1 ngày kể từ thời điểm nộp hồ sơ và thực hiện việc khám, bệnh viện sẽ trả kết quả cho người khám.

Thông thường, chứng chỉ chuyên khoa của các bệnh viện này được cấp có giá trị trong hạn 3 tháng và được sử dụng để đăng ký kết hôn trên cả nước.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về thủ tục khám sức khỏe tâm thần để kết hôn với người nước ngoài. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP và Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Chúc bạn sớm hoàn thành hồ sơ thủ tục để có một cuộc hôn nhân ý nghĩa.

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề