Hướng dẫn rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Informational năm 2024

Khoang miệng của các bé thường có những cặn sữa bám trên lưỡi, làm tăng nguy cơ hình thành nhiều vi khuẩn, vi sinh vật. Vì thế, rơ lưỡi bằng cách sử dụng gạc thấm nước [hoặc nước muối sinh lý] làm sạch khoang miệng của con là biện pháp hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con.

Cụ thể hơn, rơ lưỡi cho trẻ đúng cách giúp tránh vi khuẩn phát triển làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của con, cũng như gây ra các bệnh về nướu. Đồng thời, vệ sinh lưỡi cũng giúp làm sạch lượng sữa dư thừa, từ đó giảm nguy cơ trẻ bị trắng lưỡi, tưa lưỡi. Trong đó, tưa lưỡi có thể là nguyên nhân khiến trẻ không cảm nhận được hương vị của sữa, dẫn đến trẻ biếng ăn, dẫn đến tình trạng chậm phát triển.

2. Rơ lưỡi cho bé ngày mấy lần tốt nhất?

Mẹ nên rơ lưỡi cho bé từ 2 - 3 lần/ngày. Thời điểm tốt nhất để mẹ vệ sinh lưỡi cho trẻ là vào buổi sáng, nhất là lúc sau ăn khoảng 2 tiếng. Mẹ nên tránh rơ lưỡi cho bé trước thời gian này vì trẻ dễ bị nôn khan do bụng vẫn còn rỗng. Đồng thời, cũng không nên làm sạch khoang miệng của trẻ ngay sau khi con vừa ăn no xong để tránh tình trạng nôn trớ.

3. Nên rơ lưỡi cho trẻ bằng gì thì sạch, an toàn?

Mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm để đảm bảo vệ sinh và an toàn.

Có nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong, rau ngót, trà xanh, lá hẹ không?

Nhiều mẹ chia sẻ cách rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót, mật ong, trà xanh hay dùng lá hẹ…Tuy nhiên, đây là những cách vệ sinh dân gian, chưa được kiểm chứng khoa học, vì vậy mẹ không nên thực hiện để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

4. Hướng dẫn cách rơ lưỡi đúng chuẩn

Sau đây là hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ theo từng bước cụ thể, mẹ cùng tham khảo:

  • Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho trẻ.
  • Bước 2: Sử dụng miếng vải hoặc gạc rơ lưỡi quấn quanh ngón tay. Sau đó, nhúng miếng gạc vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
  • Bước 3: Dùng tay tách miệng con ra. Sau đó, xoay ngón tay để vệ sinh bên trong má, lợi, răng và chà xát nhẹ nhàng lên mặt lưỡi của trẻ.

5. Những lưu ý khi rơ lưỡi cho bé

Sau đây là các lưu ý quan trọng mà mẹ cần biết khi rơ lưỡi cho trẻ:

  • Nên rơ lưỡi khoảng 1-2 phút, tránh rơ lâu có thể khiến lưỡi trẻ bị rát.
  • Không nên rơ sâu vào gốc lưỡi vì điều này sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ.
  • Trong lúc rơ lưỡi, trẻ có thể khó chịu, la khóc, mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, nhanh tay, đồng thời nên trò chuyện với trẻ để trẻ thoải mái hơn, quên đi cơn đau.
  • Nếu nhìn thấy mảng trắng bám trên lưỡi khó rơ, mẹ không nên tìm cách cạo ra vì điều này khiến lưỡi bị chảy máu, gây nhiễm trùng. Lúc này, mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ kiểm tra và điều trị cho trẻ. Thông thường, trường hợp này có thể là trẻ đang bị nấm lưỡi.
  • Không tự ý dùng thuốc rơ lưỡi cho trẻ mà cần có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.

Trên đây là những thông tin giúp mẹ biết thêm về cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, đúng cách. Bên cạnh giúp vệ sinh răng miệng, rơ lưỡi cũng giúp con cảm nhận hương vị tốt hơn, từ đó ăn cũng ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, nếu đã rơ lưỡi mà trẻ vẫn biếng ăn, chán ăn thì có thể do bụng con đang khó tiêu. Với hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt của trẻ, mẹ nên ưu tiên cho con chế độ dinh dưỡng dễ tiêu hóa giúp con êm bụng, từ đó ăn khỏe, hấp thu tốt và đi tiêu dễ dàng.

Lựa chọn sữa dễ tiêu hóa Friso Gold cho con, mẹ hoàn toàn yên tâm trẻ êm bụng, ngon giấc và hạn chế tình trạng nôn trớ với nguồn sữa mát từ giống bò thuần chủng Holstein Friesian. Đồng thời, với sữa Friso Gold, trẻ đi tiêu đều đặn với khuôn phân mềm, đẹp nhờ công thức sữa ứng dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần bảo toàn hơn 90% đạm mềm, dễ tiêu. Cùng với đó là vị sữa thanh nhạt, tự nhiên, và dễ hợp vị bé.

\>> Tìm hiểu thêm về Friso Gold để cho trẻ nền tảng tiêu hóa vững chắc, giúp con yêu khỏe mạnh từ bên trong.

Song song đó, sữa Friso Gold Pro cũng là một gợi ý mà ba mẹ không nên bỏ qua. Sữa Friso Gold Pro thế hệ mới không chỉ kế thừa những ưu điểm nổi bật của Friso Gold mà còn hỗ trợ tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên với hệ dưỡng chất BioPro+ thêm lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời, sữa được nhập khẩu 100% nguyên đai, nguyên kiện từ Hà Lan, mẹ có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc sữa với công nghệ Track Easy tích hợp dưới đáy sản phẩm.

Trẻ sơ sinh thường xuyên bú sữa trong những năm tháng đầu đời. Điều này dẫn đến việc sữa và vi khuẩn tích tụ trên lưỡi của bé và gây ra tình trạng trắng lưỡi hoặc tưa lưỡi. Do đó, việc rơ lưỡi cực kỳ quan trọng để giúp bé có một khoang miệng sạch sẽ và khỏe mạnh.

Việc rơ lưỡi cực kỳ quan trọng để giúp bé có một khoang miệng sạch sẽ và khỏe mạnh

Loại bỏ mảng bám và vi khuẩn

Khi bé bú sữa, dễ xuất hiện cặn sữa bám trên lưỡi, gây ra mùi hôi miệng và làm cho bé khó chịu. Nếu không làm sạch, cặn sữa có thể trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn và nấm, gây ra các vấn đề về lưỡi như tưa lưỡi, viêm lưỡi, tưa lưỡi.

Phòng ngừa viêm nhiễm

Sự phát triển của vi khuẩn và nấm trên lưỡi có thể gây ra các triệu chứng như đau rát, sưng nề, mủ, máu, hoặc loét trên lưỡi. Điều này ảnh hưởng đến việc bú và nuốt của bé, cũng như làm giảm sức đề kháng của bé.

Phát triển răng và nướu

Rơ lưỡi cho bé cũng có công dụng massage nướu và kích thích quá trình mọc răng của con. Ngoài ra, việc rơ lưỡi còn giúp loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn trên răng và nướu, phòng tránh các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, chảy máu nướu.

Phát triển cơ lưỡi và ngôn ngữ

Rơ lưỡi giúp tăng cường sự linh hoạt và cường độ của cơ lưỡi, hỗ trợ bé học cách phát âm và tập giao tiếp. Điều này cũng có lợi cho việc phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp của con sau này.

Tạo thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng

Rơ lưỡi cũng giúp bé quen dần với việc làm sạch răng miệng hàng ngày. Đồng thời hình thành thói quen tốt trong việc chăm cho sức khỏe răng miệng. Khi bé lớn hơn, con sẽ tự chăm sóc răng răng miệng của mình một cách hiệu quả và tốt nhất.

Chính vì vậy, việc rơ lưỡi cho bé không chỉ giúp duy trì vệ sinh cá nhân mà còn có lợi ích lâu dài đối với sức khỏe răng miệng và hệ tiêu hóa của trẻ.

2. Bé mấy tháng thì rơ lưỡi?

Mẹ nên rơ lưỡi từ khi bé mới sinh ra và duy trì trong suốt khoảng thời gian bé bú sữa

Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh thường phải đối mặt với tình trạng cặn sữa bám trên lưỡi do phải bú sữa trong thời gian dài. Do đó, việc rơ lưỡi có thể bắt đầu từ khi bé mới sinh ra và duy trì trong suốt khoảng thời gian bé bú sữa. Rơ lưỡi đều đặn là công việc rất quan trọng để bảo vệ răng miệng của trẻ khỏi sự tác động của các tác nhân gây hại.

3. Rơ lưỡi cho bé ngày mấy lần là tốt?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ răng miệng cho bé. Tuy nhiên, cần rơ lưỡi cho trẻ mấy lần một ngày phụ thuộc vào loại sữa trẻ đang dùng. Cụ thể như sau:

Đối với bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ

Trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ không cần thường xuyên rơ lưỡi. Trong quá trình bú mẹ, lưỡi của bé thường xuyên tiếp xúc và cọ xát với núm ti của mẹ nên sẽ tự động loại bỏ các cặn sữa ở dưới lưỡi. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh răng miệng, việc rơ lưỡi cho trẻ nên được thực hiện 2 – 3 ngày/ lần.

Đối với bé bú mẹ kết hợp với sữa ngoài

Trong trường hợp này, mẹ cần rơ lưỡi mỗi ngày 1 lần cho bé. Đồng thời, khi con bú bình xong, mẹ nên cho bé uống 1 – 2 thìa nước ấm để giúp làm sạch miệng.

Đối với bé dùng sữa công thức

Trong trường hợp này, việc rơ lưỡi cho trẻ cần thực hiện thường xuyên hơn. Do sữa bột có thể dễ dàng tạo ra cặn, gây tình trạng tưa lưỡi cho bé. Việc vệ sinh không sạch sẽ có thể khiến bé phải đối mặt với tình trạng viêm lưỡi, viêm họng; hoặc có thể gây ra cảm giác chán ăn khi dùng sữa.

Để thực hiện rơ lưỡi cho bé, mẹ nên chuẩn bị sẵn gạc rơ lưỡi, nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Sau đó mẹ thực hiện rơ lưỡi cho con theo các bước sau:

Gạc rơ lưỡi thảo dược Elemis

Bước 1: Cha mẹ rửa tay thật sạch trước khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh.

Bước 2: Lấy miếng gạc rơ lưỡi quấn xung quanh ngón trỏ hoặc ngón út, nhúng vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý để làm ướt gạc. Nếu mẹ sử dụng gạc đã được tẩm sẵn dung dịch thì không cần nhúng nước muối sinh lý nữa.

Bước 3: Để trẻ nằm trên cánh tay mẹ, đầu hơi ngẩng cao lên. Đặt nhẹ ngón tay quấn gạc lên môi dưới của bé để bé mở miệng.

Bước 4: Mẹ thực hiện rơ lưỡi cho bé theo thứ tự sau:

  • Rơ nướu: rơ theo chuyển động tròn kết hợp mát xa nhẹ nhàng 2 bên nướu để loại bỏ vi khuẩn.
  • Rơ xung quanh miệng: rơ 2 bên má, lợi và răng nhẹ nhàng.
  • Rơ lưỡi: thực hiện cuối cùng, vuốt 1 hướng theo chiều từ trong ra ngoài để loại bỏ các mảng bám và cặn sữa.

\>>> Xem thêm: Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học

5. Lưu ý quan trọng khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo rơ lưỡi an toàn và hiệu quả, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Buổi sáng được xem là thời điểm lý tưởng nhất để rơ lưỡi cho bé. Không rơ lưỡi ngay sau khi trẻ mới bú xong để tránh tình trạng trớ sữa. Khoảng 2 tiếng sau khi ăn sáng là thời gian thích hợp để rơ lưỡi cho bé.
  • Hạn chế rơ lưỡi quá nhiều lần trong ngày để tránh gây tổn thương và xước lưỡi. Điều này có thể ảnh hưởng đến vị giác của trẻ khi bú mẹ.
  • Chú ý vệ sinh lại khoang miệng của trẻ bằng nước sạch sau khi rơ lưỡi để đảm bảo vệ sinh.
  • Trong quá trình rơ lưỡi, nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu lạ nào, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho bé. Vì mật ong có chứa thành phần clostridium botulinum có thể gây nguy hiểm đến hệ thần kinh của trẻ.

Chủ Đề