Iii nội dung ủy quyền 2 ghi như thế nào năm 2024

Trong hầu hết tất cả các giao dịch từ dân sự, từ thương mại cho đến tố tụng, việc ủy quyền công việc cho người khác thông qua văn bản, lời nói hay hành vi được pháp luật công nhận và bảo vệ. Như vậy, pháp luật quy định như thế nào về Giấy ủy quyền? NPLaw sẽ gửi tới Quý khách hàng các thông tin pháp lý liên quan đến Giấy ủy quyền thông qua bài viết dưới đây:

I. Thực trạng về giấy ủy quyền hiện nay

Hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau mà cá nhân, tổ chức không trực tiếp thực hiện được công việc, sẽ ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thay mình thực hiện. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sử dụng Giấy ủy quyền như “một công cụ để hợp thức hóa” các giao dịch của bản thân, nhằm trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm với Nhà nước, bên thứ 3. Ví dụ như “Giấy ủy quyền quyền sử dụng đất”, về mặt bản chất, mua bán là thật, còn Giấy ủy quyền chỉ để hợp thức hóa nhằm “che giấu giao dịch mua bán bất động sản”, nghĩa vụ đóng thuế. Theo đó, mỗi cá nhân, tổ chức cần nắm rõ quy định pháp luật về Giấy ủy quyền để tránh các rủi ro pháp lý.

II. Tìm hiểu về giấy ủy quyền

1. Giấy ủy quyền là gì?

Giấy ủy quyền là một loại văn bản mang tính chất pháp lý ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện cho người uỷ quyền thực hiện một một hoặc nhiều công việc trong phạm vi được quy định trong giấy ủy quyền.

2. Các trường hợp cần có giấy ủy quyền

Một số trường hợp sau cần có giấy ủy quyền:

  • Ủy quyền đăng ký hộ tịch;
  • Ủy quyền xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1;
  • Ủy quyền đại diện trong các giao dịch dân sự và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, việc ủy quyền được đề cập khá nhiều trong Bộ luật dân sự 2015. Ủy quyền có thể dưới nhiều hình thức (có thể ủy quyền bằng lời nói hoặc ủy quyền bằng văn bản), nhưng hình thức dễ được thừa nhận và phổ biến nhất là ủy quyền bằng văn bản. Văn bản ủy quyền lại có thể chia thành hai loại: Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền.

Iii nội dung ủy quyền 2 ghi như thế nào năm 2024

Ủy quyền có thể là hành vi pháp lý đơn phương hoặc song phương, giấy ủy quyền chính là kết quả của hành vi pháp lý đơn phương, và hợp đồng ủy quyền là kết quả của hành vi pháp lý song phương. Mặc dù trong Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay chỉ có quy định chi tiết về hợp đồng ủy quyền nhưng hình thức giấy ủy quyền vẫn được sử dụng rộng rãi và được công nhận giá trị pháp lý trong thực tế.

III. Quy định của pháp luật về giấy ủy quyền

1. Điều kiện về nội dung giấy ủy quyền

Bộ luật Dân sự 2015 không quy định chi tiết về giấy ủy quyền, tuy nhiên, ủy quyền thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, nội dung giấy ủy quyền phải tuân thủ các nguyên tắc của Bộ luật Dân sự 2015 được quy định tại Điều 3 Bộ luật này. Cụ thể:

- Nội dung của giấy ủy quyền phải bình đẳng

- Nội dung giấy ủy quyền phải đảm bảo tính tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận

- Nội dung giấy ủy quyền tuyệt đối không được xâm phạm đến lợi ích của quốc gia hay vi phạm lợi ích cộng đồng hay lợi ích hợp pháp của người khác.

- Nội dung của giấy ủy quyền phải tuân thủ pháp luật, điều luật, đúng với đạo đức con người trong xã hội.

- Trong giấy ủy quyền phải có cam kết về trách nhiệm và việc chịu trách nhiệm nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ được ủy quyền hoặc thực hiện không đúng với nghĩa vụ của mình.

2. Đối tượng nào tham gia vào quan hệ ủy quyền

Chủ thể được phép tham gia với tư cách là người nhận ủy quyền chỉ có thể là cá nhân, con người cụ thể. Đây là điểm đặc biệt vì trong đời sống pháp luật có rất nhiều chủ thể khác nhau. Đó có thể là một cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình hoặc pháp nhân, tổ chức, nhưng người đại diện cho tất cả những chủ thể này phải là một con người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp luật.

Người đại diện theo ủy quyền có các loại:

– Đại diện theo ủy quyền của cá nhân

– Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân

– Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác: có một điểm lưu ý là người đại diện theo ủy quyền chỉ có thể là người trong chính hộ gia đình hoặc tổ hợp tác đó.

Người được ủy quyền phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 138 Bộ Luật Dân sự 2015.

3. Thời hạn ủy quyền

Theo Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015, thời hạn ủy quyền được xác định như sau:

  • Theo giấy ủy quyền;
  • Trong trường hợp giấy ủy quyền không xác định thời hạn ủy quyền thì sẽ xác định như sau:

+ Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

+ Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến giấy ủy quyền

1. Giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?

Hiện nay không có quy định nào bắt buộc văn bản ủy quyền phải công chứng hay chứng thực. Tuy nhiên, tùy vào từng lĩnh vực, từng công việc mà có những trường hợp, pháp luật chuyên ngành vẫn yêu cầu văn bản ủy quyền phải được công chứng:

Iii nội dung ủy quyền 2 ghi như thế nào năm 2024

  • Giấy ủy quyền được xác lập theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên nhờ mang thai hộ cho nhau hoặc theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên mang thai hộ cho nhau về việc đại diện cho nhau tham gia ký kết thỏa thuận về việc mang thai hộ (khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
  • Văn bản ủy quyền (trong đó có thể là Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền) cho người khác thay mình thực hiện việc yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch. Lưu ý: các trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha-mẹ-con không được phép ủy quyền.
  • Ủy quyền kháng cáo trong tố tụng dân sự: Người kháng cáo (cá nhân, người đại diện theo pháp luật của đương sự) được ủy quyền cho người khác kháng cáo. Khoản 6 Điều 272 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, việc ủy quyền kháng cáo phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.

Do vậy, qua phân tích có thể xác định, tùy vào từng trường hợp mà văn bản ủy quyền có thể bắt buộc phải công chứng hoặc không, dựa trên nội dung của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp, pháp luật không yêu cầu văn bản ủy quyền phải công chứng thì các bên tham gia quan hệ ủy quyền vẫn có thể công chứng Giấy ủy quyền theo yêu cầu.

2. Bản chất của giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền?

Về bản chất, 2 khái niệm này chính là hình thức đại diện theo ủy quyền. Tuy nhiên, giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền. Trong khi đó, hợp đồng ủy quyền là một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên.

3. Giá trị của giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền

Khi thực hiện ủy quyền theo Giấy ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương). Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.

Đối với Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận, nếu có).

4. Đơn phương chấm dứt Giấy uỷ quyền hoặc Hợp đồng uỷ quyền thì xử lý như thế nào?

+ Trường hợp 1: Đối với ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện ủy quyền bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và phải bồi thường thiệt hại cho bên được ủy quyền nếu có thiệt hại xảy ra do việc đơn phương chấm dứt ủy quyền.

Ngoài ra, bên ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện nghĩa vụ; nếu bên ủy quyền không thực hiện thông báo thì nghĩa vụ với người thứ ba vẫn có hiệu lực trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc giao dịch ủy quyền đã bị đơn phương chấm dứt.

+ Trường hợp 2: đối với ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào, nhưng bên được ủy quyền phải thông báo trước cho bên ủy quyền biết trong một thời gian hợp lý và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền nếu có thiệt hại xảy ra do việc đơn phương chấm dứt ủy quyền.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến giấy ủy quyền

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Giấy ủy quyền mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau: