Joe Biden - Tổng thống Hoa Kỳ

Chiều 10/9, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Ra đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đoàn tại sân bay quốc tế Nội Bài, có Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc; Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng; Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Bộ Ngoại giao, Nguyễn Việt Dũng.

Đại sứ Marc E. Knapper và đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã có mặt tại sân bay, nồng nhiệt chào đón Tổng thống Joe Biden và Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ.

Tháp tùng Tổng thống Joe Biden thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam có: Ngoại trưởng Antony Blinken; Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan; Đặc phái viên về Khí hậu của Tổng thống John Kerry; Trợ lý Tổng thống, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia John Finer; Phó Trợ lý Tổng thống, Điều phối viên đặc biệt Hội đồng An ninh Quốc gia Kurt Campbell; Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Kritenbrink; Cố vấn đặc biệt của Tổng thống, Giám đốc Cao cấp Hội đồng An ninh Quốc gia Mira Rapp-Hooper; Cố vấn Đặc biệt của Tổng thống, Giám đốc Cao cấp Hội đồng An ninh Quốc gia Tarun Chhabra.

Thiếu nữ Thủ đô tặng hoa, chào mừng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Ảnh TTXVN

Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Joe Biden, đánh dấu một thập kỷ hai nước xác lập và triển khai quan hệ Đối tác Toàn diện [2013-2023], là sự tiếp nối của các chuyến thăm Việt Nam của những người đứng đầu Nhà Trắng, Tổng thống Bill Clinton [năm 2000], Tổng thống George Bush [năm 2006], Tổng thống Obama [năm 2016] và Tổng thống Donald Trump [năm 2017], trong gần 30 năm qua.

Những thành quả tốt đẹp của mối quan hệ song phương trong gần ba thập kỷ qua là cơ sở để khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Việt Nam sẽ tiếp tục là dấu mốc có ý nghĩa trên hành trình chung vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển bền vững tại khu vực và trên thế giới của hai nước./.

Cựu phó tổng thống Joe Biden đã được dự đoán sẽ giành được 270 phiếu đại cử tri đoàn, đủ để đánh bại đương kim tổng thống Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Bây giờ, chuyện gì sẽ xảy ra?

Ông Biden chưa thể dọn đồ đạc của mình đến số 1600 Đại lộ Pennsylvania [địa chỉ Nhà Trắng] ngay lập tức - có một số thứ cần phải diễn ra trước việc này.

Thông thường, đây là một quá trình suôn sẻ, nhưng lần này có thêm những phức tạp vì có thể xảy ra những thách thức pháp lý đối với bầu cử.

Khi nào Joe Biden trở thành tổng thống?

Đầu tiên, tất cả các phiếu bầu ở mỗi tiểu bang cần phải được chứng nhận. Đây thường là hình thức và sẽ diễn ra trong vài tuần tới.

Hiến pháp Hoa Kỳ qui định rằng nhiệm kỳ tổng thống mới bắt đầu vào trưa ngày 20 tháng 1.

Theo đó, sẽ có buổi lễ nhậm chức được diễn ra tại thủ đô Washington DC. Tổng thống mới và phó tổng thống sẽ tuyên thệ nhậm chức do chánh án Tối cao Pháp viện cử hành.

Vì vậy theo mong đợi, Joe Biden và Kamala Harris sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Joe Biden ở buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Trump vào năm 2007

Có những ngoại lệ cho thời gian biểu này. Nếu tổng thống qua đời hoặc từ chức, phó tổng thống sẽ tuyên thệ nhậm chức càng sớm càng tốt.

Chuyển giao quyền lực là gì?

Đây là khoảng giai đoạn từ khi có kết quả bầu cử đến khi một nhiệm kỳ tổng thống mới bắt đầu vào ngày 20 tháng 1.

Tổng thống đắc cử sẽ lập một nhóm chuyển giao để chuẩn bị nắm quyền ngay sau lễ nhậm chức - và nhóm của ông Biden đã lập một website phục vụ cho việc chuyển giao chính quyền.

Nhóm này sẽ chọn ra người tham gia nội các, bàn thảo các chính sách ưu tiên và chuẩn bị cho việc nắm quyền quản lý.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Obama và tổng thống vừa đắc cử Donald Trump đã có một cuộc bàn giao khá lạnh lùng vào năm 2016

Các thành viên của nhóm sẽ làm việc với các cơ quan liên bang để nghe báo cáo về các vấn đề cấp bách, ngân sách và các việc mà các công chức phải làm.

Họ sẽ tập hợp những thông tin tình báo cho nhân sự sắp nhận việc và vẫn sẵn sàng hỗ trợ ngay cả sau lễ nhậm chức. Một vài người trong số này có thể sẽ tiếp tục phục vụ trong nhiệm kỳ tổng thống mới.

Vào năm 2016, Tổng thống Barack Obama gặp người kế nhiệm Donald Trump và những bức ảnh của cả hai trong Phòng Bầu dục đã nói lên chút nồng nhiệt nhỏ nhoi giữa cả hai người - và những gì đọng lại - giữa họ.

Joe Biden đã dành nhiều tháng để tập hợp nhóm chuyển giao của mình, huy động tiền mặt để tài trợ cho việc này và tuần trước ông ấy đã ra mắt một trang web về nó.

Những từ nào chúng ta sẽ nghe hoài?

Tổng thống đắc cử: Khi một ứng cử viên thắng cuộc bầu cử nhưng vẫn chưa tuyên thệ nhậm chức tổng thống mới vào ngày 20 tháng 1, thì sẽ được gọi là tổng thống đắc cử.

Nội các: Joe Biden sẽ sớm bắt đầu công bố những người mà ông ấy chọn cho nội các của mình, đó là đội ngũ hàng đầu cấp cao nhất của chính phủ. Nội các bao gồm người đứng đầu của tất cả các bộ và cơ quan chủ chốt.

Điều trần xác nhận: Nhiều vị trí đứng đầu của chính phủ do tổng thống đưa vào cần có sự chấp thuận của Thượng viện. Những người được ông Biden chọn sẽ được các ủy ban của Thượng viện phỏng vấn trong một phiên điều trần, sau đó là có một cuộc bỏ phiếu để chấp thuận hoặc bác bỏ.

Celtic: Là tổng thống đắc cử, ông Biden được Cơ quan Mật vụ tăng cường bảo vệ và mật danh của ông là Celtic. Những tên này do ứng viên chọn. Ông Trump là Mogul và Kamala Harris được cho là đã chọn Pioneer.

Liệu có thách thức pháp lý hay không?

Điều này gần như chắc chắn. Ông Trump đã nói rằng ông sẽ phản đối tất cả "các tiểu bang được Biden tuyên bố thắng gần đây", và cáo buộc việc gian lận nhưng không đưa ra bằng chứng.

Và nhiều tin tức đưa rằng ban bầu cử của Trump đang săn lùng những luật sư hàng đầu để dẫn đầu việc kiện tụng.

Những nỗ lực nhằm loại bỏ một số phiếu bầu qua bưu điện của họ sẽ bắt đầu tại các tòa án tiểu bang nhưng có thể kết thúc tại Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý cho rằng các vụ kiện khó có thể thành công trong việc thay đổi kết quả bầu cử.

Việc kiểm đếm lại phiếu ở một số bang cũng có thể xảy ra, theo yêu cầu của ban vận động tranh cử của Trump, nhưng người ta không kỳ vọng điều này có thể thay đổi kết quả.

Nếu ông Trump không công nhận kết quả?

Phân tích bởi phóng viên Bắc Mỹ Anthony Zurcher

Donald Trump trước đây đã nói rằng ông sẽ phản đối kết quả bầu cử. Nếu những nỗ lực này của ông Trump không thành công, áp lực khiến ông phải công thừa nhận thất bại sẽ gia tăng. Nhưng liệu ông Trump có phải làm thế không?

Cuộc điện thoại thừa nhận thất bại từ một ứng viên thua cuộc đối với người chiến thắng là một truyền thống được coi trọng của nền chính trị Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bắt buộc.

Ví dụ, vào năm 2018, ứng cử viên thống đốc thuộc đảng Dân chủ Stacey Abrams tuyên bố cử tri gian lận và bị đe dọa, đồng thời nói sẽ không bao giờ nhượng bộ Brian Kemp, đối thủ Đảng Cộng hòa của bà.

Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ xảy ra đối với một cuộc đua tổng thống thời hiện đại. Nhưng cũng như ở Georgia, miễn là kết quả bầu cử được xử lý hợp pháp và được chứng nhận, bộ máy chính phủ vẫn vận hành, bất kể ông Trump có làm gì.

Ngay cả khi ông Trump không cần phải thừa nhận thất bại và thậm chí không cần trưng ra bộ mặt tốt đẹp và tham dự lễ nhậm chức của ông Biden, ông ấy vẫn có một số ràng buộc nghĩa vụ về pháp lý. Ông Trump phải ủy quyền cho chính quyền của mình chuẩn bị việc hậu cần cho nhóm tiếp quản của Biden. Đó là điều mà theo các quan chức của Trump nói rằng tổng thống đã thực hiện

Donald Trump lên nắm quyền tổng thống với tư cách là một ứng cử viên độc đáo, trái với thường lệ, một ứng cử viên không sợ phá vỡ các chuẩn mực và truyền thống lâu đời. Nếu Trump muốn, ông cũng có thể rời khỏi văn phòng theo cách đó.

Kamala Harris làm gì trong quá trình chuyển giao?

Kamala Harris, người phụ nữ đầu tiên làm phó tổng thống, sẽ bổ nhiệm nhân viên của mình và tìm hiểu thêm về công việc từ chính quyền tiền nhiệm.

Phó tổng thống làm việc tại Nhà Trắng ở Cánh Tây, nhưng bà không sống ở đó. Theo truyền thống, gia đình phó tổng thống sẽ sống trong khuôn viên của Đài quan sát Hải quân Hoa Kỳ ở phía tây bắc thành phố, cách Nhà Trắng khoảng 10 phút lái xe.

Doug Emhoff, chồng bà Kamala Harris là một luật sư hoạt động trong lĩnh vực giải trí.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Kamala Harris và chồng - Doug Emhoff

Doug Emhoff có hai người con từ cuộc hôn nhân đầu tiên - Cole và Ella - người mà Harris nói một cách trìu mến họ gọi bà là "Momala".

Chuyển đến Nhà Trắng như thế nào?

Thời nay tốt hơn vào năm 1800 khi cặp vợ chồng tổng thống đầu tiên John và Abigail Adams chuyển đến - tòa nhà vẫn chưa xây dựng xong.

Những ngày này, khi chào đón một tổng thống mới và gia đình ông, cách trang trí hoặc đồ nội thất sẽ cần thay đổi do bị hao mòn, vì vậy Quốc hội dành một khoản tiền cho việc này.

Nội trong dinh thự, có có 132 phòng và 35 phòng tắm có thể sử dụng.

Đệ nhất phu nhân Melania Trump, từng làm việc trong lĩnh vực thời trang, đã dẫn đầu một số hoạt động cải tạo nhà cửa và phụ trách sự kiện xa hoa là trang trí cho lễ Giáng sinh.

Chủ Đề