Hươu có mấy hình thức di chuyển

BÀI 53: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ SỰ VẬN ĐỘNG DI CHUYỂN

I. Lý thuyết

Sự vận động và di chuyển là 1 đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.

1. Các hình thức di chuyển

- Mỗi loài động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau: bò, đi, chạy, nhảy, bơi, bay … phụ thuộc vào tập tính và môi trường sống của chúng.

- Ví dụ: 

Hươu có mấy hình thức di chuyển

+ Vịt trời: đi chạy, bơi, bay

+ Gà lôi: đi chạy, bay

+ Hươu: Đi chạy

+ Châu chấu: bò, bay, nhảy đồng thời bằng 2 chân sau

+ Vượn: leo trèo, chuyền cành bằng cách cầm nắm, đi chạy

+ Giun đất: bò

+ Dơi: bay

+ Kanguru: nhảy đồng thời bằng 2 chân sau

+ Cá chép: bơi

- Ý nghĩa của các hình thức di chuyển: giúp động vật tìm thức ăn, môi trường sống thích hợp, sinh sản và lẩn trốn kẻ thù. Ngoài ra, còn giúp 1 số động vật di cư để tránh điều kiện bất lợi của môi trường, tìm môi trường sống mới thích hợp hơn.

2. Sự tiến hóa về cơ quan di chuyển

Hươu có mấy hình thức di chuyển

Đặc điểm cơ quan di chuyển

Tên động vật

Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định

San hô, hải quỳ

Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo

Thủy tức

Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mấu lồi cơ thể và tơ bơi)

Giun

Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt

Rết

Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau

5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi

Tôm

2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy

Châu chấu

Vây bơi với các tia vây

Cá trích

Chi năm ngón có màng bơi

Ếch

Cánh được cấu tạo bằng lông vũ

Hải âu, chim bồ câu

Cánh được cấu tạo bằng màng da

Dơi

Bàn tay, bàn chân cầm nắm

Khỉ, vượn

   

 - Nhận xét: Trong sự phát triển của giới Động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động, di chuyển là sự phức tạp hóa từ chưa có chi đến chi phân hóa thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau, đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với những điều kiện sống khác nhau.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Nêu những đại diện có 3 hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyển hoặc chỉ có một hình thức di chuyển.

Hướng dẫn trả lời:

- Những đại diện có 3 hình thức di chuyển là: vịt trời (đi, chạy, bay), châu chấu (đi, nhảy, bay)...
- Những đại diện có 2 hình thức di chuyển là: vượn (đi, leo trèo), chim cánh cụt (bơi, đi)..
- Những đại diện có 1 hình thức di chuyển là: cá chép (bơi), giun đất (bò), dơi (bay),...

Câu 2: Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới Động vật. Cho ví dụ.

Hướng dẫn trả lời:

Trong quá trình tiến hóa, sự hoàn chỉnh các cơ quan di chuyển tạo điều kiện cho con vật có nhiều hình thức di chuyển (bồ câu, châu chấu) thích nghi với điều kiện sống của chúng. Ớ từng cơ quan vận động, các động tác cũng dần dần linh hoạt, đa dạng hơn thích nghi với điều kiện sống của loài (bàn tay khỉ thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo...).
 

Bài tập

  • Câu 1 (SGK trang 174)
  • Câu 2 (SGK trang 174)

Đáp án- Những đại diện có 3 hình thức di chuyển:Vịt trời (đi, nhảy, bay)Châu chấu ( đi, nhảy, bay)- Những đại diện có 2 hình thức di chuyển:Gà lôi (đi chạy, bay), Vượn (leo trèo, đi)- Những đại diện có 1 hình thức di chuyển:Hươu (đi chạy), Cá chép (bơi), Giun đất (bò), Dơi (bay), Kanguru (nhảy).

Câu trả lời này có hữu ích không?

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhóm sinh vật nào dưới đây bao gồm những động vật thuộc bộ Ăn thịt?

Câu 2:

Trình bày vai trò của thú đối với đời sống con người.

Câu 3:

Khi nói về vai trò của thú đối với đời sống con người, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

1. Cung cấp nguồn dược liệu quý (mật gấu,…)

2. Cung cấp nguồn thực phẩm (trâu, bò, lợn,….)

3. Cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ, làm sức kéo…..

4. Là đối tượng nghiên cứu khoa học.

Câu 4:

Động vật nào trong hình dưới đây là đại diện của bộ Gặm nhấm?

Câu 5:

Trong lịch sử phát triển của sinh giới, hệ tuần hoàn đã tiến hóa theo hướng nào sau đây?

Câu 6:

Vì sao đẻ con lại được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với đẻ trứng?

Câu 7:

Em hãy so sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn và tích vào ô trống sao cho phù hợp nhất.

Các động tác bay

Kiểu bay vỗ cánh (chim bồ câu)

Kiểu bay lượn (Chim hải âu)

Cánh đập liên tục.

   

Cánh đập chậm rãi và không liên tục

   

Cánh dang rộng mà không đập

   

Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió

   

Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh