Kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ năm 2024

Làm thế nào để nắm được các điểm mấu chốt của Kế toán trong kinh doanh? Kế toán được dùng để làm gì trong bài toán kinh doanh của doanh nghiệp? Quản lý cần các báo cáo kế toán kinh doanh nào?

Có 2 loại kế toán trong kinh doanh khác nhau đó là kế toán tài chính và kế toán quản trị.

1. Kế toán tài chính

Dùng để truyền đạt thông tin cho mội đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin thường là bên ngoài doanh nghiệp như cơ quan thuế, ngân hàng hay các cổ đông. Báo cáo được sử dụng là báo cáo tài chính theo chuẩn mực.

Các báo cáo tài chính:

Bảng cân đối kế toán (Balance sheet – BS)

Phản ánh toàn bộ số vốn của doanh nghiệp theo 2 mặt: tài sản dương (tài sản) và tài sản âm (nợ phải trả) vào ngày quyết toán. Khoản chênh lệch giữa tài sản dương và tài sản âm chính là nguồn vốn chủ sở hữu (tài sản thuần của công ty).Thông qua bảng kế toán người đọc có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác một cách rõ ràng để từ đó nắm được hoạt động cũng như sự phát triển của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh tế vừa qua.

Hơn thế, những số liệu trên bảng cân đối kế toán còn phản ánh được tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để đầu tư từng loại tài sản, hoặc quan hệ giữa công nợ khả năng thanh toán, kiểm tra các quá trình hoạt động, kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch… của doanh nghiệp như thế nào.Từ đó đề xuất chiến lược, giải pháp cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như cân đối các mối quan hệ vốn, nợ của doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả, có lợi cho chu kỳ kinh tế kế tiếp.

Bên cạnh những vai trò và lợi ích trên thì bảng cân đối kế toán cũng còn những mặt hạn chế sau:

Những số liệu trên bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh ở thời điểm hiện tại (thời điểm lập bảo cáo) với số liệu đầu kỳ và cuối kỳ nên nếu có sự biến đổi về tài sản và nguồn vốn ở giữa kỹ thì doanh nghiệp khổ đánh giả và nắm bắt được sự thay đổi chi tiết trong cả kỳ.Hơn thể, những số liệu được lập dựa trên nguyên tắc giả gốc nên dễ xảy ra tình trạng có sự chênh lệch giữa giá trị tài sản trên sổ sách và giá trị tài sản ở trên thị trường.

\>>> Xem thêm: Bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Bảng P&L)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (còn được gọi tắt là Báo cáo kết quả kinh doanh)mang đến những thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận (LN) trong một kỳ hoạt động của DN.

Báo cáo này giúp nhà quản trị nắm bắt được kết quả kinh doanh (lãi/ lỗ) trong kỳ báo cáo, có thể nhìn nhận được thực trạng doanh thu (DT), chi phí của doanh nghiệp, đồng thời dự báo được xu hướng tương lai để đưa ra những điều chỉnh hợp lý và kịp thời. Đây là cơ sở để nhà quản trị đưa ra những quyết định chiến lược.

Do đó, việc đọc được báo cáo này là một yêu cầu cần thiết đối với nhà quản trị.

\>>> Xem thêm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statment – C/F)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mang ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị trong việc nắm bắt và phân tích việc thu và chi vào việc gì của doanh nghiệp.

Nhờ báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà nhà quản trị có thể biết được mối quan hệ giữa dòng tiền thuần và lợi nhuận.

Tại báo cáo cũng phản ánh rõ ràng lý do của sự chênh lệch giữa dòng tiền tệ vào và ra như thế nào giúp quản trị doanh nghiệp cân đối thu chi hiệu quả.Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn giúp nhà quản trị nhận định và đánh giá chính xác khả năng tạo ra tiền từ yếu tố nội hay ngoại sinh trong tương lai và cả khả năng trả nợ đúng hạn, nhu cầu vốn bổ sung của doanh nghiệp nữa.

\>>> Xem thêm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là bộ phận hợp thành, không thể tách rời của báo cáo tài chính, dùng để mô tả hoặc phân tích chi tiết các thông tin, số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán.

Những báo cáo này đều được lập dựa trên những quy định của luật và chuẩn mực.

Ngoài ra, bản thuyết minh báo cáo tài chính có thể trình bày các thông tin khác nếu doanh nghiệp cần đảm bảo cho việc trình bày trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính.

\>>> Xem thêm: Thuyết minh báo cáo tài chính

Các khoản mục trọng tâm trong BCTC cần lưu ý

Rất khó để có thể ghi nhớ toàn bộ số liệu trong bộ báo cáo của bảng báo cáo kế toán, TACA gợi ý tới nhà quản lý các khoản mục trọng tâm cần nhớ nhất lúc ban đầu như sau:

Các khoản mục trọng tâm trong bảng cân đối phát sinh

  • Tiền mặt và tiền gửi :Theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến sổ phụ ngân hàng như rút tiền gửi về nhập quỹ tiền mặt, nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, khách hàng thanh toán tiền vào tài khoản & theo dõi mọi hoạt động liên quan đến thu, chi tiền mặt tại quỹ giúp nhà quản trị có hướng chuẩn bị dòng tiền cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh nội bộ.
  • Hàng tồn kho (thành phẩm, nguyên liệu, bán thành phẩm) : bao gồm danh mục nguyên vật liệu và sản phẩm hoặc chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang được một doanh nghiệp giữ trong kho. Nếu biết quản trị hàng tồn kho nếu được thực hiện đúng cách, có thể làm giảm các khoản chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty.
  • Tiền vay (vay ngắn hạn, vay dài hạn): theo dõi phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình trả nợ tiền vay của doanh nghiệp, bao gồm các khoản tiền vay Ngân hàng, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp còn vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trả trên 1 năm. Cuối mỗi niên độ kế toán, doanh nghiệp phải tính toán và lập kế hoạch vay dài hạn, đồng thời xác định các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo để theo dõi và có kế hoạch chi trả
  • Tổng số vốn chủ sở hữu (tài sản thuần): phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên góp vốn , nó đại diện cho giá trị cổ phần mà nhà đầu tư sở hữu.

Các khoản mục trọng tâm trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Doanh thu: phản ánh quy mô và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp đó. Đây là cơ sở bù đắp chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiến hành nộp thuế cho Nhà nước. Doanh thu là giai đoạn cuối cùng trong quá trình luân chuyển vốn và nó tạo tiền đề cho quá trình tái sản xuất tiếp theo

Tổng lợi nhuận từ doanh thu bán hàng: Lợi nhuận thu được khi trừ DT cho giá vốn bán hàng được gọi chung là ”lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cáp dịch vụ”( hay tổng lợi nhuận bán hàng)

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính:Từ tổng lợi nhuận bán hàng, ta trừ đi chi phí bán hàng & quản lí doanh nghiệp, ta sẽ có được lợi nhuận mà DN đó kiếm được từ hoạt động kinh doanh chính.

Các khoản mục trọng tâm trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:Phản ánh dòng tiền ra & dòng tiền vào dựa trên cơ sở hoạt động kinh doanh( bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc nâng cao lợi nhuận cho DN)

Số dư tiền cuối kỳ: yếu tố giúp ta giải thích một cách chính xác sự thay đổi của lượng tiền mặt trong 1 năm.

Khi hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán tăng lên hay giảm xuống quá nhiều so với cuối kỳ trước đều là vấn đề đáng lưu tâm. Vì thế nhà quản lý cần xem xét tốc độ tăng trưởng của doanh thu và nên có đối sách phù hợp.

Tương tự với mục tiền vay trong bảng cân đối kế toán. Nếu số dư = 0 tức là kinh doanh không nợ nần là một điều lý tưởng. Tuy nhiên, nếu đó chỉ là nguồn vốn lưu động thông thường, hoặc doanh nghiệp vay vốn để đầu tư thiết bị làm đòn bẩy cho sự tăng trưởng trong phạm vi doanh nghiệp có hể hoàn trả.

2. Kế toán quản trị

Dùng để truyền đạt thông tin đến những người liên quan trong nội bộ công ty như chủ doanh nghiệp hay người quản lý. Trong đó hệ thống báo cáo được sử dụng chính là hệ thống báo cáo kế toán quản trị, bao gồm rất nhiều loại báo cáo khác nhau theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Các báo cáo kế toán quản trị:

Bảng tính giá thành sản phẩm

Tính giá thành sản xuất trong doanh nghiệp là một trong những công việc vô cùng quan trọng và phức tạp. Bảng tính giá thành sản phẩm bao gồm các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh kết quả của các nỗ lực quản lý chi phí của doanh nghiệp.

Phương pháp tính giá thành trong kế toán quản trị cũng rất khác so với trong kế toán tài chính. Thay vì tính gom hết các loại chi phí giá thành vào TK154 rồi kết chuyển sang TK155, kế toán quản trị sẽ tính theo phương pháp ABC – quản trị chi phí theo hoạt động.

Phương pháp ABC căn cứ trên một luận giải rất logic và thực tế, đó là: Muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ thì phải tiến hành các hoạt động. Khi tiến hành các hoạt động thì sẽ phát sinh chi phí. Như vậy, việc tiến hành các hoạt động là căn nguyên, là nguồn gốc phát sinh chi phí. Nghĩa là, các sản phẩm tiêu thụ các hoạt động, còn các hoạt động thì lại tiêu thụ các nguồn lực. Do đó, chi phí đầu tiên phải được phân bổ cho các hoạt động, sau đó mới được phân bổ cho các đối tượng xác định chi phí (sản phẩm, dịch vụ) dựa trên mức độ tiêu thụ các hoạt động của các đối tượng xác định chi phí đó.

Ngoài việc xác định chính xác chi phí trong quá trình quản trị doanh nghiệp, phương pháp quản trị chi phí theo hoạt động ABC còn giúp doanh nghiệp xác định được hoạt động nào tạo ra giá trị, hoạt động nào không tạo ra giá trị để từ đó không ngừng cải tiến quá trình kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, điều gì cũng có có 2 mặt của nó: khi doanh nghiệp triển khai vận dụng phương pháp ABC trong công tác quản trị chi phí sẽ đòi hỏi tốn nhiều nguồn lực hơn phương pháp kế toán chi phí truyền thống về thời gian, chi phí triển khai và nguồn nhân lực vận hành. Ngoài ra phương pháp ABC còn đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ nhiều bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp, đây là trở ngại mà không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có khả năng thực hiện được.

Để dễ dàng triển khai phương pháp ABC – Quản trị chi phí theo hoạt động doanh nghiệp có thể tham khảo thêm Dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp tại TACA

Bảng tính giá bán sản phẩm

Tính giá bán hàng là một trong các yếu tố cực kỳ quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của cả doanh nghiệp. Vì thế, bạn không thể xác định giá bán theo sở thích cá nhân, tất cả phải dựa trên một số nguyên tắc nhất định. Lợi ích khi có được những con số rõ ràng:

+ Phân khúc đối tượng khách hàng mục tiêu, tiết kiệm ngân sách quảng cáo cho những đối tượng không phù hợp

+ Tiết kiệm thời gian bán hàng. Khi nhìn vào giá, người mua sẽ biết đây có phải là sản phẩm phù hợp với họ hay không, tránh mất thời gian 2 bên

+ Một yếu tố dùng để cạnh tranh với các đối thủ khác

+ Định vị thương hiệu, tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường

+ Khi có một con số cụ thể, doanh nghiệp có thể quản lý doanh thu lãi lỗ một cách chính xác

+ …

Báo cáo quản trị doanh thu

  • Đây là một báo cáo quan trọng giúp người quản lý biết được doanh thu, giá vốn, lãi gộp từng loại hàng hóa bán ra trong kỳ, từ đó có quyết định cần gia tăng hay hạn chế bán mặt hàng nào để tối ưu hóa lợi nhuận cho DN.
  • Báo cáo tiêu thụ có thể được lập cho từng bộ phận, từng cửa hàng, từng chi nhánh để kiểm soát việc bán hàng của đơn vị giúp người quản lý ra quyết định cho phù hợp.

\>> Xem thêm:

Báo cáo quản trị doanh thu: Ưng dụng công nghệ để triển khai & phân tích

Báo cáo doanh thu theo ngành hàng – Quản trị báo cáo doanh thu

Báo cáo quản trị chi phí

  • Báo cáo chi phí bán hàng giúp người quản lý biết được thông tin về tình hình phát sinh các loại chi phí bán hàng trong DN. Từ đó nâng cao công tác quản trị chi phí, có quyết định cho việc tiết giảm loại chi phí nào để vẫn đảm bảo nâng cao hiệu quả bán hàng.
  • Việc quản trị chi phí bán hàng có thể quản trị tổng thể toàn đơn vị hoặc quản trị đến từng nhóm sản phẩm, từng bộ phận bán hàng…
  • Tùy theo yêu cầu của người quản lý, mẫu biểu Báo cáo chi phí có thể lập khác nhau, nhưng về cơ bản phải có các thông tin chi tiết về từng khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ, có sự so sánh giữa các kỳ, so sánh với kế hoạch chi phí…

Những báo cáo kế toán quản trị được lập một cách tự do không có tính pháp lệnh và không cần tuân theo chuẩn mực.

\>>Xem thêm:

Báo cáo quản trị chi phí: Kiểm soát tốt chi phí để tối ưu hóa lợi nhuận

Báo cáo cơ cấu chi phí: 5 yếu tố cấu thành nên chi phí trong doanh nghiệp

Báo cáo dòng tiền

Báo cáo dòng tiền là một trong những yếu tố tiên quyết phản ánh trực tiếp “sức khỏe” tài chính của một doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa phần nhà quản lý chỉ tập trung vào 2 con số chính là Doanh thu, Chi phí và xem nhẹ hoặc đôi khi là không quan tâm đến Báo cáo dòng tiền. Điều này sẽ gây bất lợi cho chính chủ doanh nghiệp trong việc kiểm soát được chính xác đồng tiền của mình đang ở đâu. Dòng tiền có thể hiểu đơn giản là sự vận động vào, ra của đồng tiền (tức là thu và chi) trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp đó. Dòng tiền bao gồm dòng tiền vào, dòng tiền ra và dòng tiền thuần.

\>>Xem thêm:

Quản trị tài chính: Cách kiểm soát rủi ro tài chính cho doanh nghiệp

Quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả

Báo cáo quản trị hàng tồn kho

Báo cáo hàng tồn kho là một trong những loại báo cáo quan trọng nằm trong hệ thống Báo cáo quản trị nội bộ của doanh nghiệp. Báo cáo này giúp các doanh nghiệp quản lý tồn kho theo ngành hàng:xuất nhập tồn, mua hàng, điều chỉnh,… phân tích khả năng tạo doanh thu, hiệu quả khai thác hàng tồn kho,…Từ đó, các doanh nghiệp có thể định hướng phát triển và lập kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp.

\>>Xem thêm: 4 đề mục phân tích báo cáo hàng tồn kho có thể bạn chưa biết

Các báo cáo quản trị khác

Các BCQT cung cấp các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính về thực trạng tài chính của DN phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ ngành, nội bộ DN. Các loại báo cáo này chỉ sử dụng trong nội bộ DN nên không mang tính pháp lý, không có mẫu thống nhất bắt buộc. Nội dung, hình thức trình bày, kỳ báo cáo được quy định tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng DN cụ thể, từng giai đoạn cụ thể. Không chỉ thế tùy từng ngành nghề: bán lẻ, xây dựng, tài chính, bất động sản,… lại có những cách triển khai báo cáo khác nhau để phù hợp với mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp đòi hỏi người lập cần có chuyên môn và kinh nghiệm thực chiến.

\>>Xem thêm:

Dịch vụ xây dựng và triển khai hệ thống Báo cáo quản trị

6 loại báo cáo trong báo cáo quản trị ngành bán lẻ

  • Kế toán trong kinh doanh quan trọng nhất các khoản tiền, những biến đổi từ đầu kì tới cuối kì hay đơn giản là sự tăng/giảm của các khoản tiền.
  • Những số liệu trong bảng báo cáo kế toán chỉ là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh, điều quan trọng là lý do tại sao lại có sự tăng giảm như vậy.

Giả sử trong bảng cân đối kế toán, lý do của tiền mặt và tiền gửi giảm xuống 5 tỷ là doanh nghiệp đã sử dụng 3 tỷ vào việc đầu tư các trang thiết bị và 2 tỷ để thanh toán các khoản nợ. Nếu nắm bắt được những lý do, doanh chủ sẽ có những phản ứng rõ ràng như chấp nhận sự thâm hụt dòng tiền đó hoặc nhận ra vấn đề đã đầu tư quá nhiều vào trang thiết bị.

Kinh nghiệm giúp Hệ thống kế toán chạy hài hòa với Phòng kinh doanh tránh tình trạng ”kinh doanh có lãi nhưng chẳng thấy tiền”

Kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ năm 2024

Doanh nghiệp cần có quy trình phân tích dòng tiền, ghi nhận, phân tích dự án,..TỪ TRƯỚC cả khi chuẩn bị ký vào hợp đồng hợp tác kinh doanh cùng khách hàng.

Doanh nghiệp cần có quy trình phân tích dòng tiền, ghi nhận, phân tích dự án,..TỪ TRƯỚC cả khi

chuẩn bị ký vào hợp đồng hợp tác kinh doanh cùng khách hàng.

Những doanh nghiệp Top 1 muốn chiếm lĩnh thị phần, vươn dài cánh tay mở rộng quy mô đều luôn ghi nhớ: Nếu nói phòng Kinh doanh là ‘’cỗ máy kiếm tiền’’ thì Hệ thống kế toán chính là ‘’chốt chặn an toàn’’ cho Tài sản – Vốn – Lợi nhuận của doanh nghiệp. Và họ đã setup một hệ thống kế toán được vận hành chặt chẽ từ khâu Kiểm soát – Ghi nhận – Báo cáo. Họ có quy trình phân tích dòng tiền, ghi nhận, phân tích dự án,..TỪ TRƯỚC cả khi chuẩn bị ký vào hợp đồng hợp tác kinh doanh cùng khách hàng. Một số kinh nghiệm đắt giá được rút ra như sau:

Đầu tiên khi tiếp nhận dự án kinh doanh, doanh nghiệp cần chú ý một điều là: Không phải hợp đồng dự án lớn nào cũng là miếng phomat béo bở. Thực tế, nhiều doanh nghiệp phải bỏ vốn để nuôi dự án trong khi tiền thanh toán của đối tác trả nhỏ giọt. Thậm chí nhiều CEOs bận bịu kinh doanh, cứ mặc nhiên để khách hàng bao giờ trả thì trả. Một số khác thì luôn nghĩ làm sao để ‘’đòi được tiền’’ nhưng lại sợ mất khách hàng lớn.

Giải pháp đề ra, khi cho khách hàng mua chịu, doanh nghiệp cần xác định khoản phải thu thuộc loại chắc chắn sẽ trả đúng hẹn, chậm trả hay có khả năng quỵt nợ; xác định nguồn tiền nào có thể giúp trang trải được số tiền trả chậm. Phòng kế toán lúc này bên cạnh việc ghi chép sổ, sách cân đối thu chi chuẩn xác còn phải có hệ thống báo cáo nhanh để kịp thời phân tích dòng tiền cho sếp. Từ đó, CEOs sẽ biết được nghĩa vụ của mỗi dòng tiền thu được từ kinh doanh gồm những gì, lấy vốn đầu tư cho dài hạn ở đâu,..

Có thể một khách hàng ký hợp đồng hẹn thanh toán vào tháng 12 nhưng từ đặc thù kinh doanh mùa vụ hay kinh nghiệm quá khứ, người chủ doanh nghiệp lường trước khách hàng này phải tháng 6 mới thanh toán. Doanh nghiệp khi đó phải tự tạo sự chủ động, tìm kiếm hoặc chuẩn bị nguồn khác để không bị động. Nguồn tiền dự phòng này có thể là vốn tự có của doanh nghiệp, khoản vay được ngân hàng cấp hạn mức, từ tiền cá nhân chủ doanh nghiệp hay có thể phải chấp nhận bán “non” các tài sản, bán lại nguyên liệu đầu vào cho đối thủ cạnh tranh…

Lúc này, phòng kế toán cần có quy trình ghi chép các giao dịch, dòng tiền vào ra, cần phải theo dõi các khoản chia theo 2 cột khách hàng. Một bên những khoản tiền nào không trả doanh nghiệp sẽ phá sản, ảnh hưởng uy tín, còn một bên là các khoản có thể lui lại trả chậm được. Trong mỗi cột, các khoản còn cần phân loại cụ thể theo màu sắc. Việc phân loại và dựa theo chính sách ưu tiên giúp tình hình không phức tạp thêm, dần tìm lại cân bằng lại tài chính.

Thêm nữa, để có được sự chủ động trong quản trị dòng tiền, không để cảnh báo cáo vẫn lãi mà mai trả lương công nhân không lấy đâu ra tiền, doanh nghiệp cần rà soát kế hoạch tài chính bám sát kế hoạch kinh doanh. Khi kế hoạch càng chi tiết, doanh nghiệp càng dễ kiểm soát. Từ đó, ta thấy được sự quan trọng về việc cần phải xây dựng được hệ thống quy trình, hay đơn giản định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm…của phòng kế toán.

Ngoài việc xây dựng, doanh nghiệp luôn phải rà soát kế hoạch để thấy biến động bất thường. Nguyên nhân bởi trong khi kế hoạch lập ra vẫn dựa trên giả định kinh doanh bất biến môi trường lại không cố định, mỗi thay đổi từ chính sách, biến động vĩ mô đều ảnh hưởng kế hoạch.Với những biến động ngoài kế hoạch, doanh nghiệp tìm nguyên nhân, có căn cứ để thay đổi kế hoạch kỳ tiếp theo.Để đạt được mục tiêu mà kế hoạch đề ra, doanh nghiệp “liệu cơm gặp mắm” có thể thay vì tăng bán hàng mà giảm chi phí như giảm lãi vay, giảm các bên phân phối…