Kết chuyển giá vốn công trình trên MISA

STT  Diễn giải  Theo thông tư 133 Theo thông tư 200
 1  Chi phí NVL trực tiếp  Nợ TK 1541  Có TK 152  Nợ TK 621  Có TK 152
 2  Chi phí nhân công trực tiếp  Nợ TK 1542  Có TK 334  Nợ TK 622  Có TK 334
 3  Chi phí phân bổ CCDC  Nợ TK 1547  Có TK 142/242  Nợ TK 6273  Có TK 242
 4  Chi phí khấu hao TSCĐ  Nợ TK 1544  Có TK 214  Nợ TK 6274  Có TK 214
 5  Chi phí sử dụng máy thi công  Nợ TK 1543  Có TK liên quan  Nợ TK 623  Có TK liên quan

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 1541: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 1542: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 1543: Chi phí sử dụng máy thi công

Có TK 1547: Chi phí chung như chi phí phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí lán trại…

2.1.2. Theo thông tư 200.

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp

Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công công trình.

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung.

3. Tính giá thành

– Tính giá thành tổng hợp [Z]

Z = D1+ Tổng chi phí phát sinh trong kỳ -D2

Trong đó:

D1: Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ [dư Nợ TK 154 đầu kỳ] Tổng chi phí phát sinh  = Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung

D2: Chi phí SXKD dở dang cuối  kỳ [dư Nợ TK 154 cuối kỳ].

3.1. Ví dụ về tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây dựng

– Tại Cty X trong năm N có các số liệu sau:

+ Chi phí dở dang đầu kỳ công trình  D1: 20.000.000đ

+ Trong năm tiếp tục bỏ chi phí ra thi công công trình cụ thể

– Chi phí NVL trực tiếp sau khi tập hợp là 150.000.000đ

– Chi phí nhân công  trực tiếp sau khi tập hợp là 70.000.000đ

– Chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp là 50.000.000đ

– Chi phí máy thi công tập hợp được là: 30.000.000đ

Sau giai đoạn 2 công trình nghiệm thu hoàn thành có giá trị là: 224.000.000đ

Chi phí dở dang cuối kỳ D2 được định giá: 96.000.000đ

Yêu cầu: Tính giá thành giai đoạn nghiệm thu công trình

* Đáp án của ví dụ

– Tính giá thành sản phẩm

+ Tổng hợp chi phí = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung + Chi phí sử dụng máy thi công.

= 150.000.000 + 70.000.000 + 50.000.000 + 30.000.000  = 300.000.000đ

+ Giá thành công trình giai đoạn đã nghiệm thu xuất hóa đơn.

Z = D1+ Tổng chi phí phát sinh – D2 = 20.000.000 + 300.000.000 – 96.000.000 = 224.000.000đ

– Theo thông tư 133.

Nợ TK 154: 300.000.000

Có TK 1541: 150.000.000

Có TK 1542: 70.000.000

Có TK 1547: 50.000.000

Có TK 1543: 30.000.000

– Theo thông tư 200.

Nợ TK 154: 300.000.000

Có TK 621: 150.000.000

Có TK 622: 70.000.000

Có TK 627: 50.000.000

Có TK 623: 30.000.000

3.2. Nghiệm thu công trình

– Sau khi tính giá thành giai đoạn hoàn thành công trình giai đoạn 2

Nợ TK 632: Giá thành công trình

Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

– Với ví dụ trên giá trị công trình hoàn thành xuất hóa đơn có giá vốn

Nợ TK  632: 224.000.000

Có TK 154: 224.000.000

Sau một thời gian thi công, có những công trình chỉ xuất hóa đơn một lần sau khi kết thúc công trình đó còn có những công trình có thể nghiệm thu theo từng giai đoạn hoàn thành và xuất hóa đơn theo từng giai đoạn thi công.

4. Xuất hóa đơn cho công trình hoàn thành hoặc hoàn thành từng giai đoạn.

4.1. TK sử dụng

+ TK 131: Phải thu của khách hàng [trong tường hợp khách hàng chưa thanh toán tiền]

+ TK 5112: doanh thu bán thành phẩm

+ TK 3331: Thuế GTGT hàng bán ra

+ TK 632: Giá vốn hàng bán

+ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

4.2. Cách định khoản

Bán hàng có 2 bút toán phản ánh giá vốn và bút toán phản ánh doanh thu

+ Phản ánh doanh thu.

Nợ TK 131: Nếu KH chua thanh toán

Có TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

+ Phản ánh giá vốn

Nợ TK 632: Giá vốn xuất bán

Có TK 154: Trị giá thành phẩm

Ví dụ: Với ví dụ trên sau khi nghiệm thu công trình giai đoạn 2 xuất hóa đơn, với giá thành công trình nghiệm thu được: 224.000.000. Lãi 5% công trình.

+ BT1: Phản ánh doanh thu

Nợ TK 111:     258.720.000TK 5112:  235.200.000

Có TK 3331:    23.520.000

+ BT2: Phản ánh giá vốn

Nợ TK 632:  224.000.000

Có TK 154:  224.000.000

Trên đây. là những chia sẻ của Việt Hưng về Phương pháp hạch toán về giá thành công trình xây dựng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết, Việt Hưng rất sẵn lòng giải đáp các thắc mắc của bạn ạ.

Xem thêm: Khóa học kế toán tổng hợp Xây Dựng – Xây Lắp Chuyên Sâu

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các phương pháp tính giá thành: Giản đơn, Hệ số, Tỷ lệ, Định mức, Phân bước liên tục. Phần mềm cho phép tính giá thành cho từng sản phẩm, đơn hàng, công trình hoặc hợp đồng phù hợp triển khai cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề.

Đặc biệt, phần mềm kế toán MISA SME.NET cho phép đánh giá sản phẩm dở dang theo nhiều phương pháp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí vật liệu chính, Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, Chi phí sản xuất định mức. Tự động tập hợp các chi phí sản xuất trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí, phân bổ chi phí sản xuất chung theo nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nhân công trực tiếp.

Mô hình tổng quan nghiệp vụ tính giá thành theo phương pháp hệ số, tỷ lệ

1. Phần mềm cho phép NSD khai báo các đối tượng THCP để đáp ứng với từng phương pháp tính giá.

Phần mềm giải thích từng loại đối tượng THCP để NSD biết và lựa chọn

2. Trong quá trình hạch toán các chứng từ phát sinh, nếu những chi phí nào phát sinh mà xác định rõ phát sinh cho thành phẩm nào, hay giai đoạn nào thì NSD chọn đối tượng THCP tương ứng để khi tính giá thành phần mềm tự động tổng hợp chi phí trực tiếp và phân bổ chi phí gián tiếp 

Nếu doanh nghiệp áp dụng theo QĐ 48 thì phải chọn khoản mục chi phí tương ứng

3. Tự động tổng hợp các chi phí phát sinh trực tiếp [thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp] cho từng đối tượng tập hợp chi phí.

4. Tổng hợp chi phí SXC và tự động phân bổ chi phí sản xuất chung [như chi phí Khấu hao TSCĐ, Chi phí phân bổ CCDC…] cho nhiều đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành

Phân bổ CP Sản xuất chung cho nhiều ĐTTHCP theo các tiêu chí: Nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí trực tiếp, định mức

5. Tự động tính giá thành theo từng phương pháp tính giá thành tương ứng bao gồm: Phân bổ chi phí chung, đánh giá sản phẩm dở dang, 

Đối với phương pháp giản đơn, phân bước liên tục, đơn hàng, hợp đồng thì bao gồm: Phân bổ chi phí chung, đánh giá sản phẩm dở dang, và tính giá thành

Đối với phương pháp hệ số tỷ lệ thì bao gồm: Phân bổ chi phí chung, đánh giá sản phẩm dở dang, xác định tỷ lệ phân bổ và tính giá thành

  • Riêng đối với tính giá thành theo công trình thì tách riêng phân bổ chi phí chung ra 1 bước riêng, và có bước nghiệm thu công trình

Tính giá thành theo công trình không đánh giá sản phẩm dở dang

6. Tự động cập nhật giá thành từng sản phẩm cho những lần nhập kho trước đó, tự động cập nhật giá xuất kho cho các sản phẩm được tính giá thành trên các phiếu xuất kho tương ứng.

7. Đối với doanh nghiệp áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì phần mềm tự động kết chuyển chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang [154] để tính giá thành sản phẩm, tự động nghiệm thu các công trình vụ việc, đơn hàng, hợp đồng.

8. Đặc biệt, MISA SME.NET giúp Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo các phương pháp đang áp dụng:

Đánh giá sản phẩm dở dang theo nhiều tiêu chí: Sản phẩm hoàn thành tương đương, Theo nguyên vật liệu trực tiếp, Theo định mức

9. Cung cấp các báo cáo giá thành theo đúng quy định của nhà nước: Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, …

Cho phép thống kê theo đối tượng, công trình, đơn hàng… và theo từng tài khoản chi phí

Cho phép xem báo cáo chi tiết , tổng hợp lãi lỗ theo công trình

Tự thiết lập mẫu báo cáo theo nhu cầu quản trị và lưu lại sử dụng cho các lần sau, xuất khẩu báo cáo ra nhiều định dạng file doc, pdf, xls.

Video liên quan

Chủ Đề